giavui
05-03-2022, 11:15 PM
Bình luận: Hoa Kỳ đã vượt qua lằn ranh 'Đảm bảo phá huỷ lẫn nhau (MAD)' trong cuộc chiến ở Ukraine
https://img.ntdvn.net/2022/05/ntdvn_1-17.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/05/ntdvn_1-17.jpeg)
Thủ tướng Anh, Winston Churchill (1874-1965) tại bàn làm việc của ông trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ II ở London, Anh, tháng 3/1945, (Ảnh: Popperfoto / Getty Images)
Cách đây 70 năm, Ngài Winston Churchill đã có bài phát biểu “Bức màn sắt” nổi tiếng của mình trước một đám đông 40.000 người tại trường Cao đẳng Westminster ở thị trấn nhỏ Fulton Missouri, cảnh báo về sự bành trướng về phía Tây của nước Nga và sự cần thiết phải có một phản ứng thống nhất của phương Tây dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Harry Truman có lợi thế chiến lược về bom nguyên tử nhưng sau hai sự kiện ném bom tại Hiroshima và Nagasaki, ông không muốn sử dụng thêm một lần nào nữa. Chẳng bao lâu, Nga đã có được thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt của riêng mình. Kể từ đó, xung đột trực tiếp giữa các siêu cường trên thế giới trở nên không tưởng.
Đó là cho đến khi chính quyền ông Biden tự thuyết phục rằng, thông qua Ukraine, họ đã tìm ra cách thoát khỏi bế tắc của học thuyết Đảm bảo phá hủy lẫn nhau (MAD) trong cách tiếp cận với Nga.
https://www.youtube.com/watch?v=X2FM3_h33Tg
https://i.ytimg.com/vi/X2FM3_h33Tg/hqdefault.jpg (https://i.ytimg.com/vi/X2FM3_h33Tg/hqdefault.jpg)
Churchill's Iron Curtain Speech - 1946
Học thuyết Đảm bảo phá hủy lẫn nhau (MAD)
Đảm bảo phá hủy lẫn nhau (tiếng Anh: Mutual Assured Destruction, viết tắt MAD) là một học thuyết về chiến lược quân sự và chính sách an ninh quốc gia, trong đó việc sử dụng vũ khí hạt nhân trên quy mô lớn của hai hoặc nhiều bên đối lập sẽ khiến cả hai bên tấn công và bên phòng thủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Học thuyết này dựa trên lý thuyết răn đe, cho rằng việc đe dọa sử dụng vũ khí mạnh chống lại kẻ thù sẽ ngăn chặn việc kẻ thù sử dụng chính những vũ khí đó. Chiến lược là một dạng của cân bằng Nash trong đó, một khi được trang bị vũ khí, không bên nào có động cơ khơi mào xung đột hoặc giải giáp vũ khí.
Theo MAD, mỗi bên có đủ vũ khí hạt nhân để tiêu diệt bên kia. Một trong hai bên, nếu bị bên kia tấn công vì bất kỳ lý do gì, sẽ trả đũa bằng lực lượng tương đương hoặc lớn hơn. Kết quả mong đợi là sự leo thang ngay lập tức, không thể đảo ngược các mối thù địch với kết quả hai bên tham chiến lẫn nhau, có tính tổng thể và chắc chắn xảy ra sự hủy diệt. Học thuyết yêu cầu không bên nào xây dựng những nơi trú ẩn trên quy mô lớn. Nếu một bên xây dựng một hệ thống hầm trú ẩn tương tự, điều đó sẽ vi phạm học thuyết MAD và làm mất ổn định tình hình, bởi vì bên đó sẽ ít phải lo sợ về một cuộc tấn công thứ hai. Nguyên tắc tương tự cũng được sử dụng để chống lại tên lửa phòng thủ.
Học thuyết tiếp tục giả định rằng không bên nào dám thực hiện cuộc tấn công đầu tiên bởi vì bên kia sẽ phát động theo cảnh báo (còn gọi là thất bại) hoặc với lực lượng còn sống sót (cuộc tấn công thứ hai), dẫn đến tổn thất không thể chịu được cho cả hai bên. Thành quả của học thuyết MAD đã và vẫn được kỳ vọng là một nền hòa bình toàn cầu căng thẳng nhưng ổn định.
Quay trở lại câu chuyện.
Phát biểu trước báo giới tại Ba Lan ngày 25/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đưa ra một cam kết “động trời” đảm bảo Ukraine giành chiến thắng và: “muốn nhìn thấy nước Nga suy yếu đến mức không thể làm được những điều mà họ có thể thực hiện trong việc xâm lược Ukraine".
Ông nói thêm rằng Nga đã thiệt hại nhiều về năng lực quân sự và tổn thất không ít binh lính, và Hoa Kỳ muốn thấy họ không có khả năng tái tạo những thiệt hại đó một cách nhanh chóng.
Trong bài phát biểu có phần khiêu khích này, ông để cho Moscow rất rõ hai điều:
• Thứ nhất, ông chưa bao giờ đọc các tác phẩm của Lão Tử hay George Washington về vấn đề này, và đang đánh giá thấp đối thủ của mình một cách nguy hiểm.
• Thứ hai, Mỹ hướng tới mục tiêu vượt xa việc bảo vệ Ukraine, đó là nhằm làm suy yếu vị thế của nước Nga - một cường quốc trên thế giới.
Điều này sẽ tái khẳng định những lo ngại mà Tổng thống Nga Vladimir Putin từng bày tỏ trước người dân Nga ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến: "Đây là một mối đe dọa thực sự không chỉ đối với lợi ích của người dân, mà còn đối với sự tồn vong và chủ quyền của quốc gia - đây là lằn ranh đỏ và đã được đề cập rất nhiều lần. Nhưng họ đã vượt qua nó”.
Vì vậy, cũng đã có bài phát biểu kỷ niệm 36 năm thảm họa hạt nhân Chernobyl, do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cổ vũ khi ông kêu gọi “kiểm soát toàn cầu” năng lực hạt nhân của Điện Kremlin.
Ông biết điều đó chỉ có thể xảy ra nếu Nga bị chiếm đóng dưới một số hình thức, hoặc chỉ khi ông Putin bị thay thế bởi một nhà lãnh đạo toàn cầu thân phương Tây.
Niềm tin của phương Tây về một thất bại của Nga đã tăng lên rõ rệt sau khi các lực lượng của Moscow được cho là rút lui khỏi khu vực Kyiv vào tháng trước. Nhưng điều này được cho là nằm trong tính toán của ông Putin vì một mục đích: thôn tính toàn bộ Ukraine và thậm chí cả các nước láng giềng.
Thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Wannabe Gruzia là quốc gia trước đó hứng chịu cơn thịnh nộ của ông Putin. Sự việc liên quan đến một cuộc chiếm đóng kéo dài 5 ngày vào năm 2008, theo sau đó là một lệnh ngừng bắn. Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đã được khôi phục, ngoài việc mất đi hai quốc gia ly khai, Nam Ossetia và Abkhazia, và quốc gia này buộc phải từ bỏ nguyện vọng trở thành thành viên NATO. Tuy nhiên, vào năm 2014 quốc gia này đã có thể ký một thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu (EU).
Yêu sách mà Tổng thống Putin đặt ra ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến ở Ukraine cũng có điểm chung: đó là Ukraine nên nằm ngoài NATO và không trang bị vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, nước này nên công nhận yêu sách lịch sử của Nga đối với Crimea, mặc dù ông đã nâng cao quan điểm bao gồm cả khu vực Donbas.
Sự khác biệt giữa quy mô và độ dài của hai cuộc xung đột là, các nước NATO không can thiệp quân sự vào Gruzia. Về điều này, họ đã nhận phải không ít lời chỉ trích, và các câu hỏi đã được đặt ra là, liệu việc sáp nhập Crimea sau này và bây giờ là chiến tranh ở Ukraine có xảy ra nếu phương Tây can dự vào sự kiện hồi tháng 8/2008 hay không.
Chắc chắn, quy mô của cái chết và sự hủy diệt sẽ cao hơn nhiều so với con số không đáng kể là 850 người đã thiệt mạng trong cuộc xâm lăng kéo dài 5 ngày. Nga cũng đã dừng quá trình tiến công của mình vào thời điểm đó, trước khi đến được thủ đô Tbilisi của Gruzia. Đó là một thất bại hay một quyết định mang tính chiến thuật?
Lần này, chính phủ Ukraine cảm thấy rằng người dân của họ đang phải đối mặt với bao nhiêu cái chết và đau khổ, đó là một sự hy sinh cần thiết. Ngoại trưởng Dmytro Kuleba nói với đài MSNBC: “Chúng tôi sẽ phải trả giá cho sự an toàn của thế giới. Nhưng chúng tôi sẵn sàng, vì đó cũng là cái giá phải trả cho sự độc lập của chính chúng tôi”.
Lập luận biểu thị lòng dũng cảm, nhưng rốt cuộc ông ta vẫn sống.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby đã nêu ra các mục tiêu của Hoa Kỳ với đài CNN: “Chúng tôi muốn Nga không thể đe dọa các nước láng giềng của họ một lần nữa trong tương lai. Đó là những gì chúng ta đang nói đến ở đây”.
Lời thoại của ông gần như được mượn từ lập luận của ông Putin, người đã nói với người dân Nga rằng ông muốn Ukraine không thể đe dọa nước láng giềng Nga. Lập luận này diễn ra sau thông báo của ông Zelenskyy tại Hội nghị An ninh Munich trước Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, rằng Ukraine sẽ gia nhập NATO, suy ra rằng ông sẽ đặt các năng lực hạt nhân của họ lên trên đất Ukraine để nhằm vào Nga. Đối với Moscow, điều này ngay lập tức trở thành 'cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đảo chiều'.
Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev tuyên bố: “Nhu cầu phi quân sự hóa là do Ukraine, đã bão hòa với vũ khí, gây ra mối đe dọa đối với Nga, bao gồm cả từ quan điểm phát triển và sử dụng hạt nhân, hóa học và vũ khí sinh học".
Phương Tây phủ nhận những cáo buộc này và ông Austin bác bỏ chúng là "vô ích". Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt của Saddam Hussein vào năm 2003 cũng với lý do tương tự.
Lần này cũng không đưa ra bất kỳ bằng chứng thực tế nào, các chính phủ phương Tây hiện đưa ra các chính sách dựa trên giả định rằng, ông Putin có ý định thúc đẩy phương Tây xa hơn sau sự kiện Ukraine.
“Nếu ông Putin thành công, sẽ còn vô số những khốn khổ nữa trên khắp châu Âu và những hậu quả khủng khiếp trên quy mô toàn cầu”. Ngoại trưởng Anh Liz Truss đã cảnh báo trong một bài phát biểu gây tranh cãi ở London vào tuần trước.
Bà nói thêm: “Chúng ta sẽ còn tiếp tục tiến xa và nhanh hơn nữa để đẩy Nga ra khỏi lãnh thổ Ukraine. Đương nhiên sẽ bao gồm Crimea và Donbas".
Bà Truss ngụ ý về mối quan hệ giữa Anh và Nga bằng cách nói thêm, “Cuộc chiến ở Ukraine là cuộc chiến của chúng ta - cuộc chiến của mọi người. … Bởi vì chiến thắng của Ukraine là mệnh lệnh chiến lược đối với tất cả chúng ta".
Cuộc nói chuyện của bà ấy còn tiến xa hơn nữa.
“Vũ khí hạng nặng, xe tăng, máy bay... cần tăng cường sản xuất. Chúng ta cần làm tất cả những điều này. Chúng ta không thể tự mãn. Số phận của Ukraine hiện vẫn nằm ở thế cân bằng”.
Có thể bà Pelosi muốn được coi là 'Người Sắt II', điều mà ngay cả đến Quý bà Margaret Thatcher cũng chưa bao giờ mường tượng đến - một cuộc đối đầu trực tiếp với nước Nga Xô Viết. Thật vậy, cuộc đối thoại của bà Margaret Thatcher với ông Mikhail Gorbachev là một bước quan trọng trong việc kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Phát biểu gần như cùng lúc tại St.Petersburg, ông Putin đáp trả bằng lập luận đe dọa rằng bất kỳ quốc gia nào can thiệp vào Ukraine đều sẽ bị đáp trả bằng một phản ứng "chớp nhoáng".
“Chúng tôi có tất cả các công cụ (vũ khí) để làm điều đó. Những công cụ mà không ai ngoại trừ chúng tôi có thể đem ra để khoe khoang, nhưng chúng tôi sẽ không làm như vậy. Chúng tôi sẽ sử dụng chúng nếu có nhu cầu” - Tổng thống Putin nói thêm, song không chỉ rõ “công cụ” nào có thể được triển khai.
Một ngày sau, ngày 28/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với các phóng viên tại Moscow: “Ở phương Tây, họ đang công khai kêu gọi Kyiv tấn công Nga, kể cả việc sử dụng vũ khí nhận được từ các nước NATO. Tôi khuyên quý vị không nên thử thách sự kiên nhẫn của chúng tôi thêm nữa".
https://www.youtube.com/watch?v=DZBqqzxXQg4
https://i.ytimg.com/vi/DZBqqzxXQg4/hqdefault.jpg (https://i.ytimg.com/vi/DZBqqzxXQg4/hqdefault.jpg)
05/03/1946: Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt
Vào ngày 05/03/1946, trong một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã lên án chính sách của Liên Xô tại Châu Âu và tuyên bố: “Từ Stettin ở Baltic tới Trieste ở Adriatic, một bức màn sắt đã buông xuống trên khắp lục địa.” Bài phát biểu của ông Churchill được coi là một trong những “phát súng” mở đầu Chiến tranh Lạnh.
Thật đáng để đọc phần còn lại của bài phát biểu Bức màn sắt của ông Churchill, bởi vì ông đã để ngỏ cánh cửa cho một kết quả tốt hơn với nước Nga, vào thời điểm đó đang được cai trị bởi Joseph Stalin.
Đầu tiên, ông ấy khiến cho khán giả của mình ở Fulton nhận thức được trách nhiệm mà đất nước của họ hiện đang phải đối mặt.
“Đó là một thời khắc trang trọng đối với nền dân chủ Hoa Kỳ. Vị thế quyền lực tối cao đồng nghĩa với trách nhiệm truyền cảm hứng đối với tương lai".
Sau đó, ông khuyến khích họ xem xét thế giới theo quan điểm của kẻ thù.
"Chúng tôi hiểu nhu cầu của Nga phải được an toàn trên biên giới phía tây của mình bằng cách loại bỏ tất cả khả năng xâm lược của Đức. Chúng tôi chào đón Nga đến vị trí xứng đáng của mình trong số các quốc gia hàng đầu thế giới. Chúng tôi hoan nghênh lá cờ của họ trên biển. Trên tất cả, chúng tôi hoan nghênh sự liên lạc liên tục, thường xuyên và ngày càng tăng giữa người Nga và người dân của chúng tôi ở cả hai phía Đại Tây Dương".
"Từ những gì tôi đã thấy của bạn bè và đồng minh Nga trong cuộc chiến, tôi tin rằng không có gì họ ngưỡng mộ nhiều như sức mạnh, và không có gì mà họ ít tôn trọng hơn sự yếu đuối, đặc biệt là sự yếu đuối của quân đội. Vì lý do đó, học thuyết cũ của sự cân bằng quyền lực là không rõ ràng".
"Nếu các nền dân chủ phương Tây đứng cạnh nhau, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, ảnh hưởng của họ để tăng cường những nguyên tắc đó sẽ là bao la và không ai có thể quấy rối họ. Tuy nhiên, nếu họ bị chia rẽ hoặc chùn bước trong nhiệm vụ của họ và nếu những năm quan trọng này được phép trượt đi thì thực sự thảm họa có thể áp đảo tất cả chúng ta".
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi người tiền nhiệm của mình và đã từng là tác giả của một cuốn tiểu sử về ông, nhưng có lẽ ông chưa đọc đầy đủ bài phát biểu cụ thể này của cựu Thủ tướng Churchill.
Đến nay, các nhà lãnh đạo phương Tây liệu có 'đi đúng hướng' hay đang đùa với lửa, và họ có thực sự muốn bùng nổ một Thế chiến thứ III hay không?
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Tác giả Andrew Davies là nhà sản xuất và biên kịch video tại Vương quốc Anh. Video đoạt giải thưởng của ông về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên đã giúp tổ chức từ thiện của trẻ em Barnardos thay đổi luật pháp Vương quốc Anh, trong khi phim tài liệu “Batons, Bows and Bruises: A History of the Royal Philharmonic Orchestra” của ông đã phát hành trong sáu năm trên Sky Arts Channel.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times
Nguồn tham khảo:
The Sinews of Peace ('Iron Curtain Speech) (https://winstonchurchill.org/resources/speeches/1946-1963-elder-statesman/the-sinews-of-peace/)
----------
https://img.ntdvn.net/2022/05/ntdvn_1-17.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/05/ntdvn_1-17.jpeg)
Thủ tướng Anh, Winston Churchill (1874-1965) tại bàn làm việc của ông trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ II ở London, Anh, tháng 3/1945, (Ảnh: Popperfoto / Getty Images)
Cách đây 70 năm, Ngài Winston Churchill đã có bài phát biểu “Bức màn sắt” nổi tiếng của mình trước một đám đông 40.000 người tại trường Cao đẳng Westminster ở thị trấn nhỏ Fulton Missouri, cảnh báo về sự bành trướng về phía Tây của nước Nga và sự cần thiết phải có một phản ứng thống nhất của phương Tây dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Harry Truman có lợi thế chiến lược về bom nguyên tử nhưng sau hai sự kiện ném bom tại Hiroshima và Nagasaki, ông không muốn sử dụng thêm một lần nào nữa. Chẳng bao lâu, Nga đã có được thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt của riêng mình. Kể từ đó, xung đột trực tiếp giữa các siêu cường trên thế giới trở nên không tưởng.
Đó là cho đến khi chính quyền ông Biden tự thuyết phục rằng, thông qua Ukraine, họ đã tìm ra cách thoát khỏi bế tắc của học thuyết Đảm bảo phá hủy lẫn nhau (MAD) trong cách tiếp cận với Nga.
https://www.youtube.com/watch?v=X2FM3_h33Tg
https://i.ytimg.com/vi/X2FM3_h33Tg/hqdefault.jpg (https://i.ytimg.com/vi/X2FM3_h33Tg/hqdefault.jpg)
Churchill's Iron Curtain Speech - 1946
Học thuyết Đảm bảo phá hủy lẫn nhau (MAD)
Đảm bảo phá hủy lẫn nhau (tiếng Anh: Mutual Assured Destruction, viết tắt MAD) là một học thuyết về chiến lược quân sự và chính sách an ninh quốc gia, trong đó việc sử dụng vũ khí hạt nhân trên quy mô lớn của hai hoặc nhiều bên đối lập sẽ khiến cả hai bên tấn công và bên phòng thủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Học thuyết này dựa trên lý thuyết răn đe, cho rằng việc đe dọa sử dụng vũ khí mạnh chống lại kẻ thù sẽ ngăn chặn việc kẻ thù sử dụng chính những vũ khí đó. Chiến lược là một dạng của cân bằng Nash trong đó, một khi được trang bị vũ khí, không bên nào có động cơ khơi mào xung đột hoặc giải giáp vũ khí.
Theo MAD, mỗi bên có đủ vũ khí hạt nhân để tiêu diệt bên kia. Một trong hai bên, nếu bị bên kia tấn công vì bất kỳ lý do gì, sẽ trả đũa bằng lực lượng tương đương hoặc lớn hơn. Kết quả mong đợi là sự leo thang ngay lập tức, không thể đảo ngược các mối thù địch với kết quả hai bên tham chiến lẫn nhau, có tính tổng thể và chắc chắn xảy ra sự hủy diệt. Học thuyết yêu cầu không bên nào xây dựng những nơi trú ẩn trên quy mô lớn. Nếu một bên xây dựng một hệ thống hầm trú ẩn tương tự, điều đó sẽ vi phạm học thuyết MAD và làm mất ổn định tình hình, bởi vì bên đó sẽ ít phải lo sợ về một cuộc tấn công thứ hai. Nguyên tắc tương tự cũng được sử dụng để chống lại tên lửa phòng thủ.
Học thuyết tiếp tục giả định rằng không bên nào dám thực hiện cuộc tấn công đầu tiên bởi vì bên kia sẽ phát động theo cảnh báo (còn gọi là thất bại) hoặc với lực lượng còn sống sót (cuộc tấn công thứ hai), dẫn đến tổn thất không thể chịu được cho cả hai bên. Thành quả của học thuyết MAD đã và vẫn được kỳ vọng là một nền hòa bình toàn cầu căng thẳng nhưng ổn định.
Quay trở lại câu chuyện.
Phát biểu trước báo giới tại Ba Lan ngày 25/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đưa ra một cam kết “động trời” đảm bảo Ukraine giành chiến thắng và: “muốn nhìn thấy nước Nga suy yếu đến mức không thể làm được những điều mà họ có thể thực hiện trong việc xâm lược Ukraine".
Ông nói thêm rằng Nga đã thiệt hại nhiều về năng lực quân sự và tổn thất không ít binh lính, và Hoa Kỳ muốn thấy họ không có khả năng tái tạo những thiệt hại đó một cách nhanh chóng.
Trong bài phát biểu có phần khiêu khích này, ông để cho Moscow rất rõ hai điều:
• Thứ nhất, ông chưa bao giờ đọc các tác phẩm của Lão Tử hay George Washington về vấn đề này, và đang đánh giá thấp đối thủ của mình một cách nguy hiểm.
• Thứ hai, Mỹ hướng tới mục tiêu vượt xa việc bảo vệ Ukraine, đó là nhằm làm suy yếu vị thế của nước Nga - một cường quốc trên thế giới.
Điều này sẽ tái khẳng định những lo ngại mà Tổng thống Nga Vladimir Putin từng bày tỏ trước người dân Nga ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến: "Đây là một mối đe dọa thực sự không chỉ đối với lợi ích của người dân, mà còn đối với sự tồn vong và chủ quyền của quốc gia - đây là lằn ranh đỏ và đã được đề cập rất nhiều lần. Nhưng họ đã vượt qua nó”.
Vì vậy, cũng đã có bài phát biểu kỷ niệm 36 năm thảm họa hạt nhân Chernobyl, do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cổ vũ khi ông kêu gọi “kiểm soát toàn cầu” năng lực hạt nhân của Điện Kremlin.
Ông biết điều đó chỉ có thể xảy ra nếu Nga bị chiếm đóng dưới một số hình thức, hoặc chỉ khi ông Putin bị thay thế bởi một nhà lãnh đạo toàn cầu thân phương Tây.
Niềm tin của phương Tây về một thất bại của Nga đã tăng lên rõ rệt sau khi các lực lượng của Moscow được cho là rút lui khỏi khu vực Kyiv vào tháng trước. Nhưng điều này được cho là nằm trong tính toán của ông Putin vì một mục đích: thôn tính toàn bộ Ukraine và thậm chí cả các nước láng giềng.
Thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Wannabe Gruzia là quốc gia trước đó hứng chịu cơn thịnh nộ của ông Putin. Sự việc liên quan đến một cuộc chiếm đóng kéo dài 5 ngày vào năm 2008, theo sau đó là một lệnh ngừng bắn. Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đã được khôi phục, ngoài việc mất đi hai quốc gia ly khai, Nam Ossetia và Abkhazia, và quốc gia này buộc phải từ bỏ nguyện vọng trở thành thành viên NATO. Tuy nhiên, vào năm 2014 quốc gia này đã có thể ký một thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu (EU).
Yêu sách mà Tổng thống Putin đặt ra ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến ở Ukraine cũng có điểm chung: đó là Ukraine nên nằm ngoài NATO và không trang bị vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, nước này nên công nhận yêu sách lịch sử của Nga đối với Crimea, mặc dù ông đã nâng cao quan điểm bao gồm cả khu vực Donbas.
Sự khác biệt giữa quy mô và độ dài của hai cuộc xung đột là, các nước NATO không can thiệp quân sự vào Gruzia. Về điều này, họ đã nhận phải không ít lời chỉ trích, và các câu hỏi đã được đặt ra là, liệu việc sáp nhập Crimea sau này và bây giờ là chiến tranh ở Ukraine có xảy ra nếu phương Tây can dự vào sự kiện hồi tháng 8/2008 hay không.
Chắc chắn, quy mô của cái chết và sự hủy diệt sẽ cao hơn nhiều so với con số không đáng kể là 850 người đã thiệt mạng trong cuộc xâm lăng kéo dài 5 ngày. Nga cũng đã dừng quá trình tiến công của mình vào thời điểm đó, trước khi đến được thủ đô Tbilisi của Gruzia. Đó là một thất bại hay một quyết định mang tính chiến thuật?
Lần này, chính phủ Ukraine cảm thấy rằng người dân của họ đang phải đối mặt với bao nhiêu cái chết và đau khổ, đó là một sự hy sinh cần thiết. Ngoại trưởng Dmytro Kuleba nói với đài MSNBC: “Chúng tôi sẽ phải trả giá cho sự an toàn của thế giới. Nhưng chúng tôi sẵn sàng, vì đó cũng là cái giá phải trả cho sự độc lập của chính chúng tôi”.
Lập luận biểu thị lòng dũng cảm, nhưng rốt cuộc ông ta vẫn sống.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby đã nêu ra các mục tiêu của Hoa Kỳ với đài CNN: “Chúng tôi muốn Nga không thể đe dọa các nước láng giềng của họ một lần nữa trong tương lai. Đó là những gì chúng ta đang nói đến ở đây”.
Lời thoại của ông gần như được mượn từ lập luận của ông Putin, người đã nói với người dân Nga rằng ông muốn Ukraine không thể đe dọa nước láng giềng Nga. Lập luận này diễn ra sau thông báo của ông Zelenskyy tại Hội nghị An ninh Munich trước Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, rằng Ukraine sẽ gia nhập NATO, suy ra rằng ông sẽ đặt các năng lực hạt nhân của họ lên trên đất Ukraine để nhằm vào Nga. Đối với Moscow, điều này ngay lập tức trở thành 'cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đảo chiều'.
Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev tuyên bố: “Nhu cầu phi quân sự hóa là do Ukraine, đã bão hòa với vũ khí, gây ra mối đe dọa đối với Nga, bao gồm cả từ quan điểm phát triển và sử dụng hạt nhân, hóa học và vũ khí sinh học".
Phương Tây phủ nhận những cáo buộc này và ông Austin bác bỏ chúng là "vô ích". Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt của Saddam Hussein vào năm 2003 cũng với lý do tương tự.
Lần này cũng không đưa ra bất kỳ bằng chứng thực tế nào, các chính phủ phương Tây hiện đưa ra các chính sách dựa trên giả định rằng, ông Putin có ý định thúc đẩy phương Tây xa hơn sau sự kiện Ukraine.
“Nếu ông Putin thành công, sẽ còn vô số những khốn khổ nữa trên khắp châu Âu và những hậu quả khủng khiếp trên quy mô toàn cầu”. Ngoại trưởng Anh Liz Truss đã cảnh báo trong một bài phát biểu gây tranh cãi ở London vào tuần trước.
Bà nói thêm: “Chúng ta sẽ còn tiếp tục tiến xa và nhanh hơn nữa để đẩy Nga ra khỏi lãnh thổ Ukraine. Đương nhiên sẽ bao gồm Crimea và Donbas".
Bà Truss ngụ ý về mối quan hệ giữa Anh và Nga bằng cách nói thêm, “Cuộc chiến ở Ukraine là cuộc chiến của chúng ta - cuộc chiến của mọi người. … Bởi vì chiến thắng của Ukraine là mệnh lệnh chiến lược đối với tất cả chúng ta".
Cuộc nói chuyện của bà ấy còn tiến xa hơn nữa.
“Vũ khí hạng nặng, xe tăng, máy bay... cần tăng cường sản xuất. Chúng ta cần làm tất cả những điều này. Chúng ta không thể tự mãn. Số phận của Ukraine hiện vẫn nằm ở thế cân bằng”.
Có thể bà Pelosi muốn được coi là 'Người Sắt II', điều mà ngay cả đến Quý bà Margaret Thatcher cũng chưa bao giờ mường tượng đến - một cuộc đối đầu trực tiếp với nước Nga Xô Viết. Thật vậy, cuộc đối thoại của bà Margaret Thatcher với ông Mikhail Gorbachev là một bước quan trọng trong việc kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Phát biểu gần như cùng lúc tại St.Petersburg, ông Putin đáp trả bằng lập luận đe dọa rằng bất kỳ quốc gia nào can thiệp vào Ukraine đều sẽ bị đáp trả bằng một phản ứng "chớp nhoáng".
“Chúng tôi có tất cả các công cụ (vũ khí) để làm điều đó. Những công cụ mà không ai ngoại trừ chúng tôi có thể đem ra để khoe khoang, nhưng chúng tôi sẽ không làm như vậy. Chúng tôi sẽ sử dụng chúng nếu có nhu cầu” - Tổng thống Putin nói thêm, song không chỉ rõ “công cụ” nào có thể được triển khai.
Một ngày sau, ngày 28/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với các phóng viên tại Moscow: “Ở phương Tây, họ đang công khai kêu gọi Kyiv tấn công Nga, kể cả việc sử dụng vũ khí nhận được từ các nước NATO. Tôi khuyên quý vị không nên thử thách sự kiên nhẫn của chúng tôi thêm nữa".
https://www.youtube.com/watch?v=DZBqqzxXQg4
https://i.ytimg.com/vi/DZBqqzxXQg4/hqdefault.jpg (https://i.ytimg.com/vi/DZBqqzxXQg4/hqdefault.jpg)
05/03/1946: Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt
Vào ngày 05/03/1946, trong một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã lên án chính sách của Liên Xô tại Châu Âu và tuyên bố: “Từ Stettin ở Baltic tới Trieste ở Adriatic, một bức màn sắt đã buông xuống trên khắp lục địa.” Bài phát biểu của ông Churchill được coi là một trong những “phát súng” mở đầu Chiến tranh Lạnh.
Thật đáng để đọc phần còn lại của bài phát biểu Bức màn sắt của ông Churchill, bởi vì ông đã để ngỏ cánh cửa cho một kết quả tốt hơn với nước Nga, vào thời điểm đó đang được cai trị bởi Joseph Stalin.
Đầu tiên, ông ấy khiến cho khán giả của mình ở Fulton nhận thức được trách nhiệm mà đất nước của họ hiện đang phải đối mặt.
“Đó là một thời khắc trang trọng đối với nền dân chủ Hoa Kỳ. Vị thế quyền lực tối cao đồng nghĩa với trách nhiệm truyền cảm hứng đối với tương lai".
Sau đó, ông khuyến khích họ xem xét thế giới theo quan điểm của kẻ thù.
"Chúng tôi hiểu nhu cầu của Nga phải được an toàn trên biên giới phía tây của mình bằng cách loại bỏ tất cả khả năng xâm lược của Đức. Chúng tôi chào đón Nga đến vị trí xứng đáng của mình trong số các quốc gia hàng đầu thế giới. Chúng tôi hoan nghênh lá cờ của họ trên biển. Trên tất cả, chúng tôi hoan nghênh sự liên lạc liên tục, thường xuyên và ngày càng tăng giữa người Nga và người dân của chúng tôi ở cả hai phía Đại Tây Dương".
"Từ những gì tôi đã thấy của bạn bè và đồng minh Nga trong cuộc chiến, tôi tin rằng không có gì họ ngưỡng mộ nhiều như sức mạnh, và không có gì mà họ ít tôn trọng hơn sự yếu đuối, đặc biệt là sự yếu đuối của quân đội. Vì lý do đó, học thuyết cũ của sự cân bằng quyền lực là không rõ ràng".
"Nếu các nền dân chủ phương Tây đứng cạnh nhau, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, ảnh hưởng của họ để tăng cường những nguyên tắc đó sẽ là bao la và không ai có thể quấy rối họ. Tuy nhiên, nếu họ bị chia rẽ hoặc chùn bước trong nhiệm vụ của họ và nếu những năm quan trọng này được phép trượt đi thì thực sự thảm họa có thể áp đảo tất cả chúng ta".
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi người tiền nhiệm của mình và đã từng là tác giả của một cuốn tiểu sử về ông, nhưng có lẽ ông chưa đọc đầy đủ bài phát biểu cụ thể này của cựu Thủ tướng Churchill.
Đến nay, các nhà lãnh đạo phương Tây liệu có 'đi đúng hướng' hay đang đùa với lửa, và họ có thực sự muốn bùng nổ một Thế chiến thứ III hay không?
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Tác giả Andrew Davies là nhà sản xuất và biên kịch video tại Vương quốc Anh. Video đoạt giải thưởng của ông về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên đã giúp tổ chức từ thiện của trẻ em Barnardos thay đổi luật pháp Vương quốc Anh, trong khi phim tài liệu “Batons, Bows and Bruises: A History of the Royal Philharmonic Orchestra” của ông đã phát hành trong sáu năm trên Sky Arts Channel.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times
Nguồn tham khảo:
The Sinews of Peace ('Iron Curtain Speech) (https://winstonchurchill.org/resources/speeches/1946-1963-elder-statesman/the-sinews-of-peace/)
----------