giahamdzui
05-02-2022, 11:21 PM
Nga sẽ rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế do các lệnh trừng phạt
Theo người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, Moscow sẽ rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) do các lệnh trừng phạt áp đặt lên nước này liên quan tới cuộc xung đột diễn ra tại Ukraine.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/04/Amazon-ky-loat-thoa-thuan-lon-nham-trien-khai-dich-vu-Internet-ve-tinh-1.jpg
(Ảnh minh họa: aappp/Shutterstock)
“Quyết định đã được thực hiện rồi, chúng tôi không có nghĩa vụ phải nói về điều này một cách công khai”, các hãng tin TASS và RIA Novosti dẫn lời ông Dmitry Rogozin, người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos.
“Tôi chỉ có thể nói điều này. Theo nghĩa vụ, chúng tôi sẽ thông báo trước 1 năm cho các đối tác của mình về việc kết thúc hoạt động trên ISS”, ông cho biết thêm.
Trước đó, vào hồi đầu tháng 4, ông Rogozin từng tuyên bố rằng Nga sẽ chấm dứt sứ mệnh trên ISS trừ khi Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Canada gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp liên quan đến ngành công nghiệp vũ trụ của nước này.
Ông cho rằng việc khôi phục quan hệ bình thường với các đối tác trên ISS chỉ được thực hiện khi phương Tây hoàn toàn gỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Được biết, ISS là một trong những dự án hợp tác hiếm hoi giữa Nga với Mỹ và các đồng minh dù cho mối quan hệ giữa các bên ngày càng xấu đi. Dẫu vậy, biểu tượng khám phá không gian chung này gần như sắp sụp đổ sau khi Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine hồi tháng 2.
Trước đó, 3 phi hành gia người Mỹ và một người Ý đã tới ISS, tham gia cùng với 3 người Mỹ, 3 người Nga và một người Đức đã ở trạm này từ trước đó.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) có kế hoạch vận hành trạm vũ trụ đến năm 2030, theo đó, cơ quan này sẽ tiếp tục sử dụng tàu vũ trụ Soyuz của Nga để vận chuyển các phi hành gia đến và đi từ ISS kể từ năm 2011.
Nếu Nga từ chối tham gia vào ISS, đối tác còn lại có thể giữ cho trạm vũ trụ vận hành ổn định, nhưng điều đó có thể mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.
Hôm 24/4 vừa qua, nhóm phi hành gia tư nhân đầu tiên lên ISS đã rời vũ trụ để trở về Trái Đất trên tàu Crew Dragon của hãng SpaceX (do tỷ phú Elon Musk sáng lập), qua đó kết thúc chuyến du hành kéo dài khoảng 2 tuần. Đây được xem là cột mốc quan trọng đối với hoạt động du hành vũ trụ thương mại khi cả 4 thành viên của phi hành đoàn lần này đều là dân thường, làm việc tại công ty hàng không vũ trụ thương mại có tên Axiom Space. Giá vé cho chuyến du hành này là 55 triệu USD/người.
Phan Anh
Theo người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, Moscow sẽ rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) do các lệnh trừng phạt áp đặt lên nước này liên quan tới cuộc xung đột diễn ra tại Ukraine.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/04/Amazon-ky-loat-thoa-thuan-lon-nham-trien-khai-dich-vu-Internet-ve-tinh-1.jpg
(Ảnh minh họa: aappp/Shutterstock)
“Quyết định đã được thực hiện rồi, chúng tôi không có nghĩa vụ phải nói về điều này một cách công khai”, các hãng tin TASS và RIA Novosti dẫn lời ông Dmitry Rogozin, người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos.
“Tôi chỉ có thể nói điều này. Theo nghĩa vụ, chúng tôi sẽ thông báo trước 1 năm cho các đối tác của mình về việc kết thúc hoạt động trên ISS”, ông cho biết thêm.
Trước đó, vào hồi đầu tháng 4, ông Rogozin từng tuyên bố rằng Nga sẽ chấm dứt sứ mệnh trên ISS trừ khi Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Canada gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp liên quan đến ngành công nghiệp vũ trụ của nước này.
Ông cho rằng việc khôi phục quan hệ bình thường với các đối tác trên ISS chỉ được thực hiện khi phương Tây hoàn toàn gỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Được biết, ISS là một trong những dự án hợp tác hiếm hoi giữa Nga với Mỹ và các đồng minh dù cho mối quan hệ giữa các bên ngày càng xấu đi. Dẫu vậy, biểu tượng khám phá không gian chung này gần như sắp sụp đổ sau khi Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine hồi tháng 2.
Trước đó, 3 phi hành gia người Mỹ và một người Ý đã tới ISS, tham gia cùng với 3 người Mỹ, 3 người Nga và một người Đức đã ở trạm này từ trước đó.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) có kế hoạch vận hành trạm vũ trụ đến năm 2030, theo đó, cơ quan này sẽ tiếp tục sử dụng tàu vũ trụ Soyuz của Nga để vận chuyển các phi hành gia đến và đi từ ISS kể từ năm 2011.
Nếu Nga từ chối tham gia vào ISS, đối tác còn lại có thể giữ cho trạm vũ trụ vận hành ổn định, nhưng điều đó có thể mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.
Hôm 24/4 vừa qua, nhóm phi hành gia tư nhân đầu tiên lên ISS đã rời vũ trụ để trở về Trái Đất trên tàu Crew Dragon của hãng SpaceX (do tỷ phú Elon Musk sáng lập), qua đó kết thúc chuyến du hành kéo dài khoảng 2 tuần. Đây được xem là cột mốc quan trọng đối với hoạt động du hành vũ trụ thương mại khi cả 4 thành viên của phi hành đoàn lần này đều là dân thường, làm việc tại công ty hàng không vũ trụ thương mại có tên Axiom Space. Giá vé cho chuyến du hành này là 55 triệu USD/người.
Phan Anh