duyanh
04-30-2022, 01:25 PM
Ông Putin chấp nhận lời mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
https://img.ntdvn.net/2022/02/ntdvn_biden-putin.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (bên trái), bắt tay Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp ở Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 16/6/2021. (Ảnh: Mikhail Metzel / Getty Images)
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham dự sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng 11, theo thông báo của Tổng thống Indonesia hôm thứ Sáu (29/4). Trước động thái này, các quan chức Nhà Trắng công khai bày tỏ sự dè dặt.
Năm nay Indonesia là Chủ tịch luân phiên G20. Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Bali vào tháng 11 tới.
“Tối qua lúc 7 giờ, tôi đã nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin”, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu. “Tổng thống Putin bày tỏ lòng biết ơn về lời mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và ông ấy cho biết sẽ tham dự”.
Chính phủ Nga chưa công khai phản hồi về tuyên bố của ông Widodo. Nga là thành viên của Hội nghị Thượng đỉnh G20, khối hợp nhất các nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Các thành viên G20 bao gồm Argentina, Australia, Brazil, Anh, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Tây Ban Nha hiện tham gia với tư cách khách mời.
“Tôi đã mời Tổng thống [Ukraine] [Volodymyr] Zelenskyy tham dự hội nghị thượng đỉnh G20", Tổng thống Indonesia cũng cho biết trong một tuyên bố. Ông Widodo nói rằng ông đã nói chuyện với cả hai vị Tổng thống Zelenskyy và Putin trong tuần này bằng các cuộc điện thoại riêng biệt, nói rằng ông nói với Tổng thống Nga cần phải ngay lập tức chấm dứt cuộc xâm lược kéo dài 2 tháng tại Ukraine.
Đầu tuần này, ông Zelenskyy cho biết trong một tuyên bố đăng trên Twitter rằng ông “cảm ơn nhà lãnh đạo Indonesia Joko Widodo về lời mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20”, nhưng không rõ liệu ông Zelenskyy có nhận lời hay không. Ukraine cũng không phải là thành viên của G20.
“Chúng tôi đã mời (ông Putin)”, bà Indrawati nói trong một sự kiện tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Bà lưu ý rằng, giấy mời tham dự các sự kiện lớn như vậy đều được gửi trước cho các nhà lãnh đạo. Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati thông báo, nói thêm rằng tất cả các nước G20 đã nhận được lời mời.
Ngày 7/4, ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết, quyết định về việc Tổng thống Vladimir Putin tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được đưa ra tùy theo diễn biến tình hình.
Trước đó, Tổng thống Joe Biden cho rằng Nga nên bị loại khỏi Hội nghị Thượng đỉnh G20, trong khi các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã bước ra khỏi các sự kiện G20 có sự hiện diện của các đại biểu Nga. Hôm thứ Năm, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đã trả lời các báo cáo về việc Putin có thể tham dự hội nghị thượng đỉnh và bày tỏ sự nghi ngờ.
“Tổng thống đã rõ ràng về quan điểm của mình: Đây không phải là công việc kinh doanh như thường lệ và Nga không nên là một phần của việc này", bà Psaki nói với các phóng viên hôm thứ Năm. "Nhưng, vẫn còn sáu tháng nữa".
Trong khi đó, hôm thứ Sáu, các quan chức Ukraine nói rằng các lực lượng của họ đã phải chịu những tổn thất đáng kể trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng quân đội Nga thậm chí còn thiệt hại nhiều hơn về binh lính và đơn vị thiết giáp.
Ukraine thừa nhận đã mất quyền kiểm soát một số thị trấn và làng mạc kể từ khi cuộc tấn công bắt đầu vào tuần trước, nhưng nói rằng lợi ích của Moscow đã phải trả với một cái giá quá lớn đối với một lực lượng Nga đã suy yếu sau thất bại trước đó gần thủ đô.
Cố vấn tổng thống Oleksiy Arestovych nói: “Chúng tôi đã gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng nhưng tổn thất của người Nga còn lớn hơn nhiều… Họ có những tổn thất to lớn hơn”, cố vấn tổng thống Oleksiy Arestovych nói. Các quan chức phương Tây cho biết, Nga đã chịu ít thương vong hơn sau khi thu hẹp quy mô cuộc xâm lược nhưng con số vẫn ở mức “khá cao”.
Vào ngày 1/3, các nhà ngoại giao từ Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh và Mỹ đã rời hội trường khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại diễn đàn cấp cao nhất của Liên hợp quốc về nhân quyền ở Geneva. Các nhà ngoại giao từ Yemen, Syria, Tunisia, Algeria và Venezuela nằm trong số những người ở lại hội trường. Thái độ của các nhà ngoại giao có liên quan đến việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times
https://img.ntdvn.net/2022/02/ntdvn_biden-putin.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (bên trái), bắt tay Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp ở Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 16/6/2021. (Ảnh: Mikhail Metzel / Getty Images)
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham dự sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng 11, theo thông báo của Tổng thống Indonesia hôm thứ Sáu (29/4). Trước động thái này, các quan chức Nhà Trắng công khai bày tỏ sự dè dặt.
Năm nay Indonesia là Chủ tịch luân phiên G20. Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Bali vào tháng 11 tới.
“Tối qua lúc 7 giờ, tôi đã nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin”, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu. “Tổng thống Putin bày tỏ lòng biết ơn về lời mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và ông ấy cho biết sẽ tham dự”.
Chính phủ Nga chưa công khai phản hồi về tuyên bố của ông Widodo. Nga là thành viên của Hội nghị Thượng đỉnh G20, khối hợp nhất các nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Các thành viên G20 bao gồm Argentina, Australia, Brazil, Anh, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Tây Ban Nha hiện tham gia với tư cách khách mời.
“Tôi đã mời Tổng thống [Ukraine] [Volodymyr] Zelenskyy tham dự hội nghị thượng đỉnh G20", Tổng thống Indonesia cũng cho biết trong một tuyên bố. Ông Widodo nói rằng ông đã nói chuyện với cả hai vị Tổng thống Zelenskyy và Putin trong tuần này bằng các cuộc điện thoại riêng biệt, nói rằng ông nói với Tổng thống Nga cần phải ngay lập tức chấm dứt cuộc xâm lược kéo dài 2 tháng tại Ukraine.
Đầu tuần này, ông Zelenskyy cho biết trong một tuyên bố đăng trên Twitter rằng ông “cảm ơn nhà lãnh đạo Indonesia Joko Widodo về lời mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20”, nhưng không rõ liệu ông Zelenskyy có nhận lời hay không. Ukraine cũng không phải là thành viên của G20.
“Chúng tôi đã mời (ông Putin)”, bà Indrawati nói trong một sự kiện tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Bà lưu ý rằng, giấy mời tham dự các sự kiện lớn như vậy đều được gửi trước cho các nhà lãnh đạo. Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati thông báo, nói thêm rằng tất cả các nước G20 đã nhận được lời mời.
Ngày 7/4, ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết, quyết định về việc Tổng thống Vladimir Putin tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được đưa ra tùy theo diễn biến tình hình.
Trước đó, Tổng thống Joe Biden cho rằng Nga nên bị loại khỏi Hội nghị Thượng đỉnh G20, trong khi các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã bước ra khỏi các sự kiện G20 có sự hiện diện của các đại biểu Nga. Hôm thứ Năm, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đã trả lời các báo cáo về việc Putin có thể tham dự hội nghị thượng đỉnh và bày tỏ sự nghi ngờ.
“Tổng thống đã rõ ràng về quan điểm của mình: Đây không phải là công việc kinh doanh như thường lệ và Nga không nên là một phần của việc này", bà Psaki nói với các phóng viên hôm thứ Năm. "Nhưng, vẫn còn sáu tháng nữa".
Trong khi đó, hôm thứ Sáu, các quan chức Ukraine nói rằng các lực lượng của họ đã phải chịu những tổn thất đáng kể trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng quân đội Nga thậm chí còn thiệt hại nhiều hơn về binh lính và đơn vị thiết giáp.
Ukraine thừa nhận đã mất quyền kiểm soát một số thị trấn và làng mạc kể từ khi cuộc tấn công bắt đầu vào tuần trước, nhưng nói rằng lợi ích của Moscow đã phải trả với một cái giá quá lớn đối với một lực lượng Nga đã suy yếu sau thất bại trước đó gần thủ đô.
Cố vấn tổng thống Oleksiy Arestovych nói: “Chúng tôi đã gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng nhưng tổn thất của người Nga còn lớn hơn nhiều… Họ có những tổn thất to lớn hơn”, cố vấn tổng thống Oleksiy Arestovych nói. Các quan chức phương Tây cho biết, Nga đã chịu ít thương vong hơn sau khi thu hẹp quy mô cuộc xâm lược nhưng con số vẫn ở mức “khá cao”.
Vào ngày 1/3, các nhà ngoại giao từ Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh và Mỹ đã rời hội trường khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại diễn đàn cấp cao nhất của Liên hợp quốc về nhân quyền ở Geneva. Các nhà ngoại giao từ Yemen, Syria, Tunisia, Algeria và Venezuela nằm trong số những người ở lại hội trường. Thái độ của các nhà ngoại giao có liên quan đến việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times