giahamdzui
04-29-2022, 09:45 PM
Hoa Kỳ đang ở trong ‘tình huống rất bất lợi’ với Trung Quốc và Nga về chiến lược hạt nhân
https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-216.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-216.jpeg)
Các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang hạt nhân DF-41 của Trung Quốc trong một cuộc diễn hành quân sự ở Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 01/10/2019. (Ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images)
Theo một chuyên gia, các nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) nhằm liên kết với Nga và tăng cường kho vũ khí hạt nhân của nước này biểu thị mối đe dọa chiến lược duy nhất đối với Hoa Kỳ.
“Trên thực tế, Trung Quốc đang tăng cường kho vũ khí của nước này theo cách họ chưa từng làm trước kia”, ông David Santoro, Chủ tịch của Diễn đàn Thái Bình Dương, một viện nghiên cứu chính trị ngoại giao, cho biết. “Vì vậy, họ đang trở thành một quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân có năng lực hơn nhiều”.
Ông Santoro đưa ra các bình luận trên trong một cuộc phỏng vấn gần đây với chương trình China Insider của EpochTV, trong đó ông nói rằng trong lịch sử chưa từng có tiền lệ về chiến lược hành động để Hoa Kỳ ứng phó với hai đối thủ hạt nhân gần ngang sức.
“Chúng ta không nhất thiết phải có một kho vũ khí đối xứng với người Nga và người Trung Quốc”, ông Santoro nói. “Thật ra, chúng ta chưa bao giờ thật sự có điều đó. Thậm chí trong Chiến tranh Lạnh, chúng ta không có kho vũ khí tương tự chính xác như những gì người Liên Xô có. Nhưng những gì tôi sẽ nói đó là: đây chính là lần đầu tiên Hoa Kỳ đang đối mặt với hai quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân rất có năng lực”.
“Một điều khác là chúng ta không nên quên rằng Nga và Trung Quốc có vẻ đang ngày càng tăng cường hợp tác ở tất cả các cấp độ, bao gồm cả cấp độ chiến lược. Tôi không cho rằng họ đang cam kết bất kỳ sự hợp tác hạt nhân nào, nhưng chúng ta sẽ phải xem điều gì sẽ xảy ra trong vài năm và vài thập niên tiếp theo”.
Những bình luận của ông Santoro đã lặp lại các cảnh báo của các quan chức chính trị và quân sự đầu năm nay, những người cho rằng quan hệ đối tác giữa Nga và Trung Quốc thể hiện một tình huống chiến lược chưa từng có, và hiện nay Hoa Kỳ đối mặt với một mối đe dọa hạt nhân “mang tính lịch sử”.
Bất chấp mối đe dọa ngày càng tăng này, ông Santoro cho biết có rất ít các diễn biến ngoại giao tích cực xảy ra, và không có cuộc thảo luận quan trọng nào về kiểm soát vũ trang đang diễn ra giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Nga.
“Thật không may là ngay thời điểm này, không có nhiều giải pháp ngoại giao được tiến hành”, ông Santoro nói. “Chúng ta đã có các cuộc đối thoại bền vững chiến lược với người Nga, và chúng ta cố gắng hồi phục cái gọi là thỏa thuận ‘Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Tấn công Chiến lược Mới’ (‘New START’), đó là thỏa thuận kiểm soát vũ khí duy nhất còn lại giữa Liên minh Âu Châu, Hoa Kỳ và Nga. Nhưng giờ đây trong bối cảnh cuộc chiến Ukraine, chúng ta không có các cuộc đối thoại đó”.
“Hoa Kỳ đã đang thật sự mở rộng cửa cho giải pháp ngoại giao về hạt nhân”, ông Santoro nói thêm. “Hoa Kỳ không bao giờ khước từ [giải pháp ngoại giao]. Chúng ta luôn nói rằng, chúng ta sẵn sàng hợp tác chỉ cần, quý vị biết đó, hãy cho chúng tôi biết khi nào quý vị sẵn sàng”.
Tuy nhiên ông Santoro cho hay, các nhà chiến lược đang chiếm ưu thế trong các cuộc đàm luận ở Bắc Kinh ngay lúc này đã không tin vào quản lý các sự cố thông qua các bên trung gian như các đường dây nóng khủng hoảng. Thay vào đó, họ tập trung hơn vào việc quy trách nhiệm những căng thẳng quốc tế cho Hoa Kỳ và các nước đồng minh như là phương tiện để củng cố sức mạnh của chính Trung Quốc.
Quan sát này theo sau bình luận của cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Graham Allison, người nói rằng Trung Cộng có thể sẽ tiếp tục ủng hộ chế độ của ông Vladimir Putin ở Nga ngay cả trong trường hợp nước này đã khai triển một vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine, cũng như các cảnh báo khác rằng Trung Quốc đang theo đuổi hiện đại hóa hạt nhân để thống trị toàn cầu.
Trong khi đó, nỗi sợ hãi về sự xâm lược của Trung Cộng ở Nhật Bản, Nam Hàn, và Đài Loan đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo khu vực hỏi về khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của riêng họ hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân từ Hoa Kỳ, để bảo vệ bản thân khỏi Trung Quốc.
“Chúng ta luôn có cái gọi là ‘chiếc ô hạt nhân của Hoa Kỳ’ để bảo vệ Nhật Bản và Nam Hàn khỏi Bắc Hàn, nhưng cũng với vấn đề đó, các mối đe dọa khác bao gồm Trung Quốc ở một mức độ nào đó”, ông Santoro nói. “Vì vậy, chúng ta luôn đưa ra những bảo đảm đó cho Tokyo và Seoul”.
“Những người bạn Nhật Bản và Nam Hàn của chúng ta muốn biết nhiều hơn và hiểu rõ hơn về việc nhượng quyền sở hữu hạt nhân, vì thực tế là hoàn cảnh đang thay đổi và không phải là theo chiều hướng tốt hơn”.
Để đạt được mục tiêu đó, ông Santoro nói rằng Hoa Kỳ có thể sẽ cần phải tăng cường chia sẻ thông tin và công nghệ với các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để có thể kiềm chế thỏa đáng sự hung hăng của Trung Cộng.
“Chúng ta đang ở thời điểm mà chúng ta sẽ cần chia sẻ nhiều hơn nữa về kế hoạch hạt nhân và các hoạt động hạt nhân của chúng ta cũng như cách chúng ta phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân, không chỉ là khả năng răn đe thông thường mà còn cả những vai trò mà vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ sẽ thể hiện trong một cuộc khủng hoảng”, ông Santoro nói.
“Thật không may, quý vị biết đấy, đôi khi chúng ta nói về sự ổn định chiến lược như là nguyên tắc tổ chức giữa quan hệ Hoa Kỳ-Nga và Hoa Kỳ-Trung Quốc”, ông Santoro nói thêm. “Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể đạt được sự ổn định ngay bây giờ. Chúng ta đang ở trong tình huống rất bất lợi với cả hai nước này”.
“Trước mắt, tôi thấy sự cạnh tranh nhiều hơn là sự ổn định. Điều tốt nhất chúng ta có thể đạt được là cái mà tôi gọi là ổn định, đó là [nơi] chúng ta vẫn đang ở trong một chế độ rất cạnh tranh với cả hai quốc gia này, nhưng chúng ta có thể làm một số điều, có thể bằng cách thực hiện công việc quản lý khủng hoảng, giả sử chúng ta có thể, để giảm bớt những khía cạnh nguy hiểm nhất của cuộc cạnh tranh đó”.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times
https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-216.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-216.jpeg)
Các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang hạt nhân DF-41 của Trung Quốc trong một cuộc diễn hành quân sự ở Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 01/10/2019. (Ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images)
Theo một chuyên gia, các nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) nhằm liên kết với Nga và tăng cường kho vũ khí hạt nhân của nước này biểu thị mối đe dọa chiến lược duy nhất đối với Hoa Kỳ.
“Trên thực tế, Trung Quốc đang tăng cường kho vũ khí của nước này theo cách họ chưa từng làm trước kia”, ông David Santoro, Chủ tịch của Diễn đàn Thái Bình Dương, một viện nghiên cứu chính trị ngoại giao, cho biết. “Vì vậy, họ đang trở thành một quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân có năng lực hơn nhiều”.
Ông Santoro đưa ra các bình luận trên trong một cuộc phỏng vấn gần đây với chương trình China Insider của EpochTV, trong đó ông nói rằng trong lịch sử chưa từng có tiền lệ về chiến lược hành động để Hoa Kỳ ứng phó với hai đối thủ hạt nhân gần ngang sức.
“Chúng ta không nhất thiết phải có một kho vũ khí đối xứng với người Nga và người Trung Quốc”, ông Santoro nói. “Thật ra, chúng ta chưa bao giờ thật sự có điều đó. Thậm chí trong Chiến tranh Lạnh, chúng ta không có kho vũ khí tương tự chính xác như những gì người Liên Xô có. Nhưng những gì tôi sẽ nói đó là: đây chính là lần đầu tiên Hoa Kỳ đang đối mặt với hai quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân rất có năng lực”.
“Một điều khác là chúng ta không nên quên rằng Nga và Trung Quốc có vẻ đang ngày càng tăng cường hợp tác ở tất cả các cấp độ, bao gồm cả cấp độ chiến lược. Tôi không cho rằng họ đang cam kết bất kỳ sự hợp tác hạt nhân nào, nhưng chúng ta sẽ phải xem điều gì sẽ xảy ra trong vài năm và vài thập niên tiếp theo”.
Những bình luận của ông Santoro đã lặp lại các cảnh báo của các quan chức chính trị và quân sự đầu năm nay, những người cho rằng quan hệ đối tác giữa Nga và Trung Quốc thể hiện một tình huống chiến lược chưa từng có, và hiện nay Hoa Kỳ đối mặt với một mối đe dọa hạt nhân “mang tính lịch sử”.
Bất chấp mối đe dọa ngày càng tăng này, ông Santoro cho biết có rất ít các diễn biến ngoại giao tích cực xảy ra, và không có cuộc thảo luận quan trọng nào về kiểm soát vũ trang đang diễn ra giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Nga.
“Thật không may là ngay thời điểm này, không có nhiều giải pháp ngoại giao được tiến hành”, ông Santoro nói. “Chúng ta đã có các cuộc đối thoại bền vững chiến lược với người Nga, và chúng ta cố gắng hồi phục cái gọi là thỏa thuận ‘Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Tấn công Chiến lược Mới’ (‘New START’), đó là thỏa thuận kiểm soát vũ khí duy nhất còn lại giữa Liên minh Âu Châu, Hoa Kỳ và Nga. Nhưng giờ đây trong bối cảnh cuộc chiến Ukraine, chúng ta không có các cuộc đối thoại đó”.
“Hoa Kỳ đã đang thật sự mở rộng cửa cho giải pháp ngoại giao về hạt nhân”, ông Santoro nói thêm. “Hoa Kỳ không bao giờ khước từ [giải pháp ngoại giao]. Chúng ta luôn nói rằng, chúng ta sẵn sàng hợp tác chỉ cần, quý vị biết đó, hãy cho chúng tôi biết khi nào quý vị sẵn sàng”.
Tuy nhiên ông Santoro cho hay, các nhà chiến lược đang chiếm ưu thế trong các cuộc đàm luận ở Bắc Kinh ngay lúc này đã không tin vào quản lý các sự cố thông qua các bên trung gian như các đường dây nóng khủng hoảng. Thay vào đó, họ tập trung hơn vào việc quy trách nhiệm những căng thẳng quốc tế cho Hoa Kỳ và các nước đồng minh như là phương tiện để củng cố sức mạnh của chính Trung Quốc.
Quan sát này theo sau bình luận của cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Graham Allison, người nói rằng Trung Cộng có thể sẽ tiếp tục ủng hộ chế độ của ông Vladimir Putin ở Nga ngay cả trong trường hợp nước này đã khai triển một vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine, cũng như các cảnh báo khác rằng Trung Quốc đang theo đuổi hiện đại hóa hạt nhân để thống trị toàn cầu.
Trong khi đó, nỗi sợ hãi về sự xâm lược của Trung Cộng ở Nhật Bản, Nam Hàn, và Đài Loan đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo khu vực hỏi về khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của riêng họ hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân từ Hoa Kỳ, để bảo vệ bản thân khỏi Trung Quốc.
“Chúng ta luôn có cái gọi là ‘chiếc ô hạt nhân của Hoa Kỳ’ để bảo vệ Nhật Bản và Nam Hàn khỏi Bắc Hàn, nhưng cũng với vấn đề đó, các mối đe dọa khác bao gồm Trung Quốc ở một mức độ nào đó”, ông Santoro nói. “Vì vậy, chúng ta luôn đưa ra những bảo đảm đó cho Tokyo và Seoul”.
“Những người bạn Nhật Bản và Nam Hàn của chúng ta muốn biết nhiều hơn và hiểu rõ hơn về việc nhượng quyền sở hữu hạt nhân, vì thực tế là hoàn cảnh đang thay đổi và không phải là theo chiều hướng tốt hơn”.
Để đạt được mục tiêu đó, ông Santoro nói rằng Hoa Kỳ có thể sẽ cần phải tăng cường chia sẻ thông tin và công nghệ với các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để có thể kiềm chế thỏa đáng sự hung hăng của Trung Cộng.
“Chúng ta đang ở thời điểm mà chúng ta sẽ cần chia sẻ nhiều hơn nữa về kế hoạch hạt nhân và các hoạt động hạt nhân của chúng ta cũng như cách chúng ta phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân, không chỉ là khả năng răn đe thông thường mà còn cả những vai trò mà vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ sẽ thể hiện trong một cuộc khủng hoảng”, ông Santoro nói.
“Thật không may, quý vị biết đấy, đôi khi chúng ta nói về sự ổn định chiến lược như là nguyên tắc tổ chức giữa quan hệ Hoa Kỳ-Nga và Hoa Kỳ-Trung Quốc”, ông Santoro nói thêm. “Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể đạt được sự ổn định ngay bây giờ. Chúng ta đang ở trong tình huống rất bất lợi với cả hai nước này”.
“Trước mắt, tôi thấy sự cạnh tranh nhiều hơn là sự ổn định. Điều tốt nhất chúng ta có thể đạt được là cái mà tôi gọi là ổn định, đó là [nơi] chúng ta vẫn đang ở trong một chế độ rất cạnh tranh với cả hai quốc gia này, nhưng chúng ta có thể làm một số điều, có thể bằng cách thực hiện công việc quản lý khủng hoảng, giả sử chúng ta có thể, để giảm bớt những khía cạnh nguy hiểm nhất của cuộc cạnh tranh đó”.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times