giavui
04-29-2022, 12:43 AM
Quỹ vắc-xin COVID-19 của Việt Nam còn hơn 1.318 tỷ đồng
Sau gần một năm thành lập và huy động, Quỹ vắc-xin COVID-19 của Việt Nam được công bố có tổng quỹ 8.990,67 tỷ đồng; đã chi 7.672,2 tỷ đồng, phần lớn để mua vắc-xin COVID-19 tiêm đại trà toàn dân.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/04/tiem-vac-xin-covid-cho-tre-em-thai-nguyen-1024x648.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên – ông Đặng Xuân Trường (thứ 3 từ trái sang) và các quan chức của tỉnh tại một tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em 5-11 tuổi tại TP Thái Nguyên, tháng 4/2022. (Ảnh: sonnvptnt.thainguyen.gov.vn)
Kho bạc Nhà nước cho biết tính đến 17h ngày 28/4, Quỹ vắc-xin COVID-19 đã huy động được tổng cộng 8.990,67 tỷ đồng, bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng 62,7 tỷ đồng.
Trong đó, đã chi từ quỹ 7.672,2 tỷ đồng, gồm chi mua và sử dụng vắc-xin 7.667,6 tỷ đồng; chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vắc-xin 4,6 tỷ đồng. Số lượng vắc-xin được mua bằng nguồn tài chính từ quỹ không được công bố.
Số dư quỹ tính đến cuối ngày 28/4 là 1.318,47 tỷ đồng.
Tổng cộng có 615.013 lượt tổ chức, cá nhân ủng hộ vào Quỹ này. Trong đó, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành góp nhiều nhất, 500 tỷ đồng, Tập đoàn VinGroup đứng thứ hai, góp 480 tỷ đồng – cùng được công bố trong buổi lễ ra mắt quỹ vào tối 5/6/2021.
Đáng lưu ý, một số đơn vị công đóng góp nhiều tỷ đồng như Văn phòng Bộ Y tế góp hơn 21,3 tỷ đồng; Sở Tài chính Lâm Đồng góp hơn 7 tỷ đồng; Bộ Tài chính góp 5 tỷ đồng; Bộ GD-ĐT góp 4,5 tỷ đồng…
Trong danh sách đóng góp trên tư cách cá nhân, người góp nhiều nhất là 30 tỷ đồng.
Kho bạc Nhà nước cho biết hiện còn 4 đơn vị, tổ chức cam kết chi ủng hộ vào quỹ nhưng chưa chuyển tiền, chuyển một phần hoặc chưa chuyển hết đúng theo cam kết.
Để tiếp nhận nguồn tiền góp quỹ, Ban quản lý Quỹ vắc-xin COVID-19 đã mở 22 tài khoản, tiếp nhận 3 loại tiền VND, USD, EUR tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước và bảy ngân hàng thương mại gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, HDBank, MB, Agribank và TPBank.
Có nên lập Quỹ vắc-xin phòng COVID-19?
Khoảng một tháng sau khi buổi lễ ra mắt Quỹ vắc-xin COVID-19, ngày 10/7/2021, Việt Nam phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên toàn quốc, mục tiêu là tiêm miễn phí cho khoảng 75 triệu người, với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022 để đạt miễn dịch cộng đồng.
Tính đến ngày 25/4/2022, Việt Nam đã tiêm tổng cộng hơn 212,6 triệu mũi vắc-xin COVID-19, theo Bộ Y tế. Trong đó, hàng triệu liều vắc-xin được sử dụng từ nguồn viện trợ thông qua Cơ chế COVAX, “ngoại giao vắc-xin” từ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Anh, Đức, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Áo, Campuchia…
Gần đây nhất, sáng 8/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam – ông Trần Văn Thuấn và Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc – ông Tiền Khắc Minh đã ký kết trực tuyến chứng nhận bàn giao lô vắc-xin thứ 3 và thứ 4 do Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam. Tổng số lượng hàng viện trợ là 3,5 triệu liều vắc-xin Vero Cell (hay còn gọi là vắc-xin Sinopharm) và hơn 3,8 triệu chiếc bơm kim tiêm dùng 1 lần.
Nguyễn Quân
Sau gần một năm thành lập và huy động, Quỹ vắc-xin COVID-19 của Việt Nam được công bố có tổng quỹ 8.990,67 tỷ đồng; đã chi 7.672,2 tỷ đồng, phần lớn để mua vắc-xin COVID-19 tiêm đại trà toàn dân.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/04/tiem-vac-xin-covid-cho-tre-em-thai-nguyen-1024x648.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên – ông Đặng Xuân Trường (thứ 3 từ trái sang) và các quan chức của tỉnh tại một tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em 5-11 tuổi tại TP Thái Nguyên, tháng 4/2022. (Ảnh: sonnvptnt.thainguyen.gov.vn)
Kho bạc Nhà nước cho biết tính đến 17h ngày 28/4, Quỹ vắc-xin COVID-19 đã huy động được tổng cộng 8.990,67 tỷ đồng, bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng 62,7 tỷ đồng.
Trong đó, đã chi từ quỹ 7.672,2 tỷ đồng, gồm chi mua và sử dụng vắc-xin 7.667,6 tỷ đồng; chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vắc-xin 4,6 tỷ đồng. Số lượng vắc-xin được mua bằng nguồn tài chính từ quỹ không được công bố.
Số dư quỹ tính đến cuối ngày 28/4 là 1.318,47 tỷ đồng.
Tổng cộng có 615.013 lượt tổ chức, cá nhân ủng hộ vào Quỹ này. Trong đó, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành góp nhiều nhất, 500 tỷ đồng, Tập đoàn VinGroup đứng thứ hai, góp 480 tỷ đồng – cùng được công bố trong buổi lễ ra mắt quỹ vào tối 5/6/2021.
Đáng lưu ý, một số đơn vị công đóng góp nhiều tỷ đồng như Văn phòng Bộ Y tế góp hơn 21,3 tỷ đồng; Sở Tài chính Lâm Đồng góp hơn 7 tỷ đồng; Bộ Tài chính góp 5 tỷ đồng; Bộ GD-ĐT góp 4,5 tỷ đồng…
Trong danh sách đóng góp trên tư cách cá nhân, người góp nhiều nhất là 30 tỷ đồng.
Kho bạc Nhà nước cho biết hiện còn 4 đơn vị, tổ chức cam kết chi ủng hộ vào quỹ nhưng chưa chuyển tiền, chuyển một phần hoặc chưa chuyển hết đúng theo cam kết.
Để tiếp nhận nguồn tiền góp quỹ, Ban quản lý Quỹ vắc-xin COVID-19 đã mở 22 tài khoản, tiếp nhận 3 loại tiền VND, USD, EUR tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước và bảy ngân hàng thương mại gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, HDBank, MB, Agribank và TPBank.
Có nên lập Quỹ vắc-xin phòng COVID-19?
Khoảng một tháng sau khi buổi lễ ra mắt Quỹ vắc-xin COVID-19, ngày 10/7/2021, Việt Nam phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên toàn quốc, mục tiêu là tiêm miễn phí cho khoảng 75 triệu người, với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022 để đạt miễn dịch cộng đồng.
Tính đến ngày 25/4/2022, Việt Nam đã tiêm tổng cộng hơn 212,6 triệu mũi vắc-xin COVID-19, theo Bộ Y tế. Trong đó, hàng triệu liều vắc-xin được sử dụng từ nguồn viện trợ thông qua Cơ chế COVAX, “ngoại giao vắc-xin” từ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Anh, Đức, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Áo, Campuchia…
Gần đây nhất, sáng 8/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam – ông Trần Văn Thuấn và Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc – ông Tiền Khắc Minh đã ký kết trực tuyến chứng nhận bàn giao lô vắc-xin thứ 3 và thứ 4 do Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam. Tổng số lượng hàng viện trợ là 3,5 triệu liều vắc-xin Vero Cell (hay còn gọi là vắc-xin Sinopharm) và hơn 3,8 triệu chiếc bơm kim tiêm dùng 1 lần.
Nguyễn Quân