duyanh
04-27-2022, 12:15 PM
Elon Musk: Vị tỷ phú khiến cánh tả hoảng loạn và Putin phải kiêng dè
https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_2022-04-26-191032.jpg
Elon Musk cũng là một người khó đoán khi ông ca ngợi chính quyền Trung Quốc và chê bai người Mỹ; từng thách đấu với Putin và ra tay trợ giúp Ukraine. (Ảnh tổng hợp)
Elon Musk đã trở thành nỗi khiếp đảm của giới tinh hoa tại Twitter trong những tuần vừa qua. Ông đã làm rung chuyển thị trường và chấn động dư luận khi chi ra gần 44 tỷ đô la để “mua” quyền tự do ngôn luận cho khách hàng của Twitter. Tuy nhiên Elon Musk cũng là một người khó đoán khi ông từng ca ngợi chính quyền Trung Quốc và chê bai người Mỹ. Vậy Elon là ai? Là anh hùng, là kẻ lập dị hay là kẻ cơ hội?
Ngày Twitter về tay Elon Musk…
… cũng là ngày mà những người cánh tả than khóc, buồn bực không nguôi, trong khi những người theo cánh hữu lại vui mừng trước khả năng nền tảng xã hội này phục hồi quyền tự do ngôn luận. Đương nhiên, những người theo phái truyền thống bảo thủ ở Mỹ không quên rằng, “nạn nhân” lớn nhất của Twitter chính là cựu Tổng thống Donald Trump, cùng một danh sách các nhà lập pháp, nghị sĩ, các bác sĩ, các nhà hoạt động vốn nói lên Sự thật,… đã bị loại ra khỏi nền tảng này.
Twitter không chỉ cấm Tổng thống Trump mà nó còn kiểm duyệt các kênh truyền thông nghiêm túc, như tờ New York Post đã từng tiết lộ về chiếc máy tính địa ngục của Hunter Biden, cũng như “bịt miệng” những nhà báo bảo thủ nổi tiếng như Tucker Carlson, Jack Posobiec, hay Ong Babylon.
https://img.ntdvn.net/2020/10/ntdvn_new-york-post-550x330.jpg
New York Post đã đăng một bài tiết lộ về vụ bê bối lớn của Hunter Biden. (Chụp màn hình)
Tất nhiên, để bỏ ra gần 44 tỷ đô la sở hữu Twitter không phải ai trong số hơn 7 tỷ người trên Trái đất chúng ta có thể làm được, hoặc dám chi. Có câu rằng, "những gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”, nhưng chưa hẳn đúng trong trường hợp này.
Elon Musk đã làm rung chuyển thị trường thế giới khi tin tức hé lộ rằng, ông đã lặng lẽ mua 9,2% cổ phần của Twitter (trị giá 2,89 tỷ đô la), và trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter. Để “tự vệ”, ban quản trị Twitter đã quyết định “bẫy” Elon Musk, bằng cách mời ông vào hội đồng quản trị, với hy vọng sẽ "kiềm chế" được vị tỷ phú lắm chiêu này.
Những Giám đốc điều hành tại Twitter như Parag Agrawal, hay trước đó là Jack Dorsey đã mơ tưởng rằng, họ có thể ngăn chặn các đòi hỏi về quyền tự do ngôn luận của Musk tại công ty, bằng cách “nhốt chung” ông cùng "phòng VIP" với họ - nơi Elon Musk có thể thoải mái đưa ra đề xuất, nhưng việc quyết định hay không vẫn là biểu quyết theo số đông.
Tuy nhiên với bản năng nhạy bén, Musk Elon đã phớt lờ lời mời 'thiện chí' này. Bởi nếu gia nhập hội đồng quản trị, Elon Musk sẽ không được phép tích lũy quá 14,9% cổ phiếu của Twitter, và đương nhiên ông sẽ không thể kiểm soát Twitter. Vì vậy Twitter đã có phương án dự trù.
Ngay khi Elon Musk đánh tiếng mua lại Twitter với giá 43 tỷ đô la, ông đã vấp phải kế hoạch “uống thuốc độc” từ ban giám đốc công ty. Ngày 15/4, hội đồng quản trị Twitter đã nhanh chóng biểu quyết nhất trí thông qua Kế hoạch “Quyền của cổ đông”. Theo đó nếu bất kỳ cá nhân hay nhóm nào sở hữu ít nhất 15% cổ phiếu phổ thông đang lưu hành mà không có sự chấp thuận của hội đồng quản trị, thì các cổ đông khác sẽ được phép mua thêm cổ phiếu với mức chiết khấu đáng kể.
Đây là một cách phổ biến để bảo vệ Twitter khỏi việc bị tiếp quản từ một bên thứ ba, bằng cách pha loãng cổ phiếu nhằm giảm tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện hữu.
https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_musk-550x330.jpg
Tỷ phú Elon Musk và logo Twitter (Ảnh NTDVN tổng hợp).
Cơn "nóng giận' hấp tấp này của những người đứng đầu Twitter đã hé lộ cho thế giới biết, họ đã lo ngại bị mất quyền được “kiểm duyệt” ngôn luận của người khác như thế nào. Đồng thời cũng phơi bày thái độ thù địch cực đoan của giới tinh hoa theo phái thiên tả.
Elon Musk không chỉ chỉ trích Twitter đã “không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về tự do ngôn luận của nền dân chủ”, mà còn cả cách quản lý tệ hại của ban quản trị công ty. Ông đã phê phán giới lãnh đạo Twitter đang làm việc tồi tệ và chỉ xứng đáng nhận đồng lương một cách "hợp lý".
Chỉ một ngày sau khi ban quản trị Twitter áp dụng chiến lược "thuốc độc" để bảo vệ công ty khỏi nguy cơ bị Elon Musk thâu tóm, vị tỷ phú đã tweet một dòng có sức nặng tương đương một "cú đấm" vào giới lãnh đạo Twitter:
"Lương của hội đồng quản trị sẽ là 0 USD nếu tôi thâu tóm thành công Twitter. Như vậy, mỗi năm công ty tiết kiệm được gần 3 triệu USD".
https://pbs.twimg.com/media/FQezYAEUcAI1PO-?format=jpg&name=small
Ngay khi tin tức về việc hội đồng quản trị chấp nhận đề nghị mua lại Twitter của Elon Musk, hầu hết nhân viên của mạng xã hội này đã bị sốc nặng. Họ đã để lại nhiều luồng ý kiến, đa phần là tiêu cực trước viễn cảnh phải làm việc dưới trướng Elon Musk
https://pbs.twimg.com/media/FRNLk7yWYAE9P1L?format=jpg&name=small
Sự phản đối Elon Musk đa phần đều đến từ những người thuộc cánh tả. Chính quyền cánh tả Joe Biden cũng đã theo sát diễn biến của thương vụ này, và tỏ ra lo lắng về khả năng CEO Tesla cho phép cựu Tổng thống Trump cũng như nhiều thành viên đảng Cộng hòa từng bị khóa tài khoản Twitter được quay trở lại.
Trớ trêu thay, các chính trị gia thiên tả như Joe Biden đã không thể lăng xê “Thỏa thuận mới xanh” của họ, mà lại không giúp thúc đẩy doanh số bán xe điện Tesla. Điều đó đã mang đến cho Elon Musk một cơ hội hiếm có.
Thách thức gấu Nga, giúp đỡ Ukraine
Trong khi Elon Musk đang gây đau khổ cho những người cánh tả bằng việc mua đứt Twitter, cùng với lập trường cải tổ Twitter vốn bị kiểm duyệt, trở thành một "quảng trường công cộng trên thực tế", ông còn làm điều gây sốc hơn từ trước đó.
Nổi tiếng là người thường hay “bỡn cợt” trên Twitter, không có gì lạ khi Elon Musk thách thức Tổng thống Vladimir Putin đấu tay đôi vì tương lai của Ukraine. Thậm chí Elon Musk còn “cam kết “chỉ sử dụng một tay” nếu Tổng thống Nga sợ hãi và còn nói rằng ông Putin “có thể mang theo một con gấu”.
Tất nhiên cư dân mạng đều hiểu lời “thách đấu” này của Elon Musk là bỡn cợt thiếu thực tế, nhưng lời hứa bảo vệ “tương lai của Ukraine” thì là có thật. Trong nỗ lực giúp người dân Ukraine có thể giữ liên lạc với thế giới bên ngoài, Giám đốc điều hành SpaceX và Tesla đã cung cấp các thiết bị dịch vụ Internet thông qua vệ tinh Starlink tới quốc gia này.
Theo CNBC, Công ty vũ trụ SpaceX đã bắt đầu gửi cho Ukraine các lô hàng thiết bị vệ tinh Starlink - đi kèm với ăng-ten, giá ba chân và bộ định tuyến Wi-Fi ngay sau khi Nga phát động cuộc chiến.
Theo Washingtonpost, khi chiến tranh nổ ra, Ukraine phải đối mặt với các mối đe dọa từ các cuộc tấn công mạng và pháo kích của Nga có khả năng đánh sập mạng Internet, nên việc xây dựng kế hoạch dự phòng là vô cùng cần thiết. Vì vậy, Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine, đã tweet lời cầu xin trực tiếp tới Elon Musk, kêu gọi tỷ phú công nghệ giúp đỡ.
Elon Musk trả lời chỉ vài giờ sau đó: “Dịch vụ Starlink đang hoạt động ở Ukraine. Nhiều thiết bị đầu cuối khác đang trên đường tới”.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng Starlink như một biện pháp thay thế tạm thời để người dân và chính phủ Ukraine giữ kết nối trong cuộc chiến là thử nghiệm lớn với công nghệ tương đối mới, và có thể tạo ra những tác động rộng rãi với chiến tranh trong tương lai. Internet đã trở thành công cụ thiết yếu để liên lạc, cập nhật thông tin và thậm chí cung cấp năng lượng cho vũ khí.
Nói cách khác, song song với việc Elon Musk đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Mỹ, ông còn hỗ trợ cho người Ukraine và đánh trả các cuộc tấn công của quân đội Nga nhằm vào hệ thống Starlink của ông.
Theo Dailymail, mới đây Lầu Năm Góc đã tiết lộ rằng, Mạng vệ tinh SpaceX Starlink của Elon Musk đã đánh trả thành công các nỗ lực của Nga nhằm gây nhiễu mạng ở Ukraine. Cũng như nhiều nước khác, Nga sở hữu công nghệ có khả năng tìm kiếm, gây nhiễu và đôi khi đánh chặn nhiều loại đường truyền, mà điển hình là các luồng Internet của Ukraine đã bị suy giảm vào ngày đầu tiên khi Nga phát động tấn công hôm 24/2.
https://img.ntdvn.net/2021/02/ntdvn_800px-starlink-mission-47926144123-550x330.jpg
SpaceX đang thử nghiệm dịch vụ Internet từ các vệ tinh Starlink. (Ảnh: Public Domain)
Lầu Năm Góc đã phải ca ngợi trước công nghệ tuyệt vời này của SpaceX Starlink, và Tổng thống Nga Vladimir Putin chắc hẳn cũng phải kiêng dè tỷ phú Elon Musk.
Nhưng người đời cũng có câu: Lắm tài nhiều tật: Elon Musk cũng là vị tỷ phú “quái chiêu nhất”. Ông đã đặt cái tên có 1-0-2 cho cậu con trai của ông là X Æ A-Xii. Với tài sản xấp xỉ gần 300 tỷ đô la, Elon Musk lại là một tỷ phú “vô gia cư”, vì ông có phương châm không sở hữu tài sản vật lý, chỉ đi ở nhà thuê, hoặc ở nhờ nhà của các cộng sự tại Tesla.
Rõ ràng, ở tầm của Elon Musk, đẳng cấp không còn thể hiện ở nhà sang xế xịn, mà đôi khi thể hiện ở phát ngôn hay dòng tweet của ông, cũng có thể khiến thị trường tài chính thế giới chao đảo, lúc thì xanh lè khi lại đỏ rực.
Vậy Elon Musk là người như thế nào?
https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_2022-04-26-191032.jpg
Elon Musk cũng là một người khó đoán khi ông ca ngợi chính quyền Trung Quốc và chê bai người Mỹ; từng thách đấu với Putin và ra tay trợ giúp Ukraine. (Ảnh tổng hợp)
Elon Musk đã trở thành nỗi khiếp đảm của giới tinh hoa tại Twitter trong những tuần vừa qua. Ông đã làm rung chuyển thị trường và chấn động dư luận khi chi ra gần 44 tỷ đô la để “mua” quyền tự do ngôn luận cho khách hàng của Twitter. Tuy nhiên Elon Musk cũng là một người khó đoán khi ông từng ca ngợi chính quyền Trung Quốc và chê bai người Mỹ. Vậy Elon là ai? Là anh hùng, là kẻ lập dị hay là kẻ cơ hội?
Ngày Twitter về tay Elon Musk…
… cũng là ngày mà những người cánh tả than khóc, buồn bực không nguôi, trong khi những người theo cánh hữu lại vui mừng trước khả năng nền tảng xã hội này phục hồi quyền tự do ngôn luận. Đương nhiên, những người theo phái truyền thống bảo thủ ở Mỹ không quên rằng, “nạn nhân” lớn nhất của Twitter chính là cựu Tổng thống Donald Trump, cùng một danh sách các nhà lập pháp, nghị sĩ, các bác sĩ, các nhà hoạt động vốn nói lên Sự thật,… đã bị loại ra khỏi nền tảng này.
Twitter không chỉ cấm Tổng thống Trump mà nó còn kiểm duyệt các kênh truyền thông nghiêm túc, như tờ New York Post đã từng tiết lộ về chiếc máy tính địa ngục của Hunter Biden, cũng như “bịt miệng” những nhà báo bảo thủ nổi tiếng như Tucker Carlson, Jack Posobiec, hay Ong Babylon.
https://img.ntdvn.net/2020/10/ntdvn_new-york-post-550x330.jpg
New York Post đã đăng một bài tiết lộ về vụ bê bối lớn của Hunter Biden. (Chụp màn hình)
Tất nhiên, để bỏ ra gần 44 tỷ đô la sở hữu Twitter không phải ai trong số hơn 7 tỷ người trên Trái đất chúng ta có thể làm được, hoặc dám chi. Có câu rằng, "những gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”, nhưng chưa hẳn đúng trong trường hợp này.
Elon Musk đã làm rung chuyển thị trường thế giới khi tin tức hé lộ rằng, ông đã lặng lẽ mua 9,2% cổ phần của Twitter (trị giá 2,89 tỷ đô la), và trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter. Để “tự vệ”, ban quản trị Twitter đã quyết định “bẫy” Elon Musk, bằng cách mời ông vào hội đồng quản trị, với hy vọng sẽ "kiềm chế" được vị tỷ phú lắm chiêu này.
Những Giám đốc điều hành tại Twitter như Parag Agrawal, hay trước đó là Jack Dorsey đã mơ tưởng rằng, họ có thể ngăn chặn các đòi hỏi về quyền tự do ngôn luận của Musk tại công ty, bằng cách “nhốt chung” ông cùng "phòng VIP" với họ - nơi Elon Musk có thể thoải mái đưa ra đề xuất, nhưng việc quyết định hay không vẫn là biểu quyết theo số đông.
Tuy nhiên với bản năng nhạy bén, Musk Elon đã phớt lờ lời mời 'thiện chí' này. Bởi nếu gia nhập hội đồng quản trị, Elon Musk sẽ không được phép tích lũy quá 14,9% cổ phiếu của Twitter, và đương nhiên ông sẽ không thể kiểm soát Twitter. Vì vậy Twitter đã có phương án dự trù.
Ngay khi Elon Musk đánh tiếng mua lại Twitter với giá 43 tỷ đô la, ông đã vấp phải kế hoạch “uống thuốc độc” từ ban giám đốc công ty. Ngày 15/4, hội đồng quản trị Twitter đã nhanh chóng biểu quyết nhất trí thông qua Kế hoạch “Quyền của cổ đông”. Theo đó nếu bất kỳ cá nhân hay nhóm nào sở hữu ít nhất 15% cổ phiếu phổ thông đang lưu hành mà không có sự chấp thuận của hội đồng quản trị, thì các cổ đông khác sẽ được phép mua thêm cổ phiếu với mức chiết khấu đáng kể.
Đây là một cách phổ biến để bảo vệ Twitter khỏi việc bị tiếp quản từ một bên thứ ba, bằng cách pha loãng cổ phiếu nhằm giảm tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện hữu.
https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_musk-550x330.jpg
Tỷ phú Elon Musk và logo Twitter (Ảnh NTDVN tổng hợp).
Cơn "nóng giận' hấp tấp này của những người đứng đầu Twitter đã hé lộ cho thế giới biết, họ đã lo ngại bị mất quyền được “kiểm duyệt” ngôn luận của người khác như thế nào. Đồng thời cũng phơi bày thái độ thù địch cực đoan của giới tinh hoa theo phái thiên tả.
Elon Musk không chỉ chỉ trích Twitter đã “không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về tự do ngôn luận của nền dân chủ”, mà còn cả cách quản lý tệ hại của ban quản trị công ty. Ông đã phê phán giới lãnh đạo Twitter đang làm việc tồi tệ và chỉ xứng đáng nhận đồng lương một cách "hợp lý".
Chỉ một ngày sau khi ban quản trị Twitter áp dụng chiến lược "thuốc độc" để bảo vệ công ty khỏi nguy cơ bị Elon Musk thâu tóm, vị tỷ phú đã tweet một dòng có sức nặng tương đương một "cú đấm" vào giới lãnh đạo Twitter:
"Lương của hội đồng quản trị sẽ là 0 USD nếu tôi thâu tóm thành công Twitter. Như vậy, mỗi năm công ty tiết kiệm được gần 3 triệu USD".
https://pbs.twimg.com/media/FQezYAEUcAI1PO-?format=jpg&name=small
Ngay khi tin tức về việc hội đồng quản trị chấp nhận đề nghị mua lại Twitter của Elon Musk, hầu hết nhân viên của mạng xã hội này đã bị sốc nặng. Họ đã để lại nhiều luồng ý kiến, đa phần là tiêu cực trước viễn cảnh phải làm việc dưới trướng Elon Musk
https://pbs.twimg.com/media/FRNLk7yWYAE9P1L?format=jpg&name=small
Sự phản đối Elon Musk đa phần đều đến từ những người thuộc cánh tả. Chính quyền cánh tả Joe Biden cũng đã theo sát diễn biến của thương vụ này, và tỏ ra lo lắng về khả năng CEO Tesla cho phép cựu Tổng thống Trump cũng như nhiều thành viên đảng Cộng hòa từng bị khóa tài khoản Twitter được quay trở lại.
Trớ trêu thay, các chính trị gia thiên tả như Joe Biden đã không thể lăng xê “Thỏa thuận mới xanh” của họ, mà lại không giúp thúc đẩy doanh số bán xe điện Tesla. Điều đó đã mang đến cho Elon Musk một cơ hội hiếm có.
Thách thức gấu Nga, giúp đỡ Ukraine
Trong khi Elon Musk đang gây đau khổ cho những người cánh tả bằng việc mua đứt Twitter, cùng với lập trường cải tổ Twitter vốn bị kiểm duyệt, trở thành một "quảng trường công cộng trên thực tế", ông còn làm điều gây sốc hơn từ trước đó.
Nổi tiếng là người thường hay “bỡn cợt” trên Twitter, không có gì lạ khi Elon Musk thách thức Tổng thống Vladimir Putin đấu tay đôi vì tương lai của Ukraine. Thậm chí Elon Musk còn “cam kết “chỉ sử dụng một tay” nếu Tổng thống Nga sợ hãi và còn nói rằng ông Putin “có thể mang theo một con gấu”.
Tất nhiên cư dân mạng đều hiểu lời “thách đấu” này của Elon Musk là bỡn cợt thiếu thực tế, nhưng lời hứa bảo vệ “tương lai của Ukraine” thì là có thật. Trong nỗ lực giúp người dân Ukraine có thể giữ liên lạc với thế giới bên ngoài, Giám đốc điều hành SpaceX và Tesla đã cung cấp các thiết bị dịch vụ Internet thông qua vệ tinh Starlink tới quốc gia này.
Theo CNBC, Công ty vũ trụ SpaceX đã bắt đầu gửi cho Ukraine các lô hàng thiết bị vệ tinh Starlink - đi kèm với ăng-ten, giá ba chân và bộ định tuyến Wi-Fi ngay sau khi Nga phát động cuộc chiến.
Theo Washingtonpost, khi chiến tranh nổ ra, Ukraine phải đối mặt với các mối đe dọa từ các cuộc tấn công mạng và pháo kích của Nga có khả năng đánh sập mạng Internet, nên việc xây dựng kế hoạch dự phòng là vô cùng cần thiết. Vì vậy, Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine, đã tweet lời cầu xin trực tiếp tới Elon Musk, kêu gọi tỷ phú công nghệ giúp đỡ.
Elon Musk trả lời chỉ vài giờ sau đó: “Dịch vụ Starlink đang hoạt động ở Ukraine. Nhiều thiết bị đầu cuối khác đang trên đường tới”.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng Starlink như một biện pháp thay thế tạm thời để người dân và chính phủ Ukraine giữ kết nối trong cuộc chiến là thử nghiệm lớn với công nghệ tương đối mới, và có thể tạo ra những tác động rộng rãi với chiến tranh trong tương lai. Internet đã trở thành công cụ thiết yếu để liên lạc, cập nhật thông tin và thậm chí cung cấp năng lượng cho vũ khí.
Nói cách khác, song song với việc Elon Musk đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Mỹ, ông còn hỗ trợ cho người Ukraine và đánh trả các cuộc tấn công của quân đội Nga nhằm vào hệ thống Starlink của ông.
Theo Dailymail, mới đây Lầu Năm Góc đã tiết lộ rằng, Mạng vệ tinh SpaceX Starlink của Elon Musk đã đánh trả thành công các nỗ lực của Nga nhằm gây nhiễu mạng ở Ukraine. Cũng như nhiều nước khác, Nga sở hữu công nghệ có khả năng tìm kiếm, gây nhiễu và đôi khi đánh chặn nhiều loại đường truyền, mà điển hình là các luồng Internet của Ukraine đã bị suy giảm vào ngày đầu tiên khi Nga phát động tấn công hôm 24/2.
https://img.ntdvn.net/2021/02/ntdvn_800px-starlink-mission-47926144123-550x330.jpg
SpaceX đang thử nghiệm dịch vụ Internet từ các vệ tinh Starlink. (Ảnh: Public Domain)
Lầu Năm Góc đã phải ca ngợi trước công nghệ tuyệt vời này của SpaceX Starlink, và Tổng thống Nga Vladimir Putin chắc hẳn cũng phải kiêng dè tỷ phú Elon Musk.
Nhưng người đời cũng có câu: Lắm tài nhiều tật: Elon Musk cũng là vị tỷ phú “quái chiêu nhất”. Ông đã đặt cái tên có 1-0-2 cho cậu con trai của ông là X Æ A-Xii. Với tài sản xấp xỉ gần 300 tỷ đô la, Elon Musk lại là một tỷ phú “vô gia cư”, vì ông có phương châm không sở hữu tài sản vật lý, chỉ đi ở nhà thuê, hoặc ở nhờ nhà của các cộng sự tại Tesla.
Rõ ràng, ở tầm của Elon Musk, đẳng cấp không còn thể hiện ở nhà sang xế xịn, mà đôi khi thể hiện ở phát ngôn hay dòng tweet của ông, cũng có thể khiến thị trường tài chính thế giới chao đảo, lúc thì xanh lè khi lại đỏ rực.
Vậy Elon Musk là người như thế nào?