PDA

View Full Version : Các đồng minh cam kết viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine chống Nga ở miền đông



duyanh
04-21-2022, 11:50 AM
Các đồng minh cam kết viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine chống Nga ở miền đông




https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6AE1/production/_124216372_gettyimages-1240069700.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6AE1/production/_124216372_gettyimages-1240069700.jpg.webp)

Các binh sĩ Ukraine bảo vệ chiến tuyến chống lại cuộc tấn công của Nga gần Kharkiv

Các quốc gia đồng minh của Ukraine đã cam kết gửi thêm vũ khí để giúp Kyiv chiến đấu trước cuộc tấn công mới của Nga ở miền đông.

Mỹ và một số nước khác tuyên bố sẽ viện trợ thêm đạn pháo, vũ khí chống tăng và phòng không cho Kyiv trong cuộc điện đàm video kéo dài 90 phút vào ngày thứ Ba 19/4.

Ukraine nói họ cần vũ khí để tự vệ khi Nga tiến hành chiến dịch tấn công mới ở miền đông nước này.

Các cuộc giao tranh ở miền đông Ukraine đã đánh dấu điều mà nhà lãnh đạo Volodymyr Zelensky nói - là sự khởi đầu của "cuộc chiến nhằm giành lấy Donbas".

Nga đang tập trung lực lượng tấn công vùng Donbas, miền đông Ukraine - bao gồm các khu vực Luhansk và Donetsk.
Theo Ukraine, lực lượng Nga đã tấn công vào các vị trí đồn trú của Ukraine dọc theo toàn bộ đường chiến tuyến dài 480 km kể từ ngày thứ Hai 18/4.
Trong bối cảnh Nga đang tiến hành các đợt tấn công mới, các lãnh đạo phương Tây đã nhóm họp để thảo luận về việc viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine.
Sau cuộc họp, Bộ Quốc phòng Mỹ nói sẽ gửi thêm máy bay quân sự và các bộ phận máy bay đến Ukraine nhằm tăng quy mô đội bay và sửa chữa những chiếc khác bị hư hại.


https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/80FD/production/_124212033_ukraine_invasion_east_map-nc.png.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/80FD/production/_124212033_ukraine_invasion_east_map-nc.png.webp)


Bộ Quốc phòng Mỹ nói thêm, Mỹ đã không cung cấp máy bay cho Kyiv và cũng không nêu chi tiết về quốc gia nào đã cung cấp máy bay.
Trước đó, Tổng thống Zelensky đã khẩn cấp kêu gọi Mỹ cung cấp hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu do Liên Xô chế tạo như một giải pháp thay thế cho việc thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine.

Tháng trước, Mỹ đã từ chối đề xuất của Ba Lan về việc Washington sẽ cung cấp máy bay chiến đấu MiG-29, rồi nước này sẽ chuyển giao cho Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, phát biểu trước báo giới sau cuộc họp với các đồng minh phương Tây, cho biết Mỹ đang có kế hoạch cấp thêm một gói viện trợ quân sự cho Ukraine với quy mô tương tự như khoản viện trợ 800 triệu USD mà ông đã công bố vào tuần trước, theo truyền thông Hoa Kỳ.
Ông cho biết Washington sẽ gửi cho Ukraine thêm đạn pháo - loại súng hạng nặng được dùng trong chiến tranh trên bộ.
Trong cuộc họp, các nước khác cũng cam kết viện trợ quân sự thêm cho Ukraine.
"Họ [Ukraine] cần được hỗ trợ thêm đạn pháo, đó là những gì chúng tôi sẽ cung cấp", Thủ tướng Boris Johnson phát biểu tại Nghị viện Anh sau cuộc họp.

Tại Berlin, Thủ tướng Olaf Scholz nói Đức sẽ cung cấp tài chính để giúp Ukraine mua vũ khí chống tăng và đạn dược từ các nhà sản xuất vũ khí của Đức.

Trong khi đó, Cộng hòa Séc cho biết sẽ giúp sửa xe tăng và xe bọc thép của Ukraine bị hư hỏng trong chiến tranh.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh tay hơn nữa đối với Nga cũng được thảo luận.
Cam kết viện trợ thêm vũ khí được công bố sau khi Tổng thống Zelensky liên tục kêu gọi các đồng minh tiếp tục tăng cường tiếp tế vũ khí cho Kyiv.

"Chúng tôi cần pháo hạng nặng, xe thiết giáp, hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu - bất cứ thứ gì để đẩy lùi lực lượng Nga và ngăn chặn tội ác chiến tranh của họ", ông Zelensky tuyên bố trên Twitter tuần trước. "Sẽ không có ai ngăn chặn Nga ngoại trừ Ukraine với vũ khí hạng nặng".
Nga đã kịch liệt phản đối các sự trợ giúp từ đồng minh của Kyiv.

"Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây dưới sự kiểm soát của họ đang làm mọi cách để kéo dài hoạt động quân sự càng lâu càng tốt", Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói.

Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về cách cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine sau chiến tranh, ngay cả khi nước này không phải là thành viên của Nato, một cố vấn của Tổng thống Pháp cho biết.

Nato là một liên minh quân sự có 30 thành viên - bao gồm Mỹ, Anh và Đức - có cam kết hỗ trợ nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào bất kỳ quốc gia nào thuộc liên minh.

Vì Ukraine không phải là thành viên của Nato nên liên minh không có nghĩa vụ phải đứng ra bảo vệ.

Các thành viên của Nato lo ngại việc can dự vào một cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp có thể dẫn đến một cuộc xung đột toàn diện giữa Nga và Phương Tây.

Thay vào đó, các thành viên Nato đã viện trợ quân sự trị giá hàng triệu USD cho Ukraine kể từ khi Nga tiến hành xâm lược.




https://www.youtube.com/watch?v=4k8__4PRSWo


Ukraine: Xuất hiện khái niệm 'Chiến tranh Lạnh mới'



BBC