PDA

View Full Version : Nga bắt đầu đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây



giahamdzui
04-10-2022, 12:52 PM
Nga bắt đầu đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây




https://img.ntdvn.net/2022/03/ntdvn_ntdvn-putin-cach-ly.jpg (https://img.ntdvn.net/2022/03/ntdvn_ntdvn-putin-cach-ly.jpg)



Trước các đòn trừng phạt nặng ký của phương Tây trong suốt hơn hai tháng qua, Điện Kremlin đã bắt đầu đáp trả mạnh mẽ và khẳng định vị thế của nước Nga, đồng thời mong muốn vực dậy nền kinh tế đang trên đà xuống dốc. Trong danh sách trừng phạt này, 228 Nghị sỹ Australia đã bị gọi tên.

Ngày 7/4, Nga thông báo một loạt biện pháp đáp trả các hành động trừng phạt ngoại giao của những nước phương Tây nhằm vào Moscow liên quan chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Nga bắt đầu 'xắn tay' đáp trả các đòn trừng phạt của phương Tây

Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố, nước này đã áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào Nga đối với các nhà lãnh đạo cấp cao của Australia từ ngày 7/4, trong đó có Thủ tướng Scott Morrison.

Dự kiến trong tương lai gần, Nga có thể mở rộng danh sách này, trong đó có thể là các quan chức Australia trong lĩnh vực quân đội, doanh nhân, chuyên gia, phóng viên, nhà báo, "những người góp phần kích động thái độ tiêu cực đối với Nga".

Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, mọi bước đi chống lại Nga, từ việc đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào các cá nhân đến hạn chế quan hệ kinh tế song phương gây tổn hại đến lợi ích của chính người dân Australia, sẽ đều bị đáp trả mạnh mẽ.

228 Nghị sỹ Australia bị gọi tên

Bộ Ngoại giao Nga đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tất cả các thành viên liên bang của Quốc hội Australia để đáp lại những "hành động không thân thiện" của chính phủ, vốn đã hợp tác chặt chẽ với các đồng minh dân chủ để trừng phạt các quan chức Nga về cuộc xâm lược Ukraine.

Tổng cộng, có 228 nghị sĩ Australia có tên trong danh sách trừng phạt này của Nga.


https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-64-550x330.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-64-550x330.jpeg)

Lối vào phía trước của Tòa nhà Quốc hội liên bang ở Canberra, Australia vào ngày 1/4/2022. (Ảnh The Epoch Times)

Vào hôm 7/4, Bộ Ngoại giao Nga đã chỉ trích các nhà chức trách Australia vì đã 'theo đuôi' phương Tây và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo cao nhất của Liên bang Nga.

Tất cả các thành viên của hạ viện, thượng viện và một số cơ quan lập pháp Australia đã bị cấm nhập cảnh vào Nga, bao gồm Thủ tướng Scott Morrison, Ngoại trưởng Marise Payne, Lãnh đạo phe đối lập Anthony Albanese, và Lãnh đạo phe đối lập bang Victoria Matthew Guy.

Bộ Ngoại giao Nga hứa hẹn sẽ bổ sung thêm nhiều người nữa vào “danh sách đen” bao gồm những người thuộc quân đội Úc, các doanh nghiệp, chuyên gia và các nhân vật truyền thông có “thái độ tiêu cực” đối với Nga.

Thông báo được đưa ra sau khi Australia công bố thêm các biện pháp trừng phạt đối với 67 cá nhân vì vai trò của họ trong "cuộc xâm lược vô cớ, bất công và bất hợp pháp vào Ukraine".

Những người bị trừng phạt bao gồm Đại tá Nga Mikhail Mizintsev - được gọi là "Đồ tể của Mariupol" - và Phó Thủ tướng Dmitry Grigorenko, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maxim Reshetnikov, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Aleksander Babakov, và các quan chức cấp cao khác.

“Vòng trừng phạt mới nhất này sau khi xuất hiện bằng chứng về tội ác chiến tranh của Nga ở Bucha và các thị trấn khác xung quanh Kyiv. Australia lên án những hành động tàn bạo này bằng những điều kiện mạnh mẽ nhất có thể", bà Payne nói trong một tuyên bố.


https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-61-550x330.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-61-550x330.jpeg)

Công nhân thành phố đang di chuyển sáu thi thể ở thị trấn Bucha, Ukraine, vào ngày 5/4/2022. (Ảnh Getty Images)

“Với những danh sách mới nhất này, chính phủ Úc hiện đã trừng phạt gần 600 cá nhân và tổ chức liên quan đến cuộc chiến bất hợp pháp của Nga”.
Bà cho biết Australia đã cam kết "áp đặt chi phí cao nhất" cho những người chịu trách nhiệm cho cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

New Zealand cũng không tránh khỏi các đòn trừng phạt

Tương tự, Bộ Ngoại giao Nga cũng tuyên bố áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với 130 cá nhân là các quan chức cấp cao và nghị sĩ của New Zealand, trong đó có Thủ tướng Jacinda Ardern, từ ngày 7/4.

Bộ này nhấn mạnh, đây là hành động dựa trên cơ sở "có đi có lại" của Nga, đáp lại những hành động "không thân thiện" của New Zealand trước đó.

Trước đó, chính phủ New Zealand đã hạn chế nhập cảnh đối với nhiều công dân Nga, cũng như cấm xuất khẩu các loại hàng hóa cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan các tổ chức quân sự và an ninh Nga.

Cùng ngày, Ireland cho biết, 2 nhà ngoại giao của nước này ở Moscow đã bị yêu cầu rời khỏi Nga, chỉ hơn một tuần sau khi Dublin trục xuất 4 nhân viên ngoại giao Nga bị cáo buộc hoạt động gián điệp.

Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Ireland Simon Coveney nêu rõ: "Đại sứ Ireland tại Moscow đã bị triệu đến Bộ Ngoại giao Nga vào chiều nay và nhận được thông báo trên. Không có lý do nào để giải thích cho việc áp dụng biện pháp này".


https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-65.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-65.jpeg)

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Simon Coveney (giữa) và Tham mưu trưởng Lực lượng Quốc phòng, Trung tướng Sean Clancy (trái), tham dự Lễ xuất quân tại Doanh trại Collins Dublin vào ngày 5/4/2022. (Ảnh Getty Images)

Ông Coveney đồng thời lưu ý, các nhân viên Đại sứ quán Ireland ở đó "không làm và cũng không tham gia bất kỳ nhiệm vụ hoặc có chức năng nào không phù hợp với thân phận ngoại giao của họ".

Theo quan chức Ireland, việc buộc phải cắt giảm sự hiện diện vốn đã "tương đối ít" của nước này ở thủ đô của Nga sẽ "làm giảm đáng kể" khả năng hỗ trợ công dân Ireland ở Nga cũng như việc "duy trì các kênh liên lạc ngoại giao" với Điện Kremlin.

Cũng liên quan "cuộc chiến ngoại giao Nga và phương Tây", Bộ Ngoại giao Montenegro đã yêu cầu 4 nhà ngoại giao Nga rời khỏi nước này vì "vi phạm quy tắc ngoại giao".

Montenegro đã trao công hàm thông báo cho Đại sứ Nga và những nhà ngoại giao nêu trên có một tuần để rời khỏi nước này.
Trước đó, hồi tháng 3, Montenegro đã trục xuất một nhà ngoại giao Nga với lý do tương tự. Chính phủ Montenegro, một nước cộng hòa Nam Tư cũ nhỏ bé chỉ có dân số 628.000 người, đã tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Nga do chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.

Australia chuyển 20 xe thiết giáp Bushmaster cho Ukraine

Chính phủ Australia thông báo sẽ chuyển 20 xe thiết giáp Bushmaster cho Ukraine để hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh, trong đó 3 chiếc đầu tiên sẽ rời Australia vào ngày 8/4.
“Chúng tôi đang đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Zelensky về việc tăng cường viện trợ quân sự. Bên cạnh hỗ trợ quân sự và viện trợ nhân đạo, chúng tôi sẽ cử các tàu chiến để giúp người dân Ukraine bảo vệ đất nước của họ. Ba chiếc đầu tiên sẽ rời đi trong ngày hôm nay”, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton cho biết trên Twitter hôm 8/4.

20 chiếc Bushmaster sẽ được trang bị radio, GPS và áo giáp gắn thêm bu lông để tăng cường khả năng bảo vệ. Chúng đã được sơn màu xanh ô liu để phù hợp với môi trường ở Ukraine và có cờ Ukraine được sơn ở hai bên với dòng chữ “Đoàn kết với Ukraine” được khắc bằng tiếng Anh và tiếng Ukraine.


https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-63-550x330.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-63-550x330.jpeg)

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton (giữa), cùng với Đại sứ Ukraine tại Australia Vasyl Myroshnychenko (phải), phát biểu trong cuộc họp báo tại Căn cứ Không quân Amberley vào ngày 08/4/2022 ở Ipswich, Australia. (Ảnh Getty Images)

Tuyên bố của Thủ tướng Morrison và Bộ trưởng Quốc phòng cho biết, động thái này là "để ghi nhận cam kết và hỗ trợ của chúng tôi đối với Chính phủ và người dân Ukraine".

"Australia sát cánh với Ukraine chống lại cuộc xâm lược bất hợp pháp và vô cớ của Nga", thông cáo nêu rõ.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục áp đặt những chi phí tối đa chống lại Nga thông qua các biện pháp trừng phạt có mục tiêu đối với các cá nhân và thực thể, bao gồm Tổng thống Putin và các cơ quan tuyên truyền, chỉ huy quân sự và các thành viên quốc hội".


Huyền Anh
Theo The Epoch Times