PDA

View Full Version : Tướng Flynnn: Cuộc xâm lược Ukraine 'Hoàn toàn có thể tránh được'



duyanh
04-09-2022, 11:51 AM
Tướng Flynnn: Cuộc xâm lược Ukraine 'Hoàn toàn có thể tránh được'





https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1.jpg (https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1.jpg)

Tướng Michael Flynn trong một cuộc phỏng vấn với chương trình "Capitol Report" của NTD được phát sóng vào ngày 6/4/2022. (Ảnh The Epoch Times)
Trong chương trình "Capitol Report”của NTD, Tướng Michael Flynn, một trung tướng quân đội đã nghỉ hưu, người từng giữ chức Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump cho biết cuộc xâm lược Ukraine 'hoàn toàn có thể tránh được'.

Ông Flynn nói: “Quay trở lại năm 1994 với Hiệp định Budapest ở Budapest, Hungary, vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh".
Vào ngày 5/12/1994, Nga, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận với Ukraine được gọi là Bản ghi nhớ Budapest về Đảm bảo An ninh tại Budapest, Hungary. Ba cường quốc hạt nhân đã đưa ra những đảm bảo về độc lập và chủ quyền của Ukraine để đổi lấy việc loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân khỏi lãnh thổ của nước này và trở thành thành viên của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Hai cường quốc hạt nhân khác là Trung Quốc và Pháp đã đưa ra lời đảm bảo trong các văn bản riêng biệt.

Các cường quốc hạt nhân này cũng đã ký các cam kết bảo đảm an ninh giống hệt nhau với Belarus và Kazakhstan vào thời điểm đó.



https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/04/07/Bill-Clinton-Boris-Yeltsin-and-Ukraine-President-Leonid-M.-Kravchuk-700x420.jpg (https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/04/07/Bill-Clinton-Boris-Yeltsin-and-Ukraine-President-Leonid-M.-Kravchuk-700x420.jpg)


Tổng thống Mỹ Bill Clinton (T), Tổng thống Nga Boris Yeltsin (giữa) và người đồng cấp Ukraine Leonid M. Kravchuk (P) bắt tay sau khi ký thỏa thuận giải trừ hạt nhân tại Điện Kremlin ở Moscow, Nga, vào ngày 14/1/1994. Theo Ukraine, cường quốc hạt nhân lớn thứ ba thế giới, cho biết họ sẽ chuyển giao tất cả các vũ khí hạt nhân chiến lược của mình cho Nga để tiêu hủy. (Ảnh Getty Images)

Ông Flynn nói: “Một trong những điểm gây được tiếng vang lớn từ hiệp định Budapest là NATO không tiếp tục gây hấn đối với Liên bang Nga”, Tướng Flynn nói và giải thích rằng, không có nhà lãnh đạo quốc gia nào muốn có tên lửa hạt nhân xuyên qua ranh giới giữa Nga và các nước châu Âu.

Bản ghi nhớ Budapest (pdf (https://treaties.un.org/doc/Publication/UNTS/Volume%203007/Part/volume-3007-I-52241.pdf)) không đề cập đến việc mở rộng NATO. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phương Tây đã hứa hẹn sẽ không mở rộng NATO về phía đông trong suốt quá trình thống nhất nước Đức vào năm 1990 và năm 1991. Năm 1990, Ngoại trưởng Mỹ James Baker đã đưa ra một câu nói nổi tiếng: "Không một inch về phía Đông", khẳng định Washington không có ý định mở rộng Liên minh NATO về phía Đông.

Theo các tài liệu được giải mật gần đây của Cơ quan Lưu trữ An ninh Quốc gia tại Đại học George Washington được công bố vào ngày 24/11/2021, trước và sau cuộc họp Budapest năm 1994, Tổng thống khi đó là Bill Clinton đã đảm bảo với Tổng thống Nga khi đó là Boris Yeltsin rằng bất kỳ sự mở rộng nào của NATO đều sẽ chậm rãi nhằm xây dựng một châu Âu không độc quyền và giữ “quan hệ đối tác” với Nga.
Trong một cuộc trò chuyện ngày 28/9/1994, Tổng thống Clinton nói với người đồng cấp Yeltsin rằng, ông chưa bao giờ nói rằng Nga không thể được xem xét để trở thành thành viên NATO, và nói thêm rằng “khi chúng tôi nói về việc mở rộng NATO, chúng tôi đang nhấn mạnh đến sự bao gồm chứ không phải loại trừ”.

Trong một bức thư gửi ông Clinton ngày 30/11/1994, ông Yeltsin nói, “Chúng tôi đồng tình với quý vị rằng, trước tiên chúng ta cần vượt qua giai đoạn hợp tác này, và các vấn đề về sự phát triển lâu dài của NATO không nên được quyết định mà không tính đến quan điểm và lợi ích của Nga".

https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/04/07/Bill-Clinton-and-Boris-Yeltsin-1200x878.jpg (https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/04/07/Bill-Clinton-and-Boris-Yeltsin-1200x878.jpg)

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton (P) và Tổng thống Nga Boris Yeltsin bắt tay trong phòng Xanh tại Điện Kremlin ở Moscow, Nga, vào ngày 13/1/1994. (Ảnh Getty Images)
Theo ông Flynn, cuộc chiến cũng cho thấy chính quyền ông Biden đã không liên lạc được với Nga một cách hiệu quả để ngăn chặn sự leo thang của tình hình chiến sự tại Ukraine.
Ông Flynn nói: “Chiến tranh là một thất bại về chính sách và ngoại giao. Bất cứ khi nào quý vị thấy các quốc gia xảy ra chiến tranh với nhau, đó là bởi vì có sự thất bại trong giao tiếp”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã thúc đẩy việc gia nhập NATO sau khi nhậm chức. Gia nhập NATO và Liên minh châu Âu đã được đưa vào hiến pháp của Ukraine trong nhiệm kỳ của ông.
Tháng trước, ông Zelenskyy cho biết đất nước của ông phải chấp nhận rằng họ sẽ không trở thành thành viên của NATO.


https://img.ntdvn.net/2022/02/ntdvn_bp-550x330.jpg (https://img.ntdvn.net/2022/02/ntdvn_bp-550x330.jpg)


Trái) Tổng thống Mỹ Joe Biden Alexandria, Virginia, ngày 28/5/2021. (Mandel Ngan / AFP qua Getty Images); (phải) Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Cung điện Tauride, ở Saint Petersburg, Nga, ngày 27/4/2021. (Alexei Danichev / Sputnik / AFP qua Getty Images)

Trong một bài phát biểu ngày 26/3 tại Ba Lan, ông Biden nói về ông Putin, "Chúa ơi, người đàn ông này không thể tiếp tục nắm quyền".
Ngay sau đó, Điện Kremlin phản bác tuyên bố có phần "nảy lửa" hôm 26/3 của Tổng thống Mỹ Joe Biden, người cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “không thể tiếp tục tại vị”, đồng thời cảnh báo rằng, "những lời xúc phạm cá nhân" của ông Biden đối với ông Putin sẽ làm tổn hại mối quan hệ giữa Washington và Moscow. Bình luận của ông Biden thu hút sự suy đoán rằng, Nhà Trắng đang thúc đẩy một sự thay đổi chế độ để có thể lật đổ chính quyền của ông Putin.



Huyền Anh
Theo The Epoch Times