duyanh
04-04-2022, 11:19 AM
Nga cảnh báo chỉ xuất khẩu nông sản tới các quốc gia 'thân thiện'
https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-41.jpeg
Tổng thống Vladimir Putin (T) và Thủ tướng Dmitry Medvedev (giữa) xem lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Moscow, vào ngày 9/5/2013. (Ảnh Getty Images)
Hãng thông tấn RIA dẫn lời Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev ngày 3/4 cho biết nước này sẽ chỉ xuất khẩu lương thực, cây trồng tới các "quốc gia thân thiện" và thu về đồng rúp hoặc đồng nội tệ của các nước này.
Trước đó, hôm 1/4, ông Medvedev nhấn mạnh lương thực là một "vũ khí thầm lặng" trong cuộc chiến trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây và Nga có thể ngừng mua bán thực phẩm với "các quốc gia không thân thiện."
Thủ tướng Medvedev nói rằng nhiều quận phụ thuộc vào nguồn cung cấp lương thực từ Nga, nước xuất khẩu lúa mì lớn trên toàn cầu: “Hóa ra lương thực là thứ vũ khí thầm lặng của chúng tôi. Thầm lặng nhưng đáng lo ngại", theo nguồn tin từ tờ Breitbart.
"Chúng tôi sẽ chỉ cung cấp các thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp tới các quốc gia bạn bè. May mắn thay, chúng tôi có rất nhiều bạn bè như vậy và họ không ở châu Âu hay Bắc Mỹ", Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cho biết hôm ngày 1/4.
Theo ông Medvedev, nguồn cung nông nghiệp của Nga tới các quốc gia bạn bè sẽ thực hiện bằng đồng rúp và cả đơn vị tiền tệ của các nước này theo tỷ lệ thỏa thuận.
https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-44-550x330.jpeg
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (T) tham dự cuộc họp báo chung với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (P) tại Đại lễ đường nhân dân vào ngày 7/11/2018 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh Getty Images)
Sau đó, ông giải thích rằng Nga sẽ không cung cấp các sản phẩm và nông sản cho những quốc gia mà họ coi là “không thân thiện”.
“Và chúng tôi sẽ không mua bất cứ thứ gì từ họ (mặc dù chúng tôi đã không mua bất cứ thứ gì kể từ năm 2014, nhưng danh sách các sản phẩm bị cấm nhập khẩu có thể được mở rộng thêm)", ông tiếp tục. Trước đó, Nga đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu một số sản phẩm nông nghiệp từ Liên minh Châu Âu EU và các nước phương Tây khác vào năm 2014 sau khi sát nhập Crimea.
Tuyên bố của ông Medvedev được đưa ra sau khi Moscow tuyên bố các quốc gia không thân thiện phải mua khí đốt Nga bằng đồng rúp. Những quốc gia bị Nga coi là "không thân thiện" gồm Mỹ, các nước thành viên Liên minh châu Âu, Anh, Nhật Bản, Canada, Na Uy, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Ukraine.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga nói thêm nước này vẫn ưu tiên cung cấp lương thực cho thị trường nội địa và kiểm soát giá cả trong nước. Nga đã đặt hạn ngạch xuất khẩu ngũ cốc và thuế từ năm 2021 nhằm ổn định lạm phát lương thực tăng cao trong nước.
Đối tác xuất khẩu nông sản lớn nhất của Nga là EU, với tổng giá trị năm 2021 là 4,7 tỷ USD. Thị trường lớn thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ với 4,3 tỷ USD. Trung Quốc đứng thứ ba với 3,6 tỷ USD.
Nga cung cấp 18% lượng lúa mì và 39% lượng dầu hạt cải cho thế giới. Nếu Nga hạn chế xuất khẩu các mặt hàng này hoặc thế giới từ chối nhập mặt hàng này của Nga, điều đó có thể làm trầm trọng thêm nạn đói toàn cầu, theo Washington Post.
Theo Đài Quan sát Phức hợp Kinh tế, Nga đã xuất khẩu 10,1 tỷ USD lúa mì chỉ riêng trong năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19 toàn cầu và các vấn đề chuỗi cung ứng.
Liên minh châu Âu và Ukraine là những đối thủ cạnh tranh chính của khối này trong thương mại lúa mì, biểu hiện ở các mặt hàng như mì ống, bánh mì, ngũ cốc và thực phẩm chiên cho người tiêu dùng.
Lệnh cấm xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp tới các quốc gia được gọi là “không thân thiện” có thể gây thêm áp lực lên những quốc gia vốn đang chuẩn bị cho tình trạng thiếu lương thực tiềm ẩn do cuộc xâm lược Ukraine của Điện Kremlin và các lệnh trừng phạt tiếp theo của phương Tây.
Nói về tình trạng khủng hoảng lương thực, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào ngày 24/3 rằng “điều đó sẽ trở thành hiện thực”, lưu ý rằng “cái giá của những lệnh trừng phạt này không chỉ áp đặt lên Nga, mà nó còn được áp đặt rất khủng khiếp. rất nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước châu Âu và đất nước của chúng tôi".
Ông Biden cho biết, Mỹ và Canada có thể cần phải tăng cường sản xuất lương thực để tránh tình trạng thiếu lương thực ở châu Âu và những nơi khác.
Tuy nhiên, ít có khả năng Hoa Kỳ sẽ bị thiếu lương thực đáng kể, trong khi các quốc gia châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu của Nga, cũng như các quốc gia kém phát triển hơn về kinh tế, có thể thấy ít sản phẩm hơn trên các kệ siêu thị.
Nhận xét của Thủ tướng Medvedev được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt ra thời hạn cho các khách hàng từ các quốc gia “không thân thiện”, bắt đầu thanh toán cho các chuyến giao khí đốt của Nga bằng đồng rúp hoặc bị cắt nguồn cung khí đốt.
https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-42-550x330.jpeg
Tàu chở dầu LNG (Khí đốt tự nhiên hóa lỏng) Rudolf Samoylovich neo đậu tại bến tàu Montoir-de-Bretagne LNG Terminal, miền Tây nước Pháp, vào ngày 10/3/2022. Châu Âu nhập khẩu khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên từ Nga. (Ảnh Getty Images)
Nhiều khách hàng châu Âu mua năng lượng của Nga cho đến nay đã từ chối tuân theo yêu cầu này. Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Slovakia hôm Chủ nhật cho biết đất nước của ông sẵn sàng làm như vậy.
Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã giáng các đòn trừng phạt kinh tế vào Moscow. Nga đã đáp trả bằng một số biện pháp, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu nhiều loại thực phẩm. Phương Tây đã áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kể từ ngày 24/2 vừa qua, khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Hôm 31/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh, theo đó việc xuất khẩu khí đốt sang "các nước không thân thiện" (những nước đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga) sẽ phải được thanh toán bằng đồng rúp bắt đầu từ ngày 1/4.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times
https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-41.jpeg
Tổng thống Vladimir Putin (T) và Thủ tướng Dmitry Medvedev (giữa) xem lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Moscow, vào ngày 9/5/2013. (Ảnh Getty Images)
Hãng thông tấn RIA dẫn lời Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev ngày 3/4 cho biết nước này sẽ chỉ xuất khẩu lương thực, cây trồng tới các "quốc gia thân thiện" và thu về đồng rúp hoặc đồng nội tệ của các nước này.
Trước đó, hôm 1/4, ông Medvedev nhấn mạnh lương thực là một "vũ khí thầm lặng" trong cuộc chiến trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây và Nga có thể ngừng mua bán thực phẩm với "các quốc gia không thân thiện."
Thủ tướng Medvedev nói rằng nhiều quận phụ thuộc vào nguồn cung cấp lương thực từ Nga, nước xuất khẩu lúa mì lớn trên toàn cầu: “Hóa ra lương thực là thứ vũ khí thầm lặng của chúng tôi. Thầm lặng nhưng đáng lo ngại", theo nguồn tin từ tờ Breitbart.
"Chúng tôi sẽ chỉ cung cấp các thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp tới các quốc gia bạn bè. May mắn thay, chúng tôi có rất nhiều bạn bè như vậy và họ không ở châu Âu hay Bắc Mỹ", Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cho biết hôm ngày 1/4.
Theo ông Medvedev, nguồn cung nông nghiệp của Nga tới các quốc gia bạn bè sẽ thực hiện bằng đồng rúp và cả đơn vị tiền tệ của các nước này theo tỷ lệ thỏa thuận.
https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-44-550x330.jpeg
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (T) tham dự cuộc họp báo chung với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (P) tại Đại lễ đường nhân dân vào ngày 7/11/2018 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh Getty Images)
Sau đó, ông giải thích rằng Nga sẽ không cung cấp các sản phẩm và nông sản cho những quốc gia mà họ coi là “không thân thiện”.
“Và chúng tôi sẽ không mua bất cứ thứ gì từ họ (mặc dù chúng tôi đã không mua bất cứ thứ gì kể từ năm 2014, nhưng danh sách các sản phẩm bị cấm nhập khẩu có thể được mở rộng thêm)", ông tiếp tục. Trước đó, Nga đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu một số sản phẩm nông nghiệp từ Liên minh Châu Âu EU và các nước phương Tây khác vào năm 2014 sau khi sát nhập Crimea.
Tuyên bố của ông Medvedev được đưa ra sau khi Moscow tuyên bố các quốc gia không thân thiện phải mua khí đốt Nga bằng đồng rúp. Những quốc gia bị Nga coi là "không thân thiện" gồm Mỹ, các nước thành viên Liên minh châu Âu, Anh, Nhật Bản, Canada, Na Uy, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Ukraine.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga nói thêm nước này vẫn ưu tiên cung cấp lương thực cho thị trường nội địa và kiểm soát giá cả trong nước. Nga đã đặt hạn ngạch xuất khẩu ngũ cốc và thuế từ năm 2021 nhằm ổn định lạm phát lương thực tăng cao trong nước.
Đối tác xuất khẩu nông sản lớn nhất của Nga là EU, với tổng giá trị năm 2021 là 4,7 tỷ USD. Thị trường lớn thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ với 4,3 tỷ USD. Trung Quốc đứng thứ ba với 3,6 tỷ USD.
Nga cung cấp 18% lượng lúa mì và 39% lượng dầu hạt cải cho thế giới. Nếu Nga hạn chế xuất khẩu các mặt hàng này hoặc thế giới từ chối nhập mặt hàng này của Nga, điều đó có thể làm trầm trọng thêm nạn đói toàn cầu, theo Washington Post.
Theo Đài Quan sát Phức hợp Kinh tế, Nga đã xuất khẩu 10,1 tỷ USD lúa mì chỉ riêng trong năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19 toàn cầu và các vấn đề chuỗi cung ứng.
Liên minh châu Âu và Ukraine là những đối thủ cạnh tranh chính của khối này trong thương mại lúa mì, biểu hiện ở các mặt hàng như mì ống, bánh mì, ngũ cốc và thực phẩm chiên cho người tiêu dùng.
Lệnh cấm xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp tới các quốc gia được gọi là “không thân thiện” có thể gây thêm áp lực lên những quốc gia vốn đang chuẩn bị cho tình trạng thiếu lương thực tiềm ẩn do cuộc xâm lược Ukraine của Điện Kremlin và các lệnh trừng phạt tiếp theo của phương Tây.
Nói về tình trạng khủng hoảng lương thực, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào ngày 24/3 rằng “điều đó sẽ trở thành hiện thực”, lưu ý rằng “cái giá của những lệnh trừng phạt này không chỉ áp đặt lên Nga, mà nó còn được áp đặt rất khủng khiếp. rất nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước châu Âu và đất nước của chúng tôi".
Ông Biden cho biết, Mỹ và Canada có thể cần phải tăng cường sản xuất lương thực để tránh tình trạng thiếu lương thực ở châu Âu và những nơi khác.
Tuy nhiên, ít có khả năng Hoa Kỳ sẽ bị thiếu lương thực đáng kể, trong khi các quốc gia châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu của Nga, cũng như các quốc gia kém phát triển hơn về kinh tế, có thể thấy ít sản phẩm hơn trên các kệ siêu thị.
Nhận xét của Thủ tướng Medvedev được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt ra thời hạn cho các khách hàng từ các quốc gia “không thân thiện”, bắt đầu thanh toán cho các chuyến giao khí đốt của Nga bằng đồng rúp hoặc bị cắt nguồn cung khí đốt.
https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-42-550x330.jpeg
Tàu chở dầu LNG (Khí đốt tự nhiên hóa lỏng) Rudolf Samoylovich neo đậu tại bến tàu Montoir-de-Bretagne LNG Terminal, miền Tây nước Pháp, vào ngày 10/3/2022. Châu Âu nhập khẩu khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên từ Nga. (Ảnh Getty Images)
Nhiều khách hàng châu Âu mua năng lượng của Nga cho đến nay đã từ chối tuân theo yêu cầu này. Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Slovakia hôm Chủ nhật cho biết đất nước của ông sẵn sàng làm như vậy.
Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã giáng các đòn trừng phạt kinh tế vào Moscow. Nga đã đáp trả bằng một số biện pháp, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu nhiều loại thực phẩm. Phương Tây đã áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kể từ ngày 24/2 vừa qua, khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Hôm 31/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh, theo đó việc xuất khẩu khí đốt sang "các nước không thân thiện" (những nước đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga) sẽ phải được thanh toán bằng đồng rúp bắt đầu từ ngày 1/4.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times