duyanh
03-29-2022, 12:18 PM
Chính quyền của ông Putin liệu có mất trắng 10,3 tỷ USD trên thị trường chứng khoán?
https://img.ntdvn.net/2022/03/ntdvn_bao-vay-ukraine-2.jpg (https://img.ntdvn.net/2022/03/ntdvn_bao-vay-ukraine-2.jpg)
Trên chiến trường kinh tế, Nga đang khốn đốn và chưa thấy tương lai... (Tổng hợp)
Sau một tháng phải đóng cửa vì thị trường chứng khoán (TTCK) lao dốc không phanh do cuộc xâm lược Ukraine, Nga đã mở lại TTCK với cam kết sẽ dùng 10,3 tỷ USD để nâng đỡ thị trường. Nhưng có vẻ như chính phủ của Putin sẽ mất trắng thêm 10,3 tỷ USD này, thị trường không phục hồi như kỳ vọng bất chấp dòng tiền cứu trợ và rất nhiều giải pháp cứng rắn khác...
Nhưng có vẻ như, con số 10,3 tỷ USD chưa đủ để nâng đỡ một thị trường mất niềm tin vào tương lai, nơi Nga đang khốn đốn vì các đòn trừng phạt kinh tế từ phương Tây.
Ngày 25/3/2022, TTCK Nga đã mở cửa trở lại sau một tháng phải đóng cửa để chặn đà lao dốc không phanh bởi sự tháo chạy của dòng vốn và niềm tin thị trường hoàn toàn tan vỡ sau khi Nga xâm lược Ukraine.
https://img.ntdvn.net/2022/03/ntdvn_screen-shot-2022-03-29-at-122148.jpg
Dù đã đổ 10,3 tỷ USD từ Quỹ Tài sản Quốc gia để mua lại cổ phiếu doanh nghiệp Nga trên sàn chứng khoán MOEX nhưng TTCK Nga không có dấu hiệu tích cực. Nguy cơ chính quyền ông Putin mất trắng 10,3 tỷ USD đã hiện hữu (Nguồn: Trading Economics)
Trước đó, vào ngày 1/3/2022, chính phủ Nga đã ra thông báo rằng Bộ Tài chính của họ sẽ sử dụng tới 10,3 tỷ USD từ Quỹ Tài sản quốc gia để nâng giá cổ phiếu của các công ty Nga trên TTCK. Phương án rất đơn giản, tiền của chính phủ sẽ mua lại cổ phiếu của các công ty này từ nhà đầu tư.
Ngoài đổ tiền vào thị trường, Nga cũng hạn chế thời gian giao dịch. Giao dịch được rút ngắn lại, chỉ còn một phiên kéo dài 4h đồng hồ, từ 10h sáng tới 2h chiều (giờ Moscow). Chưa hết, Sở Giao dịch chứng khoán Nga còn quy định rằng các nhà đầu tư nước ngoài không được bán cổ phiếu mà họ đang sở hữu. Hiện các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 15% số cổ phiếu niêm yết. Bán khống cũng bị cấm hoàn toàn. Bán khống là nghiệp vụ vay cổ phiếu bán với giá cao, chờ giá xuống thấp rồi mua và trả lại số cổ phiếu đã bán trước đó. Với giao dịch đánh bạc vào sự đi xuống của thị trường, hiển nhiên Nga không thể cho phép các nhà đầu tư kiếm lời bằng bán khống trong bối cảnh thị trường ngày một mất niềm tin như lúc này.
Chỉ số MOEX Nga giảm 2,2% đóng cửa ở mức 2.431 vào ngày hôm qua (28/3/2022), kéo dài mức giảm 3,7% trong phiên trước đó. Ngân hàng trung ương Nga hiện đã hạn chế hoạt động chỉ còn 33 mã chứng khoán bluechip dược giao dịch vào tuần trước khi giao dịch cổ phiếu tiếp tục trở lại sau thời gian tạm ngừng kéo dài một tháng.
Trong những phiên giao dịch đầu tiên sau khi mở cửa trở lại trên sàn giao chứng khoán Nga có tên là MOEX, có thể thấy rõ là các công ty năng lượng nhà nước được hưởng lợi lớn nhất từ Quỹ Tài sản Quốc gia. Rosneft tăng 20% sau 5 ngày giao dịch. Nhưng ông lớn Gazprom chỉ tăng 13,38% trong ngày đầu tiên mở cửa giao dịch, hiện cổ phiếu của hãng này đã giảm tới 11% sau 5 ngày.
Các cổ phiếu khác của Nga không nhận được nhiều tình cảm. Ngân hàng lớn nhất của Nga, Sberbank, đóng cửa với mức tăng chỉ 3,90% trong ngày đầu và hiện đã giảm 6,7% sau 5 ngày giao dịch. Trong khi ngân hàng VTB mất 5,56% sau 5 ngày giao dịch. Hãng hàng không của Nga, Aeroflot, đã mất mát lớn nhất, giá cổ phiếu mất thêm 15% sau 5 ngày. Một kẻ thua cuộc khác là Mobile TeleSystems, hiện đang giảm 6,7%.
Các nhà quản lý quỹ nước ngoài có rất ít lý do để muốn làm bất cứ điều gì ngoài việc bán cổ phiếu của Nga. Nhà cung cấp chỉ số toàn cầu, MSCI, tuyên bố Nga là thị trường "không thể đầu tư" sau cuộc xâm lược của Putin vào Ukraine và loại bỏ chứng khoán Nga khỏi các chỉ số toàn cầu của hãng này. Hơn 400 tập đoàn, bao gồm nhiều thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới, đã thông báo rằng họ cắt đứt quan hệ kinh doanh với Nga, hoặc đóng cửa các cửa hàng của họ ở đó, hoặc tạm ngừng vận chuyển các sản phẩm tới Nga.
Với tình hình chiến sự tiếp tục leo thang và các cuộc đàm phán chưa có nhiều hy vọng, TTCK của Nga chưa nhìn thấy ánh sáng. Rất có thể, chính quyền Putin đánh mất thêm 10,3 tỷ USD cho canh bạc này. Các nhà đầu tư nước ngoài ở Nga vẫn là những nhà đầu tư thiệt hại nhất. Không biết những gì đang xảy ra trên TTCK Nga có làm các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc thay đổi quan điểm hay không?
Trà Nguyễn
https://img.ntdvn.net/2022/03/ntdvn_bao-vay-ukraine-2.jpg (https://img.ntdvn.net/2022/03/ntdvn_bao-vay-ukraine-2.jpg)
Trên chiến trường kinh tế, Nga đang khốn đốn và chưa thấy tương lai... (Tổng hợp)
Sau một tháng phải đóng cửa vì thị trường chứng khoán (TTCK) lao dốc không phanh do cuộc xâm lược Ukraine, Nga đã mở lại TTCK với cam kết sẽ dùng 10,3 tỷ USD để nâng đỡ thị trường. Nhưng có vẻ như chính phủ của Putin sẽ mất trắng thêm 10,3 tỷ USD này, thị trường không phục hồi như kỳ vọng bất chấp dòng tiền cứu trợ và rất nhiều giải pháp cứng rắn khác...
Nhưng có vẻ như, con số 10,3 tỷ USD chưa đủ để nâng đỡ một thị trường mất niềm tin vào tương lai, nơi Nga đang khốn đốn vì các đòn trừng phạt kinh tế từ phương Tây.
Ngày 25/3/2022, TTCK Nga đã mở cửa trở lại sau một tháng phải đóng cửa để chặn đà lao dốc không phanh bởi sự tháo chạy của dòng vốn và niềm tin thị trường hoàn toàn tan vỡ sau khi Nga xâm lược Ukraine.
https://img.ntdvn.net/2022/03/ntdvn_screen-shot-2022-03-29-at-122148.jpg
Dù đã đổ 10,3 tỷ USD từ Quỹ Tài sản Quốc gia để mua lại cổ phiếu doanh nghiệp Nga trên sàn chứng khoán MOEX nhưng TTCK Nga không có dấu hiệu tích cực. Nguy cơ chính quyền ông Putin mất trắng 10,3 tỷ USD đã hiện hữu (Nguồn: Trading Economics)
Trước đó, vào ngày 1/3/2022, chính phủ Nga đã ra thông báo rằng Bộ Tài chính của họ sẽ sử dụng tới 10,3 tỷ USD từ Quỹ Tài sản quốc gia để nâng giá cổ phiếu của các công ty Nga trên TTCK. Phương án rất đơn giản, tiền của chính phủ sẽ mua lại cổ phiếu của các công ty này từ nhà đầu tư.
Ngoài đổ tiền vào thị trường, Nga cũng hạn chế thời gian giao dịch. Giao dịch được rút ngắn lại, chỉ còn một phiên kéo dài 4h đồng hồ, từ 10h sáng tới 2h chiều (giờ Moscow). Chưa hết, Sở Giao dịch chứng khoán Nga còn quy định rằng các nhà đầu tư nước ngoài không được bán cổ phiếu mà họ đang sở hữu. Hiện các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 15% số cổ phiếu niêm yết. Bán khống cũng bị cấm hoàn toàn. Bán khống là nghiệp vụ vay cổ phiếu bán với giá cao, chờ giá xuống thấp rồi mua và trả lại số cổ phiếu đã bán trước đó. Với giao dịch đánh bạc vào sự đi xuống của thị trường, hiển nhiên Nga không thể cho phép các nhà đầu tư kiếm lời bằng bán khống trong bối cảnh thị trường ngày một mất niềm tin như lúc này.
Chỉ số MOEX Nga giảm 2,2% đóng cửa ở mức 2.431 vào ngày hôm qua (28/3/2022), kéo dài mức giảm 3,7% trong phiên trước đó. Ngân hàng trung ương Nga hiện đã hạn chế hoạt động chỉ còn 33 mã chứng khoán bluechip dược giao dịch vào tuần trước khi giao dịch cổ phiếu tiếp tục trở lại sau thời gian tạm ngừng kéo dài một tháng.
Trong những phiên giao dịch đầu tiên sau khi mở cửa trở lại trên sàn giao chứng khoán Nga có tên là MOEX, có thể thấy rõ là các công ty năng lượng nhà nước được hưởng lợi lớn nhất từ Quỹ Tài sản Quốc gia. Rosneft tăng 20% sau 5 ngày giao dịch. Nhưng ông lớn Gazprom chỉ tăng 13,38% trong ngày đầu tiên mở cửa giao dịch, hiện cổ phiếu của hãng này đã giảm tới 11% sau 5 ngày.
Các cổ phiếu khác của Nga không nhận được nhiều tình cảm. Ngân hàng lớn nhất của Nga, Sberbank, đóng cửa với mức tăng chỉ 3,90% trong ngày đầu và hiện đã giảm 6,7% sau 5 ngày giao dịch. Trong khi ngân hàng VTB mất 5,56% sau 5 ngày giao dịch. Hãng hàng không của Nga, Aeroflot, đã mất mát lớn nhất, giá cổ phiếu mất thêm 15% sau 5 ngày. Một kẻ thua cuộc khác là Mobile TeleSystems, hiện đang giảm 6,7%.
Các nhà quản lý quỹ nước ngoài có rất ít lý do để muốn làm bất cứ điều gì ngoài việc bán cổ phiếu của Nga. Nhà cung cấp chỉ số toàn cầu, MSCI, tuyên bố Nga là thị trường "không thể đầu tư" sau cuộc xâm lược của Putin vào Ukraine và loại bỏ chứng khoán Nga khỏi các chỉ số toàn cầu của hãng này. Hơn 400 tập đoàn, bao gồm nhiều thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới, đã thông báo rằng họ cắt đứt quan hệ kinh doanh với Nga, hoặc đóng cửa các cửa hàng của họ ở đó, hoặc tạm ngừng vận chuyển các sản phẩm tới Nga.
Với tình hình chiến sự tiếp tục leo thang và các cuộc đàm phán chưa có nhiều hy vọng, TTCK của Nga chưa nhìn thấy ánh sáng. Rất có thể, chính quyền Putin đánh mất thêm 10,3 tỷ USD cho canh bạc này. Các nhà đầu tư nước ngoài ở Nga vẫn là những nhà đầu tư thiệt hại nhất. Không biết những gì đang xảy ra trên TTCK Nga có làm các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc thay đổi quan điểm hay không?
Trà Nguyễn