PDA

View Full Version : Cuộc khủng hoảng Ukraine và sự thay đổi trật tự quốc tế



giavui
03-21-2022, 10:03 PM
Cuộc khủng hoảng Ukraine và sự thay đổi trật tự quốc tế









https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/ukraine-crisis-and-changes-in-world-order-03212022111511.html/@@images/6d9f0326-55f2-4321-aaa9-4668ff79acc2.jpeg (https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/ukraine-crisis-and-changes-in-world-order-03212022111511.html/@@images/6d9f0326-55f2-4321-aaa9-4668ff79acc2.jpeg)

Hình xe bọc thép của Nga bốc cháy bên cạnh xác của những người lính trong một trận chiến với quân Ukraine ở Kharkiv hôm 27/2/2022
Trung Quốc và cuộc chạy đua vũ trang khu vực

Ngày 24/2, Nga bắt đầu cuộc xâm lược quy mô toàn diện đối với Ukraine.

Trước đó, ngày 4/2, Putin và Tập Cận Bình đã đưa ra một tuyên bố chung mô tả quan hệ hữu nghị giữa Nga và Trung Quốc là “không có giới hạn”, “không có lĩnh vực hợp tác bị cấm” và “không bị tác động bởi môi trường quốc tế đang thay đổi cũng những sự thay đổi hoàn cảnh ở các nước thứ ba” (1 (http://en.kremlin.ru/supplement/5770)). Việc Nga đã triển khai lượng lớn binh lính xung quanh Ukraine trong nhiều tháng trước đó nhưng Putin chỉ phát lệnh tấn công Ukraine sau khi Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh kết thúc cho thấy có biện pháp phối hợp nào đó giữa Bắc Kinh và Moscow.

Trước đó, ngày 19/2, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia cần phải được tôn trọng và bảo vệ

(2 (http://www.chinamission.be/eng/mhs/202202/t20220220_10643724.htm)). Ông mô tả đây là “chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế” đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc và là “lập trường nhất quán, nguyên tắc của Trung Quốc”. Vương Nghị nói thêm điều đó được áp dụng công bằng với Ukraine. Ông đã bác bỏ bất kỳ nghi ngờ nào về thái độ của Trung Quốc, coi đó là “hành động giật dây và bóp méo lập trường của Trung Quốc”.

Những phản ứng của Trung Quốc đối với Nga, dao động từ việc ủng hộ hiệp ước liên minh mới với Nga sang tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị rằng Trung Quốc tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia – trong đó có Ukraine, cho chúng ta thấy rằng Trung Quốc vẫn chưa nguôi với sự hình dung về vai trò của mình trong trật tự toàn cầu.

Mặc dù Trung Quốc luôn tuyên bố tuân theo năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình của mình với thế giới: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình. Những nguyên tắc này dường như mâu thuẫn với sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine.

Nếu Trung Quốc muốn đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine, thay vì sử dụng cuộc khủng hoảng này để nuôi dưỡng tâm lý dân tộc chủ nghĩa chống phương Tây, Bắc Kinh sẽ phải đưa ra một chút đảm bảo nào đó cho các nước láng giềng đang hoang mang về những tuyên bố chủ quyền và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, trước sự đe doạ từ Trung Quốc, các quốc gia ở châu Á đã và đang chuyển sang hướng tự lực hơn trong quốc phòng và gia tăng chi tiêu cho vũ khí. Các nhân tố khác nhau đã đóng góp cho xu hướng này, trong đó có tình trạng quân sự hóa ngày càng gia tăng ở biển Đông và những căng thẳng đang diễn ra ở Eo biển Đài Loan cũng như trên Bán đảo Triều Tiên. Cuộc xâm lược Ukraine đã làm tăng thêm bầu không khí vốn đang căng thẳng trên toàn thế giới và sẽ làm gia tăng tốc độ cũng như quy mô của việc tăng cường năng lực quân sự ở khu vực châu Á.

Ngân sách quốc phòng trị giá 54,2 tỷ USD của Ấn Độ được công bố hồi tháng 2 vừa qua hứa hẹn giảm nhập khẩu vũ khí và các nền tảng quân sự, hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng trong nước

(

3) (https://www.orfonline.org/research/bigger-not-necessarily-better/). Nhật Bản đã đổ 47,2 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng của nước này trong năm nay để đuổi kịp Trung Quốc (4 (https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-12-24/japan-approves-record-defense-budget-amid-china-threats)).

Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc được công bố mới đây sẽ tăng 7,1%, tăng năm thứ bảy liên tiếp (5) (https://www.globaltimes.cn/page/202203/1254011.shtml).

Đài Loan cũng có kế hoạch gia tăng sản xuất tên lửa hàng năm (6 (https://www.cato.org/commentary/why-taiwan-only-spending-21-percent-its-gdp-its-defense)).



https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/ukraine-crisis-and-changes-in-world-order-03212022111511.html/000_9y36mj.jpg/@@images/a8c59e1b-5c8b-4115-91e0-786272767ac3.jpeg (https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/ukraine-crisis-and-changes-in-world-order-03212022111511.html/000_9y36mj.jpg/@@images/a8c59e1b-5c8b-4115-91e0-786272767ac3.jpeg)

Tổng thống Nga Putin gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 4/2/2022. AFP[/B][B]Châu Á trước nỗi lo trật tự quốc tế đang dịch chuyển

Khi cuộc xung đột tại Ukraine sắp bước sang tuần thứ tư, những triển vọng về một giải pháp hòa bình ngày càng mờ nhạt. Đối với nhiều quốc gia ở châu Á, từ lâu đã quen hưởng những lợi ích từ nền hòa bình kiểu Mỹ, cần phải nhìn nhận lại trật tự thế giới đang thay đổi. Cho dù bên nào thắng, một trạng thái cùng tồn tại không mấy dễ chịu của một nước Nga hiếu chiến được hỗ trợ bởi một nước Trung Quốc nước đôi và một Ấn Độ kín tiếng không phải là điều tốt đẹp đối với châu Á.

Chúng ta cần lưu ý rằng Trung Quốc đã tỏ thái độ rõ ràng ủng hộ yêu cầu của Nga đối với NATO về việc chấm dứt mở rộng sang phía Đông, và đến lượt mình, Putin đã đợi cho đến khi Thế vận hội mùa Đông Olympic Bắc Kinh kết thúc mới tấn công Ukraine. Vì vậy, những gì xảy ra ở châu Âu không phải là không ảnh hưởng gì đến châu Á. Mà ngược lại, ngày càng có nhiều thách thức an ninh mà cả châu Á lẫn châu Âu đều phải đối mặt.

[B]Cuộc xâm lược Ukraine của Putin đã mang lại cho châu Á một số bài học kinh nghiệm quan trọng:

hứ nhất, điều đang trở nên rõ ràng là gần như không có lựa chọn nào ngoài từng nước riêng lẻ phải có khả năng bảo vệ các lợi ích của mình. Để làm được như vậy thì phải duy trì một lực lượng vũ trang đáng tin cậy, thậm chí có thể tìm kiếm biện pháp răn đe. Việc Đức mới đây quyết định từ bỏ chính sách quân sự trước đây và tuyên bố tăng chi tiêu quốc phòng là một bài học châu Á không thể không chú ý đến. Nó sẽ được đặc biệt chú ý ở Nhật Bản, nước thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Thứ hai, rõ ràng là ngay cả những nước có quân đội hùng hậu - như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc - cũng sẽ không thể “đơn thương độc mã” hành động và sẽ cần các liên minh mạnh mẽ hỗ trợ họ. Cũng giống như tình huống khó khăn của Ukraine đang buộc các nước như Phần Lan và Thụy Điển phải cân nhắc tìm đến ô bảo vệ từ NATO, những nước chưa đưa ra quan điểm rõ ràng ở châu Á giờ đây cũng sẽ buộc phải xem xét lại lập trường của họ. Quả thật, điều này đã xảy ra ở khu vực ngoại vi, việc Australia đưa ra sáng kiến kết hợp AUKUS - liên minh gồm Australia, Mỹ và Anh - lại với nhau là một ví dụ rõ ràng minh chứng cho điều đó.

Đồng thời, xu hướng của phương Tây quay trở lại châu Âu và sự ngờ vực đối với Nga gần như chắc chắn khiến các nhà chiến lược và nhà hoạch định quân sự châu Á, vốn dựa vào sự hậu thuẫn của phương Tây để củng cố cơ sở ủng hộ họ, phải ngập ngừng. Nhiều người châu Âu, hoảng sợ trước những gì dường như là sự xoay trục của Mỹ sang châu Á làm phương hại đến châu Âu, lấy làm hài lòng khi Putin kéo Mỹ trở lại châu Âu. Sự xao lãng khỏi châu Âu này chỉ là tạm thời hay kéo dài sẽ sáng tỏ trong những tháng tới. Hiện tại, Washington đã cố gắng duy trì thông điệp về cam kết với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách mời các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự hội nghị thượng đỉnh dự kiến được tổ chức tại Washington D.C.

Những tác động đối với ASEAN

Đối với sự đoàn kết được tất cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) luôn tuyên bố công khai, việc Việt Nam và Lào bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 2/3 về vấn đề Ukraine và sự công khai ủng hộ của Chính quyền quân sự Myanmar đối với hành động xâm lược của Nga đã cho thấy những “sự chia rẽ” rõ ràng trong nội bộ ASEAN và những sự chia rẽ này có nguy cơ ngày càng sâu sắc hơn.

Tuyên bố của ASEAN kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine, tiếp tục đối thoại chính trị và thậm chí ASEAN có thể cung cấp sự hỗ trợ – những lời nói chỉ nhằm làm thỏa mãn bản thân rằng họ đang thực hiện nghĩa vụ ủy thác với tư cách là một tổ chức khu vực đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất toàn cầu trong nhiều thập kỷ.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan mà ASEAN đang gặp phải trong quan hệ với phương Tây và Trung Quốc đang trở nên khó khăn hơn dưới sức nặng của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. Ý tưởng về một nước Trung Quốc ngày càng theo chủ nghĩa xét lại chưa bao giờ xa rời tâm trí của ASEAN. Ngày càng nhiều người ở ASEAN không chấp nhận việc tổ chức khu vực này tiếp tục duy trì lập trường không chọn bên.

ASEAN đang ở một vị thế yếu kém hơn bao giờ hết trong 55 năm qua bởi sự mất đoàn kết nội bộ đối với vấn đề Myanmar, giọng điệu của nó đối với việc duy trì tính thích đáng và vai trò trung tâm của khối vang lên sáo rỗng hơn bao giờ hết. Phản ứng của tổ chức này đối với vấn đề Ukraine vấp phải sự chỉ trích của nhiều người và những quan điểm khác nhau giữa các nước thành viên hiệp hội đối với cuộc xâm lược của Nga chỉ làm xấu thêm hình ảnh hỗn loạn của tổ chức này.

Việt Nam thì sao?

Việt Nam những năm qua luôn nhấn mạnh những thành tựu mà quốc gia này đã đạt được: “Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chúng ta tiếp tục phát huy các kết quả năm Chủ tịch ASEAN 2020, đóng góp tích cực vào củng cố đoàn kết, đồng thuận, vai trò trung tâm và nâng cao vị thế của ASEAN, trong đó đã thực hiện tốt vai trò cầu nối, thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Liên hợp quốc khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020 và Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (tháng 4-2021)…

Những nỗ lực và kết quả nói trên của ngoại giao Việt Nam trong năm 2021 đóng góp quan trọng vào thành tựu chung to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta sau hơn 35 năm đổi mới, như Đại hội XIII của Đảng khẳng định “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.(7) (https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/dau-an-ngoai-giao-viet-nam-nam-2021-tien-phong-chu-dong-tich-cuc-sang-tao-vi-su-nghiep-phat-trien-dat-nuoc-va-bao-ve-to-quoc)

Những “lời có cánh” ấy luôn được lặp lại trong các phát biểu của các lãnh đạo như các khẩu hiệu lỗi thời mà người ta thường thấy ở Việt Nam. Trước sự suy yếu của ASEAN được thể hiện trong các vấn đề Myanmar hoặc Ukraine vừa qua, Việt Nam cũng là một trong các tác nhân khiến cho ASEAN “rã đám” như vậy.

Điều cần thiết là Việt Nam cần có một nền ngoại giao thực dụng, hiệu quả trước những sự thay đổi khốc liệt trong trật tự thế giới hiện nay. Và ở đó, các quan niệm “lỗi thời” như “tình anh em” giữa Việt Nam và các nước khác cần phải được đánh giá lại.

Học thuyết đối ngoại của Việt Nam cần phải được thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn, chứ không phải “ngồi nhà tự sướng” mãi như vậy nữa!

Tham khảo:

1. http://en.kremlin.ru/supplement/5770

2. http://www.chinamission.be/eng/mhs/202202/t20220220_10643724.htm

3. https://www.orfonline.org/research/bigger-not-necessarily-better/

4. https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-12-24/japan-approves-record-defense-budget-amid-china-threats

5. https://www.globaltimes.cn/page/202203/1254011.shtml

6. https://www.cato.org/commentary/why-taiwan-only-spending-21-percent-its-gdp-its-defense

7. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/dau-an-ngoai-giao-viet-nam-nam-2021-tien-phong-chu-dong-tich-cuc-sang-tao-vi-su-nghiep-phat-trien-dat-nuoc-va-bao-ve-to-quoc

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.