giavui
03-17-2022, 11:56 PM
Xót xa sự thật về ngôi làng người dân chỉ có "một quả thận"
Ngôi làng nhỏ còn được biết tới với tên gọi "làng một quả thận" bởi rất đông cư dân sống tại đây phải bán một quả thận của mình để có tiền trang trải cuộc sống mỗi ngày.
Shenshayba Bazaar, một ngôi làng nằm gần thành phố Herat, được biết tới với tên gọi "làng một quả thận" của Afghanistan do số lượng lớn cư dân tại đây đã bán đi một bên thận của họ để trang trải cuộc sống qua ngày.
Vốn dĩ Afghanistan có nền kinh tế không quá tốt trước khi Taliban lên nắm quyền vào năm ngoái. Cuộc tiếp quản này khiến nền kinh tế của quốc gia nằm tại nơi giao nhau giữa Trung Á và Nam Á này gần như sụp đổ. Nhiều gia đình rơi vào cảnh chật vật lo từng miếng ăn mỗi ngày.
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/770/2022/03/16/xot-xa-su-that-ve-ngoi-lang-nguoi-dan-chi-codocx-1647445244675.jpeg
Tình cảnh khó khăn thiếu thốn khiến nhiều người dân ở làng Shenshayba Bazaar phải bán một quả thận để có tiền (Ảnh: CGTN).
Một số trường hợp khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, người ta phải bán cả quả thận để trả nợ và mua thực phẩm. Và ngôi làng "một quả thận" Shenshayba Bazaar ra đời như vậy. Tại đây rất đông người dân chấp nhận bán nội tạng của mình trên thị trường chợ đen.
"Tôi không muốn bán, nhưng chẳng còn lựa chọn nào khác. Tôi buộc phải làm như thế vì các con. Giờ tôi ân hận lắm vì chẳng làm được việc bình thường nữa. Thậm chí, tôi đau nhiều, không thể nhấc được những vật nặng nữa", anh Nooruddin, một người cha 32 tuổi, ngậm ngùi chia sẻ với AFP.
Việc mua bán nội tạng người là hành vi bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhưng tại Afghanistan, việc này không được kiểm soát. Miễn là người hiến tặng có xác nhận đồng ý bằng văn bản với các bác sĩ. Sau khi nội tạng được mang ra khỏi cơ thể và đi đâu, như thế nào, không ai biết rõ. Thậm chí các bác sĩ cũng thừa nhận họ không điều tra những việc này, bởi "đó không phải là việc của họ".
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/770/2022/03/16/xot-xa-su-that-ve-ngoi-lang-nguoi-dan-chi-codocx-1647445244764.jpeg
Một số người dân trong làng Shenshayba Bazaar (Ảnh: CGTN).
Không ai biết chính xác bao nhiêu quả thận đã được bán tại Afghanistan, nhưng hồ sơ cho thấy hàng trăm ca phẫu thuật cắt bỏ thận được thực hiện chỉ riêng tại thành phố Herat trong vài năm qua. Khi cuộc sống người dân càng khó khăn hơn, số lượng ca phẫu thuật bán tạng lại tăng thêm.
"Tôi đã bán quả thận của mình với giá khoảng 2.900 USD và buộc phải làm điều đó vì chồng thất nghiệp và gia đình mắc nợ. Các con tôi đang lang thang ăn xin trên đường. Nếu không bán thận, tôi buộc phải bán một đứa con của mình", người phụ nữ có tên Aziza xót xa chia sẻ.
Dù việc bán thận là hành vi cực đoan với nhiều người, nhưng người dân Afghanistan đang đối diện với "tình cảnh tuyệt vọng". Theo con số thống kê, kể từ khi Taliban tiếp quản Afghanistan, hơn 24 triệu người dân tương đương với 59 % dân số nước này đang đứng trước nguy cơ đói kém, nửa triệu người đã mất việc làm.
"Làng một quả thận" Shenshayba Bazaar khiến nhiều người nhớ về một ngôi làng khác tại Nepal cũng từng được truyền thông thế giới gọi với cái tên tương tự. Đó là làng Hokse, nơi hầu như người dân địa phương đều đã bán đi một quả thận của mình để đắp đổi cuộc sống qua ngày.
Dân Trí
Ngôi làng nhỏ còn được biết tới với tên gọi "làng một quả thận" bởi rất đông cư dân sống tại đây phải bán một quả thận của mình để có tiền trang trải cuộc sống mỗi ngày.
Shenshayba Bazaar, một ngôi làng nằm gần thành phố Herat, được biết tới với tên gọi "làng một quả thận" của Afghanistan do số lượng lớn cư dân tại đây đã bán đi một bên thận của họ để trang trải cuộc sống qua ngày.
Vốn dĩ Afghanistan có nền kinh tế không quá tốt trước khi Taliban lên nắm quyền vào năm ngoái. Cuộc tiếp quản này khiến nền kinh tế của quốc gia nằm tại nơi giao nhau giữa Trung Á và Nam Á này gần như sụp đổ. Nhiều gia đình rơi vào cảnh chật vật lo từng miếng ăn mỗi ngày.
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/770/2022/03/16/xot-xa-su-that-ve-ngoi-lang-nguoi-dan-chi-codocx-1647445244675.jpeg
Tình cảnh khó khăn thiếu thốn khiến nhiều người dân ở làng Shenshayba Bazaar phải bán một quả thận để có tiền (Ảnh: CGTN).
Một số trường hợp khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, người ta phải bán cả quả thận để trả nợ và mua thực phẩm. Và ngôi làng "một quả thận" Shenshayba Bazaar ra đời như vậy. Tại đây rất đông người dân chấp nhận bán nội tạng của mình trên thị trường chợ đen.
"Tôi không muốn bán, nhưng chẳng còn lựa chọn nào khác. Tôi buộc phải làm như thế vì các con. Giờ tôi ân hận lắm vì chẳng làm được việc bình thường nữa. Thậm chí, tôi đau nhiều, không thể nhấc được những vật nặng nữa", anh Nooruddin, một người cha 32 tuổi, ngậm ngùi chia sẻ với AFP.
Việc mua bán nội tạng người là hành vi bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhưng tại Afghanistan, việc này không được kiểm soát. Miễn là người hiến tặng có xác nhận đồng ý bằng văn bản với các bác sĩ. Sau khi nội tạng được mang ra khỏi cơ thể và đi đâu, như thế nào, không ai biết rõ. Thậm chí các bác sĩ cũng thừa nhận họ không điều tra những việc này, bởi "đó không phải là việc của họ".
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/770/2022/03/16/xot-xa-su-that-ve-ngoi-lang-nguoi-dan-chi-codocx-1647445244764.jpeg
Một số người dân trong làng Shenshayba Bazaar (Ảnh: CGTN).
Không ai biết chính xác bao nhiêu quả thận đã được bán tại Afghanistan, nhưng hồ sơ cho thấy hàng trăm ca phẫu thuật cắt bỏ thận được thực hiện chỉ riêng tại thành phố Herat trong vài năm qua. Khi cuộc sống người dân càng khó khăn hơn, số lượng ca phẫu thuật bán tạng lại tăng thêm.
"Tôi đã bán quả thận của mình với giá khoảng 2.900 USD và buộc phải làm điều đó vì chồng thất nghiệp và gia đình mắc nợ. Các con tôi đang lang thang ăn xin trên đường. Nếu không bán thận, tôi buộc phải bán một đứa con của mình", người phụ nữ có tên Aziza xót xa chia sẻ.
Dù việc bán thận là hành vi cực đoan với nhiều người, nhưng người dân Afghanistan đang đối diện với "tình cảnh tuyệt vọng". Theo con số thống kê, kể từ khi Taliban tiếp quản Afghanistan, hơn 24 triệu người dân tương đương với 59 % dân số nước này đang đứng trước nguy cơ đói kém, nửa triệu người đã mất việc làm.
"Làng một quả thận" Shenshayba Bazaar khiến nhiều người nhớ về một ngôi làng khác tại Nepal cũng từng được truyền thông thế giới gọi với cái tên tương tự. Đó là làng Hokse, nơi hầu như người dân địa phương đều đã bán đi một quả thận của mình để đắp đổi cuộc sống qua ngày.
Dân Trí