giahamdzui
03-17-2022, 10:03 PM
Tăng cường tiềm lực cho Thái Bình Dương
https://indepthnews.net/images/xi_jinping_putin.jpg (https://indepthnews.net/images/xi_jinping_putin.jpg)
Sự hợp tác ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nga tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như một hồi chuông báo động tới các quốc gia trong vùng.
Nguy cơ bị Trung Quốc và Nga thống trị ngày càng rõ ràng hơn buộc Hoa Kỳ và các cường quốc biển trên thế giới cũng như các quốc gia duyên hải trong khu vực này phải hành động.
Indonesia thuộc Phong trào Không Liên kết vẫn giữ mối giao hảo với Trung Quốc, Nga trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, ngoại giao.
Tham vọng đế quốc của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) ngày càng quyết liệt nhờ Hải quân Nga tiếp sức khiến cán cân quân sự bị lệch buộc Indonesia phải tăng cường tiềm lực quân sự.
Hôm 12/2/2022, Indonesia công bố quyết định mua 78 chiến đấu cơ của Tây Phương trị giá 22 tỷ USD gồm 42 chiến đấu cơ hạng nhẹ Rafale của Pháp trị giá 8.1 tỷ USD và 36 chiến đấu cơ hạng nặng F-15 Eagle của Mỹ với giá 13.9 tỷ USD.
Không lực Indonesia có 4 Phi đội gồm 49 chiến đấu cơ mà 33 chiến đấu cơ hạng nhẹ F-16 và F-5 sẽ được thay thế bằng Rafale trong khi lực lượng tinh nhuệ với 16 chiến đấu hạng nặng Su-27/30 của Nga có thể thay thế bằng F15 của Mỹ.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Phi Luật Tân cũng đã mua trực thăng Black Hawk thay vì trực thăng Mi-171 của Nga. Sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte mãn nhiệm vào giữa năm 2022 thì xu hướng chống Trung Quốc sẽ gia tăng.
Cuộc họp Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn hôm 13 tháng 2 năm 2022 tại Hawaii xác định các mối quan tâm chính: hòa bình và ổn định tại Eo biển Đài Loan; các hoạt động phá hoại trật tự quốc tế dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982
(UNCLOS); phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương nào tìm cách thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng trong khu vực; sẵn sàng gặp Bắc Triều Tiên mà không cần điều kiện tiên quyết. Nhưng, không đề ra các biện pháp cụ thể.
Vào ngày 13/2/2022, Nhật báo Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) đăng bài “When Nixon met Mao: 50 years later, reverberations are still felt” nhằm nhắc lại lần gặp mặt giữa Tổng thống Richard Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông năm 1972 đã giải tỏa sự thù địch và hợp tác cùng phát triển giữa hai đại cường thế giới.
Khi ký Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 về “một nước Trung Hoa” được hai bên suy diễn khác nhau. Bắc Kinh cho rằng Đài Loan thuộc về Trung Quốc. Hoa Thịnh Đốn cho rằng Trung Quốc thuộc về Chính phủ Đài Loan của Tưởng Giới Thạch.
Hiện giờ, không chỉ có Hoa Kỳ mà còn một số quốc gia lớn hoặc nhỏ coi Đài Loan như một quốc gia thực thụ, không lệ thuộc vào Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Từ năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã công khai coi Đài Loan như một quốc gia độc lập cần được bảo vệ bằng mọi giá. Lần lượt có thêm nhiều quốc gia muốn cải thiện mối bang giao với Đài Loan trước cặp mắt oán hận của Trung Quốc.
Sự phát triển nhanh chóng về tiềm năng quốc phòng của Trung Quốc đã làm giảm ưu thế quân sự của Hoa Kỳ, đặc biệt trên phương diện Hoả tiễn đạn đạo tầm trung có thể ngăn chặn Hoa Kỳ xâm nhập và tiếp cận Hoa Lục.
Số lượng chiến hạm Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ buộc Quân đội Mỹ khó bảo vệ cho bản thân cũng như các đồng minh và đối tác trên hai Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS).
Do đó, Chính quyền Trump đã rút khỏi Hiệp ước Hoả tiễn Nguyên tử Tầm trung (INF) với Nga vì Trung Quốc không chịu tham gia. Bắc Kinh đã chiếm ưu thế trên hai Biển ECS và SCS đe dọa tới Hoa Kỳ và các đồng minh, đối tác.
Ngày 28/08/2019, Ngũ Giác Đài tuyên bố đã phóng thử hoả tiễn đạn đạo thành công từ bệ phóng di động trên đất liền trúng vào mục tiêu cách xa 500 km.
Từ trước, hoả tiễn đạn đạo của Mỹ chỉ được phóng từ không trung hay trên biển nên bị giới hạn về số lượng so với Trung Quốc.
Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ đã thay đổi chiến thuật cho phù hợp với chiến trường Châu Á-Thái Bình Dương. TQLC Mỹ sẽ không còn đổ bộ ồ ạt từ ngoài biển vào đất liền mà đảm trách một nhiệm vụ mới: tiêu diệt chiến hạm của Trung Quốc bằng các Tiểu đoàn Phòng không Ven biển (The Littoral Anti-Air Battalion) trực thuộc Trung đoàn Phòng không Ven biển số 3 đang thành lập của Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ.
Trận chiến với Trung Quốc không diễn ra ở Lục địa mà trên Biển nên TQLC Mỹ sẽ bố trí những vị trí cơ động trên các đảo để tiêu diệt chiến hạm và các đảo tiền tiêu của Trung Quốc.
Tiểu đoàn Phòng không Hạng nhẹ 3 của TQLC đã tham gia vào trận Trân Châu Cảng và các trận Midway, Guadalcanal, Quần đảo Solomon và Bougainville. Hoa Kỳ đã điều động các Cận duyên hạm Tác chiến phối hợp với TQLC thời Đệ nhị Thế chiến.
Các Cận duyên hạm của Mỹ cũng được điều động tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hỗ trợ cho các Tiểu đoàn Phòng không ven biển.
Trận chiến tương lai Mỹ-Trung sẽ không xảy ra trên đất liền mà trên biển nên việc làm chủ các hải đảo lớn nhỏ sẽ đóng vai trò quan trọng cho chiến thắng.
Không ai thích chiến tranh xảy ra. Chẳng ai muốn bị đè đầu cưỡi cổ. Nhược tiểu phải dựa vào cường quốc mạnh để sống còn và phát triển là một bài học thực tiễn.
Trước Đệ nhị Thế chiến, Việt Nam hướng Tây mà trở thành “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Sau WWII, Việt Nam dựa Tây Phương mà phát triển nhanh khiến Thủ tướng Tân Gia Ba, Lý Quang Diệu phải mơ ước.
Việt Nam hướng Bắc nên lâm vào cảnh nồi da nấu thịt suốt 20 năm tiếp theo nạn nghèo đói kéo dài đến năm 1985.
Ngược lại, Tân Gia Ba hướng Tây tuyệt đối nên phát triển toàn diện. Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói: “nhược tiểu phải dựa vào cường quốc mạnh nhất để phát triển”. Hiện nay, Tân Gia Ba phát triển nhất trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) với một Lực lượng Hải quân tiên tiến nhất ASEAN và lợi tức bình quân đầu người năm 2021 là 66,263 USD so với 11,125 của Mã Lai Á; Thái Lan 7,809; Indonesia 4,225; Việt Nam 3,72; Philippines 3,492; Lào 2,626; Cambodia 1,647; Myanmar 1,246.
Năm 1982, Thủ tướng Mahathir Mohamad của Mã Lai Á ban hành “Chính sách Hướng Đông” để học tập kinh nghiệm phục quốc sau Đệ nhị Thế chiến của Đại Hàn và Nhật Bản bằng “Lòng yêu nước, tinh thần kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp”. Nhiều du học sinh và thực tập sinh công nghiệp được gửi tới Nhật Bản. Tính đến nay đã có 26,000 sinh viên Mã Lai Á học tập tại các trường Đại học ở Nhật Bản. Mahathir dọn đường cho các nhà sản xuất Nhật Bản và Đại Hàn đến Mã Lai Á mà hiện tại có 1,500 công ty Nhật hoạt động.
Mã Lai Á đang đặt cột mốc năm 2025 sẽ gia nhập vào nhóm có Thu nhập cao với lợi tức bình quân đầu người 12,696 USD.
Mã Lai Á lại hướng Đông mà nhắm vào mô hình Trung Quốc về thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài - đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất khi nước này cố gắng leo lên chuỗi giá trị toàn cầu.
Năm 2021, Ngân hàng Thế giới cảnh cáo Mã Lai Á về ngưỡng cửa thu nhập cao chậm do các tiêu chuẩn thấp và vụ Thủ tướng Najib Razak bị cáo buộc chuyển 700 triệu USD từ một công ty phát triển chiến lược do chính phủ điều hành vào tài khoản ngân hàng cá nhân của Razak.
Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte (2016-2022) cầu cạnh Trung Quốc đã làm cho đất nước mất phương hướng và trì trệ.
Thảm họa giáng lên dân tộc Việt Nam khi hướng về Trung Quốc không bút mực nào kể xiết.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
Indonesia’s $22 Billion Purchases of US, French Fighter Jets: How Russia’s Su-35 Lost Out (Diplomat)
Blinken zeroes in on Taiwan Strait in talks with Japan, South Korea foreign ministers (Diplomat)
When Nixon met Mao: 50 years later, reverberations are still felt (Yahoo Finance)
Marine Corps activates first littoral anti-air battalion as part of force restructuring (Stars & Stripes)
Malaysia eyes China 40 years after it ‘looked east’ to Japan (Nikkei)
https://indepthnews.net/images/xi_jinping_putin.jpg (https://indepthnews.net/images/xi_jinping_putin.jpg)
Sự hợp tác ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nga tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như một hồi chuông báo động tới các quốc gia trong vùng.
Nguy cơ bị Trung Quốc và Nga thống trị ngày càng rõ ràng hơn buộc Hoa Kỳ và các cường quốc biển trên thế giới cũng như các quốc gia duyên hải trong khu vực này phải hành động.
Indonesia thuộc Phong trào Không Liên kết vẫn giữ mối giao hảo với Trung Quốc, Nga trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, ngoại giao.
Tham vọng đế quốc của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) ngày càng quyết liệt nhờ Hải quân Nga tiếp sức khiến cán cân quân sự bị lệch buộc Indonesia phải tăng cường tiềm lực quân sự.
Hôm 12/2/2022, Indonesia công bố quyết định mua 78 chiến đấu cơ của Tây Phương trị giá 22 tỷ USD gồm 42 chiến đấu cơ hạng nhẹ Rafale của Pháp trị giá 8.1 tỷ USD và 36 chiến đấu cơ hạng nặng F-15 Eagle của Mỹ với giá 13.9 tỷ USD.
Không lực Indonesia có 4 Phi đội gồm 49 chiến đấu cơ mà 33 chiến đấu cơ hạng nhẹ F-16 và F-5 sẽ được thay thế bằng Rafale trong khi lực lượng tinh nhuệ với 16 chiến đấu hạng nặng Su-27/30 của Nga có thể thay thế bằng F15 của Mỹ.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Phi Luật Tân cũng đã mua trực thăng Black Hawk thay vì trực thăng Mi-171 của Nga. Sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte mãn nhiệm vào giữa năm 2022 thì xu hướng chống Trung Quốc sẽ gia tăng.
Cuộc họp Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn hôm 13 tháng 2 năm 2022 tại Hawaii xác định các mối quan tâm chính: hòa bình và ổn định tại Eo biển Đài Loan; các hoạt động phá hoại trật tự quốc tế dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982
(UNCLOS); phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương nào tìm cách thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng trong khu vực; sẵn sàng gặp Bắc Triều Tiên mà không cần điều kiện tiên quyết. Nhưng, không đề ra các biện pháp cụ thể.
Vào ngày 13/2/2022, Nhật báo Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) đăng bài “When Nixon met Mao: 50 years later, reverberations are still felt” nhằm nhắc lại lần gặp mặt giữa Tổng thống Richard Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông năm 1972 đã giải tỏa sự thù địch và hợp tác cùng phát triển giữa hai đại cường thế giới.
Khi ký Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 về “một nước Trung Hoa” được hai bên suy diễn khác nhau. Bắc Kinh cho rằng Đài Loan thuộc về Trung Quốc. Hoa Thịnh Đốn cho rằng Trung Quốc thuộc về Chính phủ Đài Loan của Tưởng Giới Thạch.
Hiện giờ, không chỉ có Hoa Kỳ mà còn một số quốc gia lớn hoặc nhỏ coi Đài Loan như một quốc gia thực thụ, không lệ thuộc vào Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Từ năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã công khai coi Đài Loan như một quốc gia độc lập cần được bảo vệ bằng mọi giá. Lần lượt có thêm nhiều quốc gia muốn cải thiện mối bang giao với Đài Loan trước cặp mắt oán hận của Trung Quốc.
Sự phát triển nhanh chóng về tiềm năng quốc phòng của Trung Quốc đã làm giảm ưu thế quân sự của Hoa Kỳ, đặc biệt trên phương diện Hoả tiễn đạn đạo tầm trung có thể ngăn chặn Hoa Kỳ xâm nhập và tiếp cận Hoa Lục.
Số lượng chiến hạm Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ buộc Quân đội Mỹ khó bảo vệ cho bản thân cũng như các đồng minh và đối tác trên hai Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS).
Do đó, Chính quyền Trump đã rút khỏi Hiệp ước Hoả tiễn Nguyên tử Tầm trung (INF) với Nga vì Trung Quốc không chịu tham gia. Bắc Kinh đã chiếm ưu thế trên hai Biển ECS và SCS đe dọa tới Hoa Kỳ và các đồng minh, đối tác.
Ngày 28/08/2019, Ngũ Giác Đài tuyên bố đã phóng thử hoả tiễn đạn đạo thành công từ bệ phóng di động trên đất liền trúng vào mục tiêu cách xa 500 km.
Từ trước, hoả tiễn đạn đạo của Mỹ chỉ được phóng từ không trung hay trên biển nên bị giới hạn về số lượng so với Trung Quốc.
Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ đã thay đổi chiến thuật cho phù hợp với chiến trường Châu Á-Thái Bình Dương. TQLC Mỹ sẽ không còn đổ bộ ồ ạt từ ngoài biển vào đất liền mà đảm trách một nhiệm vụ mới: tiêu diệt chiến hạm của Trung Quốc bằng các Tiểu đoàn Phòng không Ven biển (The Littoral Anti-Air Battalion) trực thuộc Trung đoàn Phòng không Ven biển số 3 đang thành lập của Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ.
Trận chiến với Trung Quốc không diễn ra ở Lục địa mà trên Biển nên TQLC Mỹ sẽ bố trí những vị trí cơ động trên các đảo để tiêu diệt chiến hạm và các đảo tiền tiêu của Trung Quốc.
Tiểu đoàn Phòng không Hạng nhẹ 3 của TQLC đã tham gia vào trận Trân Châu Cảng và các trận Midway, Guadalcanal, Quần đảo Solomon và Bougainville. Hoa Kỳ đã điều động các Cận duyên hạm Tác chiến phối hợp với TQLC thời Đệ nhị Thế chiến.
Các Cận duyên hạm của Mỹ cũng được điều động tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hỗ trợ cho các Tiểu đoàn Phòng không ven biển.
Trận chiến tương lai Mỹ-Trung sẽ không xảy ra trên đất liền mà trên biển nên việc làm chủ các hải đảo lớn nhỏ sẽ đóng vai trò quan trọng cho chiến thắng.
Không ai thích chiến tranh xảy ra. Chẳng ai muốn bị đè đầu cưỡi cổ. Nhược tiểu phải dựa vào cường quốc mạnh để sống còn và phát triển là một bài học thực tiễn.
Trước Đệ nhị Thế chiến, Việt Nam hướng Tây mà trở thành “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Sau WWII, Việt Nam dựa Tây Phương mà phát triển nhanh khiến Thủ tướng Tân Gia Ba, Lý Quang Diệu phải mơ ước.
Việt Nam hướng Bắc nên lâm vào cảnh nồi da nấu thịt suốt 20 năm tiếp theo nạn nghèo đói kéo dài đến năm 1985.
Ngược lại, Tân Gia Ba hướng Tây tuyệt đối nên phát triển toàn diện. Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói: “nhược tiểu phải dựa vào cường quốc mạnh nhất để phát triển”. Hiện nay, Tân Gia Ba phát triển nhất trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) với một Lực lượng Hải quân tiên tiến nhất ASEAN và lợi tức bình quân đầu người năm 2021 là 66,263 USD so với 11,125 của Mã Lai Á; Thái Lan 7,809; Indonesia 4,225; Việt Nam 3,72; Philippines 3,492; Lào 2,626; Cambodia 1,647; Myanmar 1,246.
Năm 1982, Thủ tướng Mahathir Mohamad của Mã Lai Á ban hành “Chính sách Hướng Đông” để học tập kinh nghiệm phục quốc sau Đệ nhị Thế chiến của Đại Hàn và Nhật Bản bằng “Lòng yêu nước, tinh thần kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp”. Nhiều du học sinh và thực tập sinh công nghiệp được gửi tới Nhật Bản. Tính đến nay đã có 26,000 sinh viên Mã Lai Á học tập tại các trường Đại học ở Nhật Bản. Mahathir dọn đường cho các nhà sản xuất Nhật Bản và Đại Hàn đến Mã Lai Á mà hiện tại có 1,500 công ty Nhật hoạt động.
Mã Lai Á đang đặt cột mốc năm 2025 sẽ gia nhập vào nhóm có Thu nhập cao với lợi tức bình quân đầu người 12,696 USD.
Mã Lai Á lại hướng Đông mà nhắm vào mô hình Trung Quốc về thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài - đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất khi nước này cố gắng leo lên chuỗi giá trị toàn cầu.
Năm 2021, Ngân hàng Thế giới cảnh cáo Mã Lai Á về ngưỡng cửa thu nhập cao chậm do các tiêu chuẩn thấp và vụ Thủ tướng Najib Razak bị cáo buộc chuyển 700 triệu USD từ một công ty phát triển chiến lược do chính phủ điều hành vào tài khoản ngân hàng cá nhân của Razak.
Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte (2016-2022) cầu cạnh Trung Quốc đã làm cho đất nước mất phương hướng và trì trệ.
Thảm họa giáng lên dân tộc Việt Nam khi hướng về Trung Quốc không bút mực nào kể xiết.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
Indonesia’s $22 Billion Purchases of US, French Fighter Jets: How Russia’s Su-35 Lost Out (Diplomat)
Blinken zeroes in on Taiwan Strait in talks with Japan, South Korea foreign ministers (Diplomat)
When Nixon met Mao: 50 years later, reverberations are still felt (Yahoo Finance)
Marine Corps activates first littoral anti-air battalion as part of force restructuring (Stars & Stripes)
Malaysia eyes China 40 years after it ‘looked east’ to Japan (Nikkei)