duyanh
03-16-2022, 11:57 AM
Đa số đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thu hồi, bồi thường đất
Trong tháng 2/2022, 1.311 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân đã được gửi tới các cơ quan của Quốc hội, chủ yếu liên quan đến đất đai như việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất…
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/03/vuon-rau-loc-hung.jpg
Các hình ảnh cưỡng chế, giải tỏa mặt bằng khiến 503 căn nhà kiên cố cùng tài sản bị phá hủy, mất mát tại khu vực Vườn rau Lộc Hưng (quận Tân Bình, TP.HCM), tháng 1/2019. Vụ việc hiện vẫn trong quá trình kêu cứu, khiếu nại, tố cáo. (Ảnh: dẫn qua Vườn Rau Lộc Hưng/Facebook)
Theo báo cáo của số 86 ngày 11/3, Ban Dân nguyện – Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết trong tháng 2 vừa qua, các cơ quan của Quốc hội đã nhận được 1.311 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân (có 272 đơn của tháng 1 chuyển sang). Con số này được xác định đã giảm 13,69% so với tháng trước.
Đa số các khiếu nại liên quan đến việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất…; kế đến là thực hiện chế độ cho người có công; đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Về nội dung tố cáo, đa số các đơn liên quan đến vi phạm trong việc quản lý đất đai, tố cáo người tiến hành tố tụng vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án; đề nghị giải quyết tin báo, tố giác tội phạm…
Ban Dân nguyện cho rằng trong 1.311 đơn thư trong kỳ giải quyết tháng 2, chỉ 296 đơn thư đủ điều kiện xử lý, còn 934 đơn thư không đủ điều kiện xử lý, chiếm hơn 71%. Lý do do cơ quan này đưa ra là vì các đơn trùng lặp, đơn gửi nhiều cơ quan, đơn nặc danh, mạo danh, khuyết danh, đơn không rõ nội dung.
Đối với 296 đơn đủ điều kiện xử lý, Ban Dân nguyện cho hay “xét thấy những đơn khiếu nại, tố cáo có căn cứ”, nên đã chuyển 33 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, đã nhận được 32 văn bản trả lời. Theo con số trên, tỷ lệ đơn đã được gửi đi giải quyết chỉ chiếm 11,1% số đơn được giải quyết.
Đối với tình hình xã hội, những nhóm vụ việc khiếu kiện đông người, kéo dài và phức tạp được Ban Dân nguyện nêu như:
8 vụ việc liên quan đến ô nhiễm môi trường, chủ yếu về hoạt động xử lý rác thải, gồm: (1) Vụ việc Bãi rác thải sinh hoạt tại Đồi Cà (xã Thành Thọ, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa); (2) Vụ việc Khu nhà xưởng, tập kết chất thải cách khu dân cư chỉ khoảng 500m trên phần đất của Công ty CP Xi măng Tiên Sơn (Hà Tây, Hà Nội); (3) Vụ việc khu vực mương Ba La dẫn nước từ Khu công nghiệp (KCN) Tam Thăng (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam); (4) Hàng nghìn m2 đất bãi bồi sông Hồng (phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội) bị biến thành khu vực chôn lấp phế thải, vật liệu xây dựng san gạt mặt bằng trái phép; (5) Tình trạng tập kết trái phép rác thải công nghiệp tại khu vực ven đê tả sông Cấm (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng); (6) Vụ ô nhiễm môi trường và nguồn nước tại Hồ Suối Vàng – nơi cung cấp nước sinh hoạt cho TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), thuộc dự án hồ chống bồi lắng, nhà máy xử lý nước thải khu Đan Kia – Suối Vàng; (7) Nước hồ thủy điện Yaly (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối; (8) Bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) tiếp tục ô nhiễm.
Khiếu nại, tố cáo liên quan đến chung cư, xây dựng: Tình trạng sai phạm tại nhiều dự án chung cư, chủ yếu là các chủ đầu tư xây dựng khi chưa có giấy phép, người dân nhận nhà nhiều năm nhưng chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nổi bật như Dự án khu nhà ở biệt thự Thanh Toàn (huyện An Dương, Hải Phòng).
Khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai: (1) Vụ việc lấn chiếm đất công để xây dựng trái phép tại khu đất thuộc ngõ 68, tổ 1, phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội); (2) Hiện tượng thu gom đất nông nghiệp, sử dụng chiêu trò hiến đất làm đường để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, xây dựng công trình trái phép, với hàng trăm dự án bất động sản, phân lô, tách thửa bán trục lợi tại TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng).
5 vụ công nhân, người lao động đình công, yêu cầu tăng lương, phụ cấp và các phúc lợi khác: (1) Vụ việc 400 công nhân Công ty TNHH Chế biến Billion Max Việt Nam (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế); (2) Vụ việc hơn 5.000 công nhân Công ty Viet Glory (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An); (3) Vụ việc khoảng 5.000 công nhân Công ty TNHH Veinergy thuộc KCN Phúc Sơn (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình); (4) Vụ việc hơn 500 người lao động thuộc Công ty TNHH EM-Tea (TP Vinh , tỉnh Nghệ An); khoảng 200 công nhân thuộc Công ty Nam Thuận (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An); khoảng 200 công nhân thuộc Công ty Haivina (thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh); (5) Vụ hơn 4.000 công nhân Công ty TNHH Giấy ADORA Việt Nam (KCN Tam Hiệp, Ninh Bình).
Cơ quan này nhận định hiện việc các cơ quan xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo chủ yếu vẫn là nghiên cứu, phân loại, chuyển đơn; việc theo dõi đôn đốc đối với đơn thư đã chuyển “chưa quyết liệt”. Ngoài ra, việc giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa thực hiện được nhiều, chưa đôn đốc việc thực hiện kiến nghị sau giám sát.
Ban Dân nguyện lý giải nguyên nhân của những tồn tại trên là do số lượng đơn thư lớn, người gửi đơn không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan, chỉ cung cấp các văn bản có lợi, gây khó khăn trong việc nghiên cứu để làm căn cứ chuyển đơn. Đáng lưu ý, cơ quan này cho biết nhân sự giúp xử lý đơn khiếu nại, tố cáo chủ yếu là kiêm nhiệm, không được thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nên việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo còn hạn chế.
Các lý do khác được đưa ra như: hiện chưa có quy định ràng buộc về trách nhiệm và thời hạn trả lời của người có thẩm quyền đối với đơn thư do Quốc hội, ĐBQH chuyển đến; chưa có chế tài đủ mạnh về việc giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo; chưa có quy định cụ thể về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền chậm hoặc không thực hiện kiến nghị giám sát.
Từ các lý do trên, Ban Dân nguyện cho biết vì vậy hiệu lực, hiệu quả của việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân chưa cao.
Mặc dù vậy, trong phần kiến nghị của báo cáo, ngoài các nội dung cụ thể được nêu để đề nghị các Bộ liên quan giải quyết – như tình trạng “ăn theo” giá xăng, tội phạm lừa đảo qua internet; buôn lậu, nâng giá kit xét nghiệm COVID-19; hướng dẫn mua thuốc điều trị COVID-19 và cấp giấy chứng nhận cho người mắc COVID-19 – các “lỗ hổng” về nhân sự, chế tài và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nói trên không được đề cập để xử lý.
Nguyễn Quân
Trong tháng 2/2022, 1.311 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân đã được gửi tới các cơ quan của Quốc hội, chủ yếu liên quan đến đất đai như việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất…
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/03/vuon-rau-loc-hung.jpg
Các hình ảnh cưỡng chế, giải tỏa mặt bằng khiến 503 căn nhà kiên cố cùng tài sản bị phá hủy, mất mát tại khu vực Vườn rau Lộc Hưng (quận Tân Bình, TP.HCM), tháng 1/2019. Vụ việc hiện vẫn trong quá trình kêu cứu, khiếu nại, tố cáo. (Ảnh: dẫn qua Vườn Rau Lộc Hưng/Facebook)
Theo báo cáo của số 86 ngày 11/3, Ban Dân nguyện – Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết trong tháng 2 vừa qua, các cơ quan của Quốc hội đã nhận được 1.311 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân (có 272 đơn của tháng 1 chuyển sang). Con số này được xác định đã giảm 13,69% so với tháng trước.
Đa số các khiếu nại liên quan đến việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất…; kế đến là thực hiện chế độ cho người có công; đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Về nội dung tố cáo, đa số các đơn liên quan đến vi phạm trong việc quản lý đất đai, tố cáo người tiến hành tố tụng vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án; đề nghị giải quyết tin báo, tố giác tội phạm…
Ban Dân nguyện cho rằng trong 1.311 đơn thư trong kỳ giải quyết tháng 2, chỉ 296 đơn thư đủ điều kiện xử lý, còn 934 đơn thư không đủ điều kiện xử lý, chiếm hơn 71%. Lý do do cơ quan này đưa ra là vì các đơn trùng lặp, đơn gửi nhiều cơ quan, đơn nặc danh, mạo danh, khuyết danh, đơn không rõ nội dung.
Đối với 296 đơn đủ điều kiện xử lý, Ban Dân nguyện cho hay “xét thấy những đơn khiếu nại, tố cáo có căn cứ”, nên đã chuyển 33 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, đã nhận được 32 văn bản trả lời. Theo con số trên, tỷ lệ đơn đã được gửi đi giải quyết chỉ chiếm 11,1% số đơn được giải quyết.
Đối với tình hình xã hội, những nhóm vụ việc khiếu kiện đông người, kéo dài và phức tạp được Ban Dân nguyện nêu như:
8 vụ việc liên quan đến ô nhiễm môi trường, chủ yếu về hoạt động xử lý rác thải, gồm: (1) Vụ việc Bãi rác thải sinh hoạt tại Đồi Cà (xã Thành Thọ, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa); (2) Vụ việc Khu nhà xưởng, tập kết chất thải cách khu dân cư chỉ khoảng 500m trên phần đất của Công ty CP Xi măng Tiên Sơn (Hà Tây, Hà Nội); (3) Vụ việc khu vực mương Ba La dẫn nước từ Khu công nghiệp (KCN) Tam Thăng (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam); (4) Hàng nghìn m2 đất bãi bồi sông Hồng (phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội) bị biến thành khu vực chôn lấp phế thải, vật liệu xây dựng san gạt mặt bằng trái phép; (5) Tình trạng tập kết trái phép rác thải công nghiệp tại khu vực ven đê tả sông Cấm (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng); (6) Vụ ô nhiễm môi trường và nguồn nước tại Hồ Suối Vàng – nơi cung cấp nước sinh hoạt cho TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), thuộc dự án hồ chống bồi lắng, nhà máy xử lý nước thải khu Đan Kia – Suối Vàng; (7) Nước hồ thủy điện Yaly (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối; (8) Bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) tiếp tục ô nhiễm.
Khiếu nại, tố cáo liên quan đến chung cư, xây dựng: Tình trạng sai phạm tại nhiều dự án chung cư, chủ yếu là các chủ đầu tư xây dựng khi chưa có giấy phép, người dân nhận nhà nhiều năm nhưng chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nổi bật như Dự án khu nhà ở biệt thự Thanh Toàn (huyện An Dương, Hải Phòng).
Khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai: (1) Vụ việc lấn chiếm đất công để xây dựng trái phép tại khu đất thuộc ngõ 68, tổ 1, phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội); (2) Hiện tượng thu gom đất nông nghiệp, sử dụng chiêu trò hiến đất làm đường để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, xây dựng công trình trái phép, với hàng trăm dự án bất động sản, phân lô, tách thửa bán trục lợi tại TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng).
5 vụ công nhân, người lao động đình công, yêu cầu tăng lương, phụ cấp và các phúc lợi khác: (1) Vụ việc 400 công nhân Công ty TNHH Chế biến Billion Max Việt Nam (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế); (2) Vụ việc hơn 5.000 công nhân Công ty Viet Glory (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An); (3) Vụ việc khoảng 5.000 công nhân Công ty TNHH Veinergy thuộc KCN Phúc Sơn (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình); (4) Vụ việc hơn 500 người lao động thuộc Công ty TNHH EM-Tea (TP Vinh , tỉnh Nghệ An); khoảng 200 công nhân thuộc Công ty Nam Thuận (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An); khoảng 200 công nhân thuộc Công ty Haivina (thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh); (5) Vụ hơn 4.000 công nhân Công ty TNHH Giấy ADORA Việt Nam (KCN Tam Hiệp, Ninh Bình).
Cơ quan này nhận định hiện việc các cơ quan xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo chủ yếu vẫn là nghiên cứu, phân loại, chuyển đơn; việc theo dõi đôn đốc đối với đơn thư đã chuyển “chưa quyết liệt”. Ngoài ra, việc giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa thực hiện được nhiều, chưa đôn đốc việc thực hiện kiến nghị sau giám sát.
Ban Dân nguyện lý giải nguyên nhân của những tồn tại trên là do số lượng đơn thư lớn, người gửi đơn không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan, chỉ cung cấp các văn bản có lợi, gây khó khăn trong việc nghiên cứu để làm căn cứ chuyển đơn. Đáng lưu ý, cơ quan này cho biết nhân sự giúp xử lý đơn khiếu nại, tố cáo chủ yếu là kiêm nhiệm, không được thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nên việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo còn hạn chế.
Các lý do khác được đưa ra như: hiện chưa có quy định ràng buộc về trách nhiệm và thời hạn trả lời của người có thẩm quyền đối với đơn thư do Quốc hội, ĐBQH chuyển đến; chưa có chế tài đủ mạnh về việc giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo; chưa có quy định cụ thể về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền chậm hoặc không thực hiện kiến nghị giám sát.
Từ các lý do trên, Ban Dân nguyện cho biết vì vậy hiệu lực, hiệu quả của việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân chưa cao.
Mặc dù vậy, trong phần kiến nghị của báo cáo, ngoài các nội dung cụ thể được nêu để đề nghị các Bộ liên quan giải quyết – như tình trạng “ăn theo” giá xăng, tội phạm lừa đảo qua internet; buôn lậu, nâng giá kit xét nghiệm COVID-19; hướng dẫn mua thuốc điều trị COVID-19 và cấp giấy chứng nhận cho người mắc COVID-19 – các “lỗ hổng” về nhân sự, chế tài và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nói trên không được đề cập để xử lý.
Nguyễn Quân