duyanh
03-10-2022, 10:37 PM
Nhà Trắng: 'Nga có thể tấn công hóa học hay sinh học nhằm vào Ukraine'
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/14DDF/production/_123617458_gettyimages-1239028742.jpg.webp
Nga đã tiến hành các đợt pháo kích nhằm vào những thành phố ở Ukraine bao gồm Irpin gần thủ đô Kyiv
Nga có thể đang lên kế hoạch tấn công bằng vũ khí hóa học hoặc sinh học nhằm vào Ukraine - và "tất cả chúng ta nên cảnh giác với điều này", Nhà Trắng tuyên bố.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng tuyên bố của phía Nga về phòng thí nghiệm vũ khí sinh học của Mỹ, và phát triển vũ khí sinh học tại Ukraine là điều ngu xuẩn.
Jen Psaki cũng cho rằng những tuyên bố sai lệnh này "là một âm mưu rõ ràng" để Nga lấy cớ tiếp tục tiến hành những cuộc tấn công khi không bị khiêu khích và vốn đã được ủ mưu từ trước.
Tuyên bố được đưa ra sau khi giới chức phương Tây cùng chia sẻ những quan ngại tương tự về các đợt tấn công mới nhất của Nga.
Họ cho biết "rất quan ngại" về nguy cơ cuộc chiến tranh tại Ukraine có thể leo thang, và đặc biệt khả năng Nga có thể sử dụng các vũ khí bị cấm theo công ước quốc tế.
Điều này rất có thể có liên quan đến vũ khí hóa học mặc dù thuật ngữ này chỉ bao gồm vũ khí hạt nhân chiến lược (quy mô nhỏ), vũ khí sinh học và bom bẩn.
"Chúng tôi có lý do hợp lý để lo ngại về điều này," một quan chức phương Tây nói.
Họ cho biết điều này một phần xuất phát từ những gì đã xảy ra ở những nơi khác mà Nga có tham chiến - có thể thấy rõ nhất lại Syria khi các đồng minh của Nga đã sử dụng vũ khí hóa học.
Bà Psaki nói: "Chúng ta tất cả nên cảnh giác việc Nga có thể sử dụng vũ khí hóa học hoặc sinh học tại Ukraine, hoặc tạo ra một chiến dịch cờ giả để có cớ sử dụng - đây là dạng thức điển hình."
https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-60687093/p0bs7b9q/vi
https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/512xn/p0bs7ccc.jpg (https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-60687093/p0bs7b9q/vi)
Nga sở hữu bao nhiêu vũ khí hạt nhân?
Trước đó vào ngày thứ Tư 09/03, Bộ trưởng Quốc phòng Anh trong một dòng tweet nói rằng Nga đã sử dụng các quả rocket nhiệt áp (thermobaric rocket). Loại rocket này còn được biết với tên gọi bom chân không bởi vì sẽ hút oxy từ không khí xung quanh để tạo nên một vụ nổ nhiệt cao.
Điều này khiến loại bom này mang sức hủy diệt hơn các loại bom thông thường có cùng kích cỡ và có thể gây nên một hậu quả kinh hoàng đối với người nằm trong bán kính của vụ nổ.
Mối quan ngại về việc sử dụng vũ khí hạt nhân xuất hiện từ các tuyên bố của Nga "thiết lập hiện trường" cho một số dạng "cờ giả" nào đó, giới chức phương Tây nói.
Trong một dòng tweet, Bộ Ngoại giao Nga đã đề cập đến các tuyên bố rằng "những tài liệu được phát hiện gần đây" cho thấy một số lượng thành phần vũ khí hóa học được chế tạo tại các phòng thí nghiệm tại Ukraine - với nguồn tài trợ từ Bộ Quốc phòng Mỹ.
Mỹ đã bác bỏ các cáo buộc này và cho biết đây là " một dạng chiến dịch tin giả vốn chúng tôi đã thấy liên tục từ phía Nga trong những năm gần đây tại Ukraine và những quốc gia khác".
Giới chức Nga và truyền thông cũng nói trong những ngày gần đây Ukraine đang lên kế hoạch tạo một loại bom gọi là bomb bẩn - có thể phát tán chất phóng xạ.
Trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao Nga nói Ukraine đã tìm cách có được vũ khí hạt nhân.
Một số người tin rằng Moscow đang đẩy mạnh những phát ngôn này để nghĩ ra một cái cớ biện minh với công chúng Nga về lý do xâm lược Ukraine. Nhưng giới chức phương Tây cũng lo ngại những tuyên bố này có thể được sử dụng để tạo nền tảng cho một sự kiện "cờ giả".
Ví dụ Nga có thể tuyên bố về việc các cơ sở hay quân đội của Ukraine sử dụng vũ khí bị cấm theo công ước quốc tế hoặc những vũ khí này đã được Ukraine sử dụng trước. Điều này có thể giúp Moscow có một cái cớ để sử dụng vũ khí bị cấm sau đó.
Một quan chức phương Tây nói các câu chuyện tương tự cũng đã xuất phát từ Nga trước khi Nga sử dụng vũ khí hóa học tại Syria.
Họ nói rằng "cũng có các dấu hiệu khác" - đề cập đến một dạng thông tin tình báo. "Đây là mối quan ngại nghiêm trọng đối với chúng ta."
Đồng minh của Nga, chính phủ của Assad tại Syria đã sử dụng vũ khí hạt nhân nhiều lần nhằm vào dân thường.
Nga cũng đã bị cáo buộc sử dụng chất độc thần kinh trong các vụ ám sát như Sergei Skripal ở Salisbury vào năm 2018 và nhằm vào thủ lĩnh phe đối lập tại Nga là Alexei Navalny ở Nga vào năm 2020.
Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) giám sát việc thực thi Công ước vũ khí hóa học (CWC) đã mô tả vũ khí hóa học là chất hóa học để sử dụng để cố tình gây chết hoặc làm hại thông qua thành phần độc tố.
Việc sử dụng vũ khí hóa học là bị cấm theo công ước quốc tế dù mục tiêu quân sự có hiện hữu bởi vì hậu quả gây nên về bản chất là không phân biệt đối tượng và được tạo nên nhằm gây tổn thương và sự chịu đựng hơn mức cần thiết.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/14DDF/production/_123617458_gettyimages-1239028742.jpg.webp
Nga đã tiến hành các đợt pháo kích nhằm vào những thành phố ở Ukraine bao gồm Irpin gần thủ đô Kyiv
Nga có thể đang lên kế hoạch tấn công bằng vũ khí hóa học hoặc sinh học nhằm vào Ukraine - và "tất cả chúng ta nên cảnh giác với điều này", Nhà Trắng tuyên bố.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng tuyên bố của phía Nga về phòng thí nghiệm vũ khí sinh học của Mỹ, và phát triển vũ khí sinh học tại Ukraine là điều ngu xuẩn.
Jen Psaki cũng cho rằng những tuyên bố sai lệnh này "là một âm mưu rõ ràng" để Nga lấy cớ tiếp tục tiến hành những cuộc tấn công khi không bị khiêu khích và vốn đã được ủ mưu từ trước.
Tuyên bố được đưa ra sau khi giới chức phương Tây cùng chia sẻ những quan ngại tương tự về các đợt tấn công mới nhất của Nga.
Họ cho biết "rất quan ngại" về nguy cơ cuộc chiến tranh tại Ukraine có thể leo thang, và đặc biệt khả năng Nga có thể sử dụng các vũ khí bị cấm theo công ước quốc tế.
Điều này rất có thể có liên quan đến vũ khí hóa học mặc dù thuật ngữ này chỉ bao gồm vũ khí hạt nhân chiến lược (quy mô nhỏ), vũ khí sinh học và bom bẩn.
"Chúng tôi có lý do hợp lý để lo ngại về điều này," một quan chức phương Tây nói.
Họ cho biết điều này một phần xuất phát từ những gì đã xảy ra ở những nơi khác mà Nga có tham chiến - có thể thấy rõ nhất lại Syria khi các đồng minh của Nga đã sử dụng vũ khí hóa học.
Bà Psaki nói: "Chúng ta tất cả nên cảnh giác việc Nga có thể sử dụng vũ khí hóa học hoặc sinh học tại Ukraine, hoặc tạo ra một chiến dịch cờ giả để có cớ sử dụng - đây là dạng thức điển hình."
https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-60687093/p0bs7b9q/vi
https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/512xn/p0bs7ccc.jpg (https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-60687093/p0bs7b9q/vi)
Nga sở hữu bao nhiêu vũ khí hạt nhân?
Trước đó vào ngày thứ Tư 09/03, Bộ trưởng Quốc phòng Anh trong một dòng tweet nói rằng Nga đã sử dụng các quả rocket nhiệt áp (thermobaric rocket). Loại rocket này còn được biết với tên gọi bom chân không bởi vì sẽ hút oxy từ không khí xung quanh để tạo nên một vụ nổ nhiệt cao.
Điều này khiến loại bom này mang sức hủy diệt hơn các loại bom thông thường có cùng kích cỡ và có thể gây nên một hậu quả kinh hoàng đối với người nằm trong bán kính của vụ nổ.
Mối quan ngại về việc sử dụng vũ khí hạt nhân xuất hiện từ các tuyên bố của Nga "thiết lập hiện trường" cho một số dạng "cờ giả" nào đó, giới chức phương Tây nói.
Trong một dòng tweet, Bộ Ngoại giao Nga đã đề cập đến các tuyên bố rằng "những tài liệu được phát hiện gần đây" cho thấy một số lượng thành phần vũ khí hóa học được chế tạo tại các phòng thí nghiệm tại Ukraine - với nguồn tài trợ từ Bộ Quốc phòng Mỹ.
Mỹ đã bác bỏ các cáo buộc này và cho biết đây là " một dạng chiến dịch tin giả vốn chúng tôi đã thấy liên tục từ phía Nga trong những năm gần đây tại Ukraine và những quốc gia khác".
Giới chức Nga và truyền thông cũng nói trong những ngày gần đây Ukraine đang lên kế hoạch tạo một loại bom gọi là bomb bẩn - có thể phát tán chất phóng xạ.
Trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao Nga nói Ukraine đã tìm cách có được vũ khí hạt nhân.
Một số người tin rằng Moscow đang đẩy mạnh những phát ngôn này để nghĩ ra một cái cớ biện minh với công chúng Nga về lý do xâm lược Ukraine. Nhưng giới chức phương Tây cũng lo ngại những tuyên bố này có thể được sử dụng để tạo nền tảng cho một sự kiện "cờ giả".
Ví dụ Nga có thể tuyên bố về việc các cơ sở hay quân đội của Ukraine sử dụng vũ khí bị cấm theo công ước quốc tế hoặc những vũ khí này đã được Ukraine sử dụng trước. Điều này có thể giúp Moscow có một cái cớ để sử dụng vũ khí bị cấm sau đó.
Một quan chức phương Tây nói các câu chuyện tương tự cũng đã xuất phát từ Nga trước khi Nga sử dụng vũ khí hóa học tại Syria.
Họ nói rằng "cũng có các dấu hiệu khác" - đề cập đến một dạng thông tin tình báo. "Đây là mối quan ngại nghiêm trọng đối với chúng ta."
Đồng minh của Nga, chính phủ của Assad tại Syria đã sử dụng vũ khí hạt nhân nhiều lần nhằm vào dân thường.
Nga cũng đã bị cáo buộc sử dụng chất độc thần kinh trong các vụ ám sát như Sergei Skripal ở Salisbury vào năm 2018 và nhằm vào thủ lĩnh phe đối lập tại Nga là Alexei Navalny ở Nga vào năm 2020.
Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) giám sát việc thực thi Công ước vũ khí hóa học (CWC) đã mô tả vũ khí hóa học là chất hóa học để sử dụng để cố tình gây chết hoặc làm hại thông qua thành phần độc tố.
Việc sử dụng vũ khí hóa học là bị cấm theo công ước quốc tế dù mục tiêu quân sự có hiện hữu bởi vì hậu quả gây nên về bản chất là không phân biệt đối tượng và được tạo nên nhằm gây tổn thương và sự chịu đựng hơn mức cần thiết.