sophienguyen
03-09-2022, 12:42 AM
Ukraina: “Hành lang nhân đạo” cũng là vũ khí chiến tranh của Vladimir Putin
https://s.rfi.fr/media/display/56977324-9ee3-11ec-9b15-005056a97e36/w:1280/p:16x9/AP22066248832881.webp (https://s.rfi.fr/media/display/56977324-9ee3-11ec-9b15-005056a97e36/w:1280/p:16x9/AP22066248832881.webp)
Dòng người tị nạn chờ đợi để được đưa đến cửa khẩu Medyka, Ba Lan, rời khỏi Ukraina. 07/03/2022. AP - Markus Schreiber
Vào ngày thứ 12 của cuộc xâm lược Ukraina, hôm qua, 07/03/2022, Nga đã thông báo ngừng bắn tại một số vùng bị bao vây và mở các “ hành lang nhân đạo” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ tán thường dân. Qua những đề xuất đầu tiên từ phía Matxcơva, giới phân tích đã thấy rằng tổng thống Nga Putin lại dùng đến một loại vũ khí có tác dụng tâm lý ghê gớm đối với người dân Ukraina, một công cụ mà Nga đã từng sử dụng trước đây tại Syria hay Tchetchenya.
Trước hết, 2/3 các hành lang di tản mà Nga đề xuất đều dẫn đến Nga hay đồng minh Belarus, điều mà chính quyền Ukraina dứt khoát bác bỏ với nguy cơ bị tiếng xấu là coi nhẹ vấn đề nhân đạo.
Mặt khác, khi đưa ra chi tiết “kế hoạch” của họ, quân đội Nga thoạt đầu đã cho rằng đó là để đáp ứng “yêu cầu” của đích thân phía tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong cuộc điện đàm một hôm trước đó với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, điều đã bị tổng thống Pháp phủ nhận ngay lập tức.
Trên truyền hình Pháp, ông Macron còn tố cáo kế hoạch của Nga là một động thái phi đạo đức và chính trị, cho rằng “chẳng có mấy người Ukraina muốn qua tị nạn ở Nga, đó là một thái độ đạo đức giả, một thủ đoạn truyền thông mà tôi lên án.”
Trên thực địa, như nhật báo Pháp Le Monde vào hôm nay đã ghi nhận, tại khu vực thành phố cảng Mariupol, ở phía đông nam Ukraina chẳng hạn, hai phái đoàn đàm phán Ukraina và Nga đã nhất trí đưa ra một con đường. Thế nhưng, theo tiết lộ của ông Dominik Stillhart giám đốc hoạt động của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế vào hôm qua, con đường đó đã bị Nga gài mìn.
Chiến lược chinh phục các thành phố lớn
Michael Carpenter, đại sứ Hoa Kỳ tại Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Châu Âu (OSCE) cũng nêu bật: “Nga đã đồng ý mở một hành lang nhân đạo từ Volnovakha và Mariupol, nhưng sau đó lại ném bom vào tuyến đường sơ tán ngay khi thường dân đang chạy trốn”.
Đối với giới phân tích, các động thái như ngừng bắn và hành lang nhân đạo trong quá khứ của Điện Kremlin không có gì là nhân đạo mà nằm trong chiến lược bao vây và chinh phục các khu đô thị đông dân.
Tại Syria chẳng hạn, nơi Nga đã can thiệp trong bảy năm để ủng hộ chế độ của Bashar Al-Assad, ai cũng nhớ lại chiến dịch bao vây và chiếm thành phố Aleppo vào năm 2017. Để giành lại các khu phố của phe nổi dậy, Matxcơva đã đàm phán một số thỏa thuận ngừng bắn tạm thời và mở các hành lang nhân đạo, với mục đích duy nhất là củng cố vị trí của các đồng minh, những người đang bao vây thành phố thứ hai của Syria. Là bên làm chủ được bầu trời, như ở Ukraina hiện nay, các lực lượng Nga đã liên tục làm mưa làm gió, lúc thì mở hành lang cho sơ tán, lúc thì dội bom mà không báo trước.
Mục tiêu mà sau đó bị các đối thủ Syria tố cáo, là làm mất tinh thần dân chúng, buộc họ phải chạy trốn thay vì tập trung kháng cự, đồng thời gây chia rẽ giữa thành phần cầm súng, bị cáo buộc là phá vỡ ngừng bắn, và những người khác.
Thường dân rơi vào cạm bẫy của chiến thuật Nga
Một mục tiêu thứ hai là dọn trống thành phố để có thể ném bom vô tội vạ.
Bà Anna Borshchevskaya, nhà nghiên cứu tại Viện Washington Institute, tác giả cuốn Cuộc chiến của Putin ở Syria, người đã nghiên cứu các chiến thuật ngừng bắn của quân đội Nga ở Syria, cũng tin rằng Điện Kremlin sử dụng hành lang nhân đạo như một chiến thuật chiến tranh: “Kinh nghiệm lâu năm của Putin trong viêc thao túng các cuộc ngừng bắn và cá thỏa thuận nhân đạo là câu giờ, bố trí lại lực lượng tác chiến và giành được sức mạnh chiến lược lớn hơn”.
Theo nhà nghiên cứu này: “Nga không phân biệt giữa những người tham gia ngoại giao và những người gây chiến, không giống như phương Tây. Nó sử dụng tất cả các hoạt động ngoại giao, thông tin, quân sự và kinh tế để gây áp lực nhắm vào quyết tâm của đối thủ.”
Michel-Olivier Lacharité, trưởng bộ phận cấp cứu của Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới (MSF), ở Paris, cho biết: “Nói về những hành lang di tản dài hàng trăm km trong bối cảnh chiến tranh toàn diện là vô nghĩa. Câu hỏi thực sự cần phải được đặt ra là một hiệp định đình chiến. Hãy để các bên ngừng bắn trong ít nhất vài ngày.”
Đối với ông Lacharité tiếp tục: “Cạm bẫy thứ hai cần tránh là một mưu kế mà chúng tôi đã thấy khi làm việc ở Syria. Thường dân được cho là được phép rời khỏi các thành phố để cho Nga sau đó bắn phá chúng không ngừng, với lý do rằng dân cư đã được cho một thời hạn để chạy trốn. Nhưng sẽ luôn có thường dân, nhân viên y tế, những người không thể rời đi.”
Hành lang nhân đạo : Ukraina bác bỏ đề xuất đưa di dân sang Nga và Belarus
S[/B]áng hôm nay, 07/03/2022, vào ngày thứ 12 của chiến tranh, Matxcơva thông báo mở nhiều « hành lang nhân đạo » đưa dân từ một số thành phố bị quân đội Nga bao vây, ra nước ngoài. Chính quyền Kiev ngay lập tức bác bỏ các « hành lang nhân đạo » đưa dân sang Belarus và Nga, theo đề xuất của Nga.
https://www.youtube.com/watch?v=sGTeiJUi0YI
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/56977324-9ee3-11ec-9b15-005056a97e36/w:1280/p:16x9/AP22066248832881.webp (https://s.rfi.fr/media/display/56977324-9ee3-11ec-9b15-005056a97e36/w:1280/p:16x9/AP22066248832881.webp)
Dòng người tị nạn chờ đợi để được đưa đến cửa khẩu Medyka, Ba Lan, rời khỏi Ukraina. 07/03/2022. AP - Markus Schreiber
Vào ngày thứ 12 của cuộc xâm lược Ukraina, hôm qua, 07/03/2022, Nga đã thông báo ngừng bắn tại một số vùng bị bao vây và mở các “ hành lang nhân đạo” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ tán thường dân. Qua những đề xuất đầu tiên từ phía Matxcơva, giới phân tích đã thấy rằng tổng thống Nga Putin lại dùng đến một loại vũ khí có tác dụng tâm lý ghê gớm đối với người dân Ukraina, một công cụ mà Nga đã từng sử dụng trước đây tại Syria hay Tchetchenya.
Trước hết, 2/3 các hành lang di tản mà Nga đề xuất đều dẫn đến Nga hay đồng minh Belarus, điều mà chính quyền Ukraina dứt khoát bác bỏ với nguy cơ bị tiếng xấu là coi nhẹ vấn đề nhân đạo.
Mặt khác, khi đưa ra chi tiết “kế hoạch” của họ, quân đội Nga thoạt đầu đã cho rằng đó là để đáp ứng “yêu cầu” của đích thân phía tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong cuộc điện đàm một hôm trước đó với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, điều đã bị tổng thống Pháp phủ nhận ngay lập tức.
Trên truyền hình Pháp, ông Macron còn tố cáo kế hoạch của Nga là một động thái phi đạo đức và chính trị, cho rằng “chẳng có mấy người Ukraina muốn qua tị nạn ở Nga, đó là một thái độ đạo đức giả, một thủ đoạn truyền thông mà tôi lên án.”
Trên thực địa, như nhật báo Pháp Le Monde vào hôm nay đã ghi nhận, tại khu vực thành phố cảng Mariupol, ở phía đông nam Ukraina chẳng hạn, hai phái đoàn đàm phán Ukraina và Nga đã nhất trí đưa ra một con đường. Thế nhưng, theo tiết lộ của ông Dominik Stillhart giám đốc hoạt động của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế vào hôm qua, con đường đó đã bị Nga gài mìn.
Chiến lược chinh phục các thành phố lớn
Michael Carpenter, đại sứ Hoa Kỳ tại Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Châu Âu (OSCE) cũng nêu bật: “Nga đã đồng ý mở một hành lang nhân đạo từ Volnovakha và Mariupol, nhưng sau đó lại ném bom vào tuyến đường sơ tán ngay khi thường dân đang chạy trốn”.
Đối với giới phân tích, các động thái như ngừng bắn và hành lang nhân đạo trong quá khứ của Điện Kremlin không có gì là nhân đạo mà nằm trong chiến lược bao vây và chinh phục các khu đô thị đông dân.
Tại Syria chẳng hạn, nơi Nga đã can thiệp trong bảy năm để ủng hộ chế độ của Bashar Al-Assad, ai cũng nhớ lại chiến dịch bao vây và chiếm thành phố Aleppo vào năm 2017. Để giành lại các khu phố của phe nổi dậy, Matxcơva đã đàm phán một số thỏa thuận ngừng bắn tạm thời và mở các hành lang nhân đạo, với mục đích duy nhất là củng cố vị trí của các đồng minh, những người đang bao vây thành phố thứ hai của Syria. Là bên làm chủ được bầu trời, như ở Ukraina hiện nay, các lực lượng Nga đã liên tục làm mưa làm gió, lúc thì mở hành lang cho sơ tán, lúc thì dội bom mà không báo trước.
Mục tiêu mà sau đó bị các đối thủ Syria tố cáo, là làm mất tinh thần dân chúng, buộc họ phải chạy trốn thay vì tập trung kháng cự, đồng thời gây chia rẽ giữa thành phần cầm súng, bị cáo buộc là phá vỡ ngừng bắn, và những người khác.
Thường dân rơi vào cạm bẫy của chiến thuật Nga
Một mục tiêu thứ hai là dọn trống thành phố để có thể ném bom vô tội vạ.
Bà Anna Borshchevskaya, nhà nghiên cứu tại Viện Washington Institute, tác giả cuốn Cuộc chiến của Putin ở Syria, người đã nghiên cứu các chiến thuật ngừng bắn của quân đội Nga ở Syria, cũng tin rằng Điện Kremlin sử dụng hành lang nhân đạo như một chiến thuật chiến tranh: “Kinh nghiệm lâu năm của Putin trong viêc thao túng các cuộc ngừng bắn và cá thỏa thuận nhân đạo là câu giờ, bố trí lại lực lượng tác chiến và giành được sức mạnh chiến lược lớn hơn”.
Theo nhà nghiên cứu này: “Nga không phân biệt giữa những người tham gia ngoại giao và những người gây chiến, không giống như phương Tây. Nó sử dụng tất cả các hoạt động ngoại giao, thông tin, quân sự và kinh tế để gây áp lực nhắm vào quyết tâm của đối thủ.”
Michel-Olivier Lacharité, trưởng bộ phận cấp cứu của Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới (MSF), ở Paris, cho biết: “Nói về những hành lang di tản dài hàng trăm km trong bối cảnh chiến tranh toàn diện là vô nghĩa. Câu hỏi thực sự cần phải được đặt ra là một hiệp định đình chiến. Hãy để các bên ngừng bắn trong ít nhất vài ngày.”
Đối với ông Lacharité tiếp tục: “Cạm bẫy thứ hai cần tránh là một mưu kế mà chúng tôi đã thấy khi làm việc ở Syria. Thường dân được cho là được phép rời khỏi các thành phố để cho Nga sau đó bắn phá chúng không ngừng, với lý do rằng dân cư đã được cho một thời hạn để chạy trốn. Nhưng sẽ luôn có thường dân, nhân viên y tế, những người không thể rời đi.”
Hành lang nhân đạo : Ukraina bác bỏ đề xuất đưa di dân sang Nga và Belarus
S[/B]áng hôm nay, 07/03/2022, vào ngày thứ 12 của chiến tranh, Matxcơva thông báo mở nhiều « hành lang nhân đạo » đưa dân từ một số thành phố bị quân đội Nga bao vây, ra nước ngoài. Chính quyền Kiev ngay lập tức bác bỏ các « hành lang nhân đạo » đưa dân sang Belarus và Nga, theo đề xuất của Nga.
https://www.youtube.com/watch?v=sGTeiJUi0YI
RFI