giahamdzui
02-15-2022, 01:04 AM
G7: 'Nga sẽ bị trừng phạt kinh tế lớn nếu xâm lược Ukraine'
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/165CA/production/_123249519_g7.jpg.webp
Bộ trưởng Tài chính G7, nhấn mạnh sự sẵn sàng hành động nhanh chóng và quyết đoán để hỗ trợ nền kinh tế Ukraine
Các nhà lãnh đạo từ nhóm các quốc gia G7 nói rằng việc Nga tăng cường quân đội ở biên giới Ukraine là nguyên nhân gây ra "mối quan ngại nghiêm trọng", và cảnh báo họ chuẩn bị áp đặt một gói trừng phạt kinh tế khổng lồ nếu Moscow quyết định xâm lược nước láng giềng này.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào sáng thứ Hai, các bộ trưởng tài chính từ nhóm các quốc gia dân chủ giàu có nhất thế giới - bao gồm Anh, Hoa Kỳ và Đức - cho biết ưu tiên trước mắt của họ "là hỗ trợ các nỗ lực giảm leo thang tình hình".
Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng nếu Nga tăng cường hành động quân sự, nhóm này sẽ sẵn sàng "áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính tập thể sẽ gây ra những hậu quả to lớn và tức thì đối với nền kinh tế Nga".
"Chúng tôi, các Bộ trưởng Tài chính G7, nhấn mạnh sự sẵn sàng hành động nhanh chóng và quyết đoán để hỗ trợ nền kinh tế Ukraine, đồng thời ủng hộ các nỗ lực đang diễn ra nhằm khẩn trương xác định một con đường ngoại giao hướng tới việc giảm leo thang."
Các quốc gia phương Tây đã nhiều lần cảnh báo Moscow rằng bất kỳ cuộc xâm lược nào vào Ukraine sẽ gây ra phản hồi làm kinh tế tê liệt, với Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuần trước cho biết Berlin sẵn sàng "trả một cái giá kinh tế cao" nếu cần có các biện pháp trừng phạt Nga.
Tuy nhiên, vào cuối tuần qua, ông Viktor Tatarintsev, đại sứ Nga tại Thụy Điển, đã chế giễu lời hứa về các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đồng thời tuyên bố rằng Tổng thống Vladimir Putin không hề nao núng trước những lời đe dọa đó.
Ông nói thêm rằng "phương Tây càng ép Nga, thì phản ứng của Nga sẽ càng mạnh mẽ hơn".
Thủ tướng Anh Quốc Boris Johnson vào hôm thứ Hai nói có "bằng chứng khá rõ" là Nga đang lên kế hoạch cho việc xâm lược Ukraine.
Trước đó Ukraine đã yêu cầu một cuộc họp với Nga và các thành viên khác trong một tổ chức an ninh quan trọng của Châu Âu liên quan đến vấn đề leo thang căng thẳng ở biên giới.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng Nga đã phớt lờ những yêu cầu chính thức giải thích việc tăng cường quân sự ở biên giới hai nước.
Ông cho biết "bước tiếp theo" là yêu cầu một cuộc họp với phía Nga trong vòng 48 giờ để có "sự minh bạch" về các kế hoạch quân sự của Nga.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/133BF/production/_123138787_gettyimages-1238160829.jpg.webp
Xe tăng T-72B3 của Nga tham gia diễn tập gần thành phố Rostov
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Bảy nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ đáp trả một cách dứt khoát đối với cuộc xâm lược vào Ukraine.
Trong nỗ lực mới nhất nhằm kiềm chế sự thù địch ngày càng gia tăng, hai người đã nói chuyện qua điện thoại một giờ, sau khi Washington và các đồng minh cảnh báo rằng quân đội Nga, với 100.000 binh sĩ đông đảo gần Ukraine, có thể xâm lược bất cứ lúc nào.
Moscow gọi những lời cảnh báo đó là "sự cuồng loạn".
"Tổng thống Biden đã nói rõ rằng, nếu Nga tiến hành một cuộc xâm lược nữa vào Ukraine, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh và các đối tác của chúng tôi sẽ đáp trả một cách dứt khoát và áp đặt những tổn phí nhanh chóng và nghiêm trọng đối với Nga."
"Tổng thống Biden nhắc lại rằng một cuộc xâm lược nữa của Nga vào Ukraine sẽ gây ra sự đau khổ cho con người và làm giảm vị thế của Nga," Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2323/production/_123159980_58416500-c51c-4c6d-9cd5-db2da8a5badd.jpg.webp
Trọng tâm Nord Stream 2
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/17ECB/production/_123159979_8ab8dc84-1e5b-4337-8567-66e5f694c9a6.jpg.webp
Thủ tướng mới của Đức Olaf Scholz mới đây có chuyến công du đầu tiên tới Washington trong bối cảnh bị chỉ trích về phản ứng yếu ớt đối với cuộc khủng hoảng Ukraine.
Các thành viên đảng Cộng hòa đã khắc họa Berlin như một cái phanh đối với các lệnh trừng phạt, vì lợi ích Đức của trong việc duy trì nhập khẩu khí đốt từ Nga.
Sau cuộc gặp với thủ tướng, Tổng thống Biden khẳng định rằng Nord Stream 2 sẽ không đi vào hoạt động nếu Moscow xâm lược Ukraine.
Ông Scholz đã không đi quá xa đến vậy, với lý do cần phải rõ ràng hơn về chiến lược mơ hồ này. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Mỹ và Đức sẽ tuyệt đối đoàn kết trong việc thực hiện các bước tương tự để đối phó với bất kỳ cuộc xâm lược nào và những bước đi này sẽ rất cứng rắn.
Ông Biden đã ra sức phủ nhận ý kiến cho rằng Đức không phải là một đồng minh đáng tin cậy, ông khẳng định nhiều lần rằng ông không nghi ngờ gì về điều đó.
Đầu tuần, có tin chính phủ Ukraine 'sẵn sàng linh hoạt về tương lai gia nhập Nato hay là không'.
Trả lời BBC Ukraine, đại sứ Ukraine tại Anh, Vadym Prystaiko nói rằng nước ông "sẵn sàng linh hoạt" về mục tiêu gia nhập Nato.
Ukraine có thể bỏ mục tiêu gia nhập Nato để tránh chiến tranh với Nga, theo lời ông Prystaiko nói.
Tin này đang được các báo châu Âu đăng lại đồng loạt.
Ngay lập tức, chính phủ Anh trong ngày 14/02 cho biết Anh ủng hộ mọi quyết định của Ukraine về đường lối có chủ quyền của họ, kể cả trong việc có muốn trở thành thành viên khối quân sự Nato hay không.
BBC
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/165CA/production/_123249519_g7.jpg.webp
Bộ trưởng Tài chính G7, nhấn mạnh sự sẵn sàng hành động nhanh chóng và quyết đoán để hỗ trợ nền kinh tế Ukraine
Các nhà lãnh đạo từ nhóm các quốc gia G7 nói rằng việc Nga tăng cường quân đội ở biên giới Ukraine là nguyên nhân gây ra "mối quan ngại nghiêm trọng", và cảnh báo họ chuẩn bị áp đặt một gói trừng phạt kinh tế khổng lồ nếu Moscow quyết định xâm lược nước láng giềng này.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào sáng thứ Hai, các bộ trưởng tài chính từ nhóm các quốc gia dân chủ giàu có nhất thế giới - bao gồm Anh, Hoa Kỳ và Đức - cho biết ưu tiên trước mắt của họ "là hỗ trợ các nỗ lực giảm leo thang tình hình".
Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng nếu Nga tăng cường hành động quân sự, nhóm này sẽ sẵn sàng "áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính tập thể sẽ gây ra những hậu quả to lớn và tức thì đối với nền kinh tế Nga".
"Chúng tôi, các Bộ trưởng Tài chính G7, nhấn mạnh sự sẵn sàng hành động nhanh chóng và quyết đoán để hỗ trợ nền kinh tế Ukraine, đồng thời ủng hộ các nỗ lực đang diễn ra nhằm khẩn trương xác định một con đường ngoại giao hướng tới việc giảm leo thang."
Các quốc gia phương Tây đã nhiều lần cảnh báo Moscow rằng bất kỳ cuộc xâm lược nào vào Ukraine sẽ gây ra phản hồi làm kinh tế tê liệt, với Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuần trước cho biết Berlin sẵn sàng "trả một cái giá kinh tế cao" nếu cần có các biện pháp trừng phạt Nga.
Tuy nhiên, vào cuối tuần qua, ông Viktor Tatarintsev, đại sứ Nga tại Thụy Điển, đã chế giễu lời hứa về các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đồng thời tuyên bố rằng Tổng thống Vladimir Putin không hề nao núng trước những lời đe dọa đó.
Ông nói thêm rằng "phương Tây càng ép Nga, thì phản ứng của Nga sẽ càng mạnh mẽ hơn".
Thủ tướng Anh Quốc Boris Johnson vào hôm thứ Hai nói có "bằng chứng khá rõ" là Nga đang lên kế hoạch cho việc xâm lược Ukraine.
Trước đó Ukraine đã yêu cầu một cuộc họp với Nga và các thành viên khác trong một tổ chức an ninh quan trọng của Châu Âu liên quan đến vấn đề leo thang căng thẳng ở biên giới.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng Nga đã phớt lờ những yêu cầu chính thức giải thích việc tăng cường quân sự ở biên giới hai nước.
Ông cho biết "bước tiếp theo" là yêu cầu một cuộc họp với phía Nga trong vòng 48 giờ để có "sự minh bạch" về các kế hoạch quân sự của Nga.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/133BF/production/_123138787_gettyimages-1238160829.jpg.webp
Xe tăng T-72B3 của Nga tham gia diễn tập gần thành phố Rostov
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Bảy nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ đáp trả một cách dứt khoát đối với cuộc xâm lược vào Ukraine.
Trong nỗ lực mới nhất nhằm kiềm chế sự thù địch ngày càng gia tăng, hai người đã nói chuyện qua điện thoại một giờ, sau khi Washington và các đồng minh cảnh báo rằng quân đội Nga, với 100.000 binh sĩ đông đảo gần Ukraine, có thể xâm lược bất cứ lúc nào.
Moscow gọi những lời cảnh báo đó là "sự cuồng loạn".
"Tổng thống Biden đã nói rõ rằng, nếu Nga tiến hành một cuộc xâm lược nữa vào Ukraine, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh và các đối tác của chúng tôi sẽ đáp trả một cách dứt khoát và áp đặt những tổn phí nhanh chóng và nghiêm trọng đối với Nga."
"Tổng thống Biden nhắc lại rằng một cuộc xâm lược nữa của Nga vào Ukraine sẽ gây ra sự đau khổ cho con người và làm giảm vị thế của Nga," Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2323/production/_123159980_58416500-c51c-4c6d-9cd5-db2da8a5badd.jpg.webp
Trọng tâm Nord Stream 2
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/17ECB/production/_123159979_8ab8dc84-1e5b-4337-8567-66e5f694c9a6.jpg.webp
Thủ tướng mới của Đức Olaf Scholz mới đây có chuyến công du đầu tiên tới Washington trong bối cảnh bị chỉ trích về phản ứng yếu ớt đối với cuộc khủng hoảng Ukraine.
Các thành viên đảng Cộng hòa đã khắc họa Berlin như một cái phanh đối với các lệnh trừng phạt, vì lợi ích Đức của trong việc duy trì nhập khẩu khí đốt từ Nga.
Sau cuộc gặp với thủ tướng, Tổng thống Biden khẳng định rằng Nord Stream 2 sẽ không đi vào hoạt động nếu Moscow xâm lược Ukraine.
Ông Scholz đã không đi quá xa đến vậy, với lý do cần phải rõ ràng hơn về chiến lược mơ hồ này. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Mỹ và Đức sẽ tuyệt đối đoàn kết trong việc thực hiện các bước tương tự để đối phó với bất kỳ cuộc xâm lược nào và những bước đi này sẽ rất cứng rắn.
Ông Biden đã ra sức phủ nhận ý kiến cho rằng Đức không phải là một đồng minh đáng tin cậy, ông khẳng định nhiều lần rằng ông không nghi ngờ gì về điều đó.
Đầu tuần, có tin chính phủ Ukraine 'sẵn sàng linh hoạt về tương lai gia nhập Nato hay là không'.
Trả lời BBC Ukraine, đại sứ Ukraine tại Anh, Vadym Prystaiko nói rằng nước ông "sẵn sàng linh hoạt" về mục tiêu gia nhập Nato.
Ukraine có thể bỏ mục tiêu gia nhập Nato để tránh chiến tranh với Nga, theo lời ông Prystaiko nói.
Tin này đang được các báo châu Âu đăng lại đồng loạt.
Ngay lập tức, chính phủ Anh trong ngày 14/02 cho biết Anh ủng hộ mọi quyết định của Ukraine về đường lối có chủ quyền của họ, kể cả trong việc có muốn trở thành thành viên khối quân sự Nato hay không.
BBC