duyanh
02-07-2022, 01:09 PM
Quốc hội Mỹ mãi không thông qua ngân sách quốc phòng: Trung Quốc và Nga thích lắm
https://img.ntdvn.net/2022/02/ntdvn_f-35c-aircraft-fighter-us-navy.jpg
F-35C thuộc dòng máy bay chiến đấu tàng hình một động cơ và là máy bay phản lực mới nhất của Hải quân Mỹ, 11/02/2011. (Ảnh của Hải quân Mỹ do Lockheed Martin cung cấp, qua Getty Images)
Vào lúc căng thẳng giữa Mỹ và Nga cùng Trung Quốc liên tục leo thang, 768 tỉ USD kinh phí quốc phòng của Mỹ vẫn mắc kẹt giữa những đấu đá ở Quốc hội.
27/12/2021, Tổng thống Joe Biden ký Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA), cấp cho Bộ Quốc phòng Mỹ 740 tỉ USD, và cấp Bộ Năng lượng Mỹ 27,8 tỉ USD cho các hoạt động quốc phòng. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ vẫn cần phải thông qua dự luật phân bổ ngân sách. Do vậy, năm tài chính 2022 đã bắt đầu mấy tháng, mà 768 tỉ USD kinh phí quốc phòng vẫn đang nằm chờ Quốc hội đấu đá tranh luận xong.
Lầu Năm Góc đang loay hoay sống bằng một giải pháp ngân sách tạm thời, với mức kinh phí thấp hơn so với năm trước. Nhưng, kinh phí thấp sẽ làm giảm chi tiêu quốc phòng, và làm suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ. Thiếu kinh phí cũng sẽ cản trở các chương trình cải tiến đổi mới như là chương trình vũ khí siêu thanh, và tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Columbia thế hệ tiếp theo.
Lực lượng máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ chỉ bằng một nửa số đã đánh bại quân đội Iraq vào năm 1991, và 66% số máy bay ném bom đã về hưu kể từ Chiến tranh Lạnh.
Hạm đội SSBN lớp Ohio từ thời Chiến tranh Lạnh của Hải quân Mỹ — trụ cột trên biển của khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ — sắp nghỉ hưu rồi. Đó là lý do tại sao các tướng lĩnh hải quân đã xác định rằng, lớp Columbia là ưu tiên đóng tàu hàng đầu của họ, và liên tục nhấn mạnh rằng, không được phép trì hoãn tiến độ đóng tàu mới.
Tại sao Quốc hội Mỹ vẫn chưa thông qua được ngân sách quốc phòng? Làm sao mà Lầu Năm Góc thuyết phục được các nhà lập pháp ở Quốc hội Mỹ — những người đa phần không có chuyên môn về quân sự?
Vấn đề là, các tướng lĩnh Hải quân Mỹ có vẻ thậm chí còn không biết tại sao Mỹ lại nên duy trì một lực lượng hải quân hùng hậu. Thế thì làm sao mà thuyết phục được người khác tin tưởng và giao tiền cho họ duy trì lực lượng hải quân hùng hậu? Lầu Năm Góc cần phải tự thừa nhận trước Quốc hội những vấn đề của mình. Họ phải cải thiện khả năng truyền đạt, giao tiếp, và thuyết phục. Các quân chủng cũng phải rèn luyện chiến lược thành thạo cho các thành viên của mình, họ phải hiểu rõ việc mình đang làm.
Nếu tiếp tục cắt giảm kinh phí quốc phòng, dẫn đến suy giảm khả năng của quân đội của Mỹ, thì nguy cơ Nga hoặc Trung Quốc có thể thắng thế trong một cuộc chiến với Mỹ sẽ chỉ ngày càng gia tăng.
Cao Dương
https://img.ntdvn.net/2022/02/ntdvn_f-35c-aircraft-fighter-us-navy.jpg
F-35C thuộc dòng máy bay chiến đấu tàng hình một động cơ và là máy bay phản lực mới nhất của Hải quân Mỹ, 11/02/2011. (Ảnh của Hải quân Mỹ do Lockheed Martin cung cấp, qua Getty Images)
Vào lúc căng thẳng giữa Mỹ và Nga cùng Trung Quốc liên tục leo thang, 768 tỉ USD kinh phí quốc phòng của Mỹ vẫn mắc kẹt giữa những đấu đá ở Quốc hội.
27/12/2021, Tổng thống Joe Biden ký Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA), cấp cho Bộ Quốc phòng Mỹ 740 tỉ USD, và cấp Bộ Năng lượng Mỹ 27,8 tỉ USD cho các hoạt động quốc phòng. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ vẫn cần phải thông qua dự luật phân bổ ngân sách. Do vậy, năm tài chính 2022 đã bắt đầu mấy tháng, mà 768 tỉ USD kinh phí quốc phòng vẫn đang nằm chờ Quốc hội đấu đá tranh luận xong.
Lầu Năm Góc đang loay hoay sống bằng một giải pháp ngân sách tạm thời, với mức kinh phí thấp hơn so với năm trước. Nhưng, kinh phí thấp sẽ làm giảm chi tiêu quốc phòng, và làm suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ. Thiếu kinh phí cũng sẽ cản trở các chương trình cải tiến đổi mới như là chương trình vũ khí siêu thanh, và tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Columbia thế hệ tiếp theo.
Lực lượng máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ chỉ bằng một nửa số đã đánh bại quân đội Iraq vào năm 1991, và 66% số máy bay ném bom đã về hưu kể từ Chiến tranh Lạnh.
Hạm đội SSBN lớp Ohio từ thời Chiến tranh Lạnh của Hải quân Mỹ — trụ cột trên biển của khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ — sắp nghỉ hưu rồi. Đó là lý do tại sao các tướng lĩnh hải quân đã xác định rằng, lớp Columbia là ưu tiên đóng tàu hàng đầu của họ, và liên tục nhấn mạnh rằng, không được phép trì hoãn tiến độ đóng tàu mới.
Tại sao Quốc hội Mỹ vẫn chưa thông qua được ngân sách quốc phòng? Làm sao mà Lầu Năm Góc thuyết phục được các nhà lập pháp ở Quốc hội Mỹ — những người đa phần không có chuyên môn về quân sự?
Vấn đề là, các tướng lĩnh Hải quân Mỹ có vẻ thậm chí còn không biết tại sao Mỹ lại nên duy trì một lực lượng hải quân hùng hậu. Thế thì làm sao mà thuyết phục được người khác tin tưởng và giao tiền cho họ duy trì lực lượng hải quân hùng hậu? Lầu Năm Góc cần phải tự thừa nhận trước Quốc hội những vấn đề của mình. Họ phải cải thiện khả năng truyền đạt, giao tiếp, và thuyết phục. Các quân chủng cũng phải rèn luyện chiến lược thành thạo cho các thành viên của mình, họ phải hiểu rõ việc mình đang làm.
Nếu tiếp tục cắt giảm kinh phí quốc phòng, dẫn đến suy giảm khả năng của quân đội của Mỹ, thì nguy cơ Nga hoặc Trung Quốc có thể thắng thế trong một cuộc chiến với Mỹ sẽ chỉ ngày càng gia tăng.
Cao Dương