duyanh
02-03-2022, 01:59 PM
NATO: Nga đã điều động khoảng 30.000 binh lính và vũ khí tối tân đến Belarus
https://img.ntdvn.net/2022/01/ntdvn_1-42.jpg
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo trong cuộc họp của các ngoại trưởng NATO tại Riga, Latvia, ngày 30/11/2021. (Ảnh Getty Images)
Hôm thứ Năm (3/2), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Nga đã điều động khoảng 30.000 binh lính và vũ khí tối tân tới Belarus để tham gia cuộc tập trận chung giữa hai nước. Đây được cho là đợt triển khai quân sự lớn nhất của Moscow tới nước này kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
"Số binh lính và vũ khí này sẽ kết hợp với cuộc tập trận lực lượng hạt nhân hàng năm của Nga", ông nói thêm. Tên lửa Iskander được ông Stoltenberg mô tả 'có khả năng kép', là loại vũ khí dành cho cả chiến tranh thông thường và chiến tranh hạt nhân.
https://img.ntdvn.net/2022/02/ntdvn_1-13-550x330.jpeg
Thủ tướng Bắc Macedonia, Dimitar Kovacevski (T) và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (P) tổ chức một cuộc họp báo chung sau cuộc họp riêng tại Brussels, Bỉ vào ngày 3/2/2022. (Ảnh Getty Images)
Theo ông Stoltenberg, trong số binh sĩ và vũ khí của Nga nói trên có lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz, các chiến đấu cơ SU-35, tên lửa Iskander và hệ thống phòng không S-400.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng đã đến Belarus để giám sát việc chuẩn bị cho cuộc tập trận chung diễn ra từ ngày 10 đến 20/2.
Hãng thông tấn Interfax của Nga cho biết ông Shoigu cũng sẽ gặp Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Phương Tây đang giám sát chặt chẽ các động thái quân sự của Nga khi Nga tăng cường binh sĩ tại biên giới nước này với Ukraine, làm dấy lên lo ngại về việc Moscow sẽ đánh Kiev.
Nga nhiều lần bác bỏ việc nước này có kế hoạch xâm lược Ukraine. Nga cho biết sẽ rút binh sĩ và khí tài được triển khai đến Belarus - nước cũng có chung đường biên giới với Ukraine - sau cuộc tập trận chung tháng này.
Mỹ điều động hơn 3.000 quân tới châu Âu trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine
Theo Hãng tin Reuters, Nga đưa ra bình luận trên một ngày sau khi Mỹ điều động hơn 3.000 quân tới châu Âu trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine.
Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc John Kirby nói với các hãng thông tấn hôm 02/02, đợt triển khai lần này gồm khoảng 2.000 quân tới Đức và Ba Lan và một đơn vị kỵ binh gồm 1,000 thành viên từ Đức di chuyển tới Rumani.
Ông Kirby nói rằng, đây “không phải là những hành động lâu dài” và đội quân này “sẽ không chiến đấu ở Ukraine, nhưng sẽ bảo đảm sự phòng thủ mạnh mẽ cho các đồng minh NATO của chúng tôi.” Ông nói thêm rằng, các binh lính đã được huấn luyện cho “nhiều nhiệm vụ khác nhau”, bao gồm cả nhiệm vụ “ngăn chặn hành vi xâm lược”.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 01/02 cho biết, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đan Mạch, và Hà Lan đều đã cam kết cử lực lượng bổ sung tới các nước phía đông NATO.
Nga đã đáp trả bằng một lời phản đối gay gắt, gọi việc khai triển này là vô căn cứ và “phá hoại”.
Nga đã tập trung hàng chục ngàn binh sĩ dọc theo biên giới với Ukraine trong những tuần gần đây, cũng như ở Crimea bị Nga sáp nhập và Belarus. Ông Kirby cho biết hôm 31/01 rằng, số lượng binh lính Nga cùng pháo hạng nặng và vũ khí phòng không tại các địa điểm này đã tăng lên vào cuối tuần trước.
Tại một cuộc họp báo ở Kyiv hôm 28/01, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận sự leo thang của Nga, nhưng cũng kêu gọi các phương tiện thông tin đại chúng và các nhà lãnh đạo phương Tây giảm bớt những luận điệu cho rằng một cuộc xâm lược của Nga sắp xảy ra.
Thổ Nhĩ Kỳ: cuộc khủng hoảng biên giới Nga - Ukraine phải được giải quyết hòa bình
Cùng ngày, tờ Reuters đưa tin Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sẽ thảo luận về căng thẳng giữa Ukraine và Nga với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại thủ đô Kiev, Ukraine.
Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, ông Erdogan đã đề nghị làm trung gian hòa giải và không chọn đứng về phe nào trong cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với Kiev và Moscow.
Chuyến thăm ngày 3/2 (theo giờ địa phương) của ông Erdogan diễn ra sau các chuyến thăm Kiev của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là Anh, Ba Lan và Hà Lan.
Phát biểu trước khi rời Thổ Nhĩ Kỳ đến Ukraine, ông Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang kêu gọi các bên đối thoại để giải quyết vấn đề. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định cuộc khủng hoảng biên giới Nga - Ukraine phải được giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Huyền Anh
Theo Reuters
https://img.ntdvn.net/2022/01/ntdvn_1-42.jpg
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo trong cuộc họp của các ngoại trưởng NATO tại Riga, Latvia, ngày 30/11/2021. (Ảnh Getty Images)
Hôm thứ Năm (3/2), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Nga đã điều động khoảng 30.000 binh lính và vũ khí tối tân tới Belarus để tham gia cuộc tập trận chung giữa hai nước. Đây được cho là đợt triển khai quân sự lớn nhất của Moscow tới nước này kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
"Số binh lính và vũ khí này sẽ kết hợp với cuộc tập trận lực lượng hạt nhân hàng năm của Nga", ông nói thêm. Tên lửa Iskander được ông Stoltenberg mô tả 'có khả năng kép', là loại vũ khí dành cho cả chiến tranh thông thường và chiến tranh hạt nhân.
https://img.ntdvn.net/2022/02/ntdvn_1-13-550x330.jpeg
Thủ tướng Bắc Macedonia, Dimitar Kovacevski (T) và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (P) tổ chức một cuộc họp báo chung sau cuộc họp riêng tại Brussels, Bỉ vào ngày 3/2/2022. (Ảnh Getty Images)
Theo ông Stoltenberg, trong số binh sĩ và vũ khí của Nga nói trên có lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz, các chiến đấu cơ SU-35, tên lửa Iskander và hệ thống phòng không S-400.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng đã đến Belarus để giám sát việc chuẩn bị cho cuộc tập trận chung diễn ra từ ngày 10 đến 20/2.
Hãng thông tấn Interfax của Nga cho biết ông Shoigu cũng sẽ gặp Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Phương Tây đang giám sát chặt chẽ các động thái quân sự của Nga khi Nga tăng cường binh sĩ tại biên giới nước này với Ukraine, làm dấy lên lo ngại về việc Moscow sẽ đánh Kiev.
Nga nhiều lần bác bỏ việc nước này có kế hoạch xâm lược Ukraine. Nga cho biết sẽ rút binh sĩ và khí tài được triển khai đến Belarus - nước cũng có chung đường biên giới với Ukraine - sau cuộc tập trận chung tháng này.
Mỹ điều động hơn 3.000 quân tới châu Âu trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine
Theo Hãng tin Reuters, Nga đưa ra bình luận trên một ngày sau khi Mỹ điều động hơn 3.000 quân tới châu Âu trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine.
Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc John Kirby nói với các hãng thông tấn hôm 02/02, đợt triển khai lần này gồm khoảng 2.000 quân tới Đức và Ba Lan và một đơn vị kỵ binh gồm 1,000 thành viên từ Đức di chuyển tới Rumani.
Ông Kirby nói rằng, đây “không phải là những hành động lâu dài” và đội quân này “sẽ không chiến đấu ở Ukraine, nhưng sẽ bảo đảm sự phòng thủ mạnh mẽ cho các đồng minh NATO của chúng tôi.” Ông nói thêm rằng, các binh lính đã được huấn luyện cho “nhiều nhiệm vụ khác nhau”, bao gồm cả nhiệm vụ “ngăn chặn hành vi xâm lược”.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 01/02 cho biết, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đan Mạch, và Hà Lan đều đã cam kết cử lực lượng bổ sung tới các nước phía đông NATO.
Nga đã đáp trả bằng một lời phản đối gay gắt, gọi việc khai triển này là vô căn cứ và “phá hoại”.
Nga đã tập trung hàng chục ngàn binh sĩ dọc theo biên giới với Ukraine trong những tuần gần đây, cũng như ở Crimea bị Nga sáp nhập và Belarus. Ông Kirby cho biết hôm 31/01 rằng, số lượng binh lính Nga cùng pháo hạng nặng và vũ khí phòng không tại các địa điểm này đã tăng lên vào cuối tuần trước.
Tại một cuộc họp báo ở Kyiv hôm 28/01, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận sự leo thang của Nga, nhưng cũng kêu gọi các phương tiện thông tin đại chúng và các nhà lãnh đạo phương Tây giảm bớt những luận điệu cho rằng một cuộc xâm lược của Nga sắp xảy ra.
Thổ Nhĩ Kỳ: cuộc khủng hoảng biên giới Nga - Ukraine phải được giải quyết hòa bình
Cùng ngày, tờ Reuters đưa tin Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sẽ thảo luận về căng thẳng giữa Ukraine và Nga với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại thủ đô Kiev, Ukraine.
Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, ông Erdogan đã đề nghị làm trung gian hòa giải và không chọn đứng về phe nào trong cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với Kiev và Moscow.
Chuyến thăm ngày 3/2 (theo giờ địa phương) của ông Erdogan diễn ra sau các chuyến thăm Kiev của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là Anh, Ba Lan và Hà Lan.
Phát biểu trước khi rời Thổ Nhĩ Kỳ đến Ukraine, ông Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang kêu gọi các bên đối thoại để giải quyết vấn đề. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định cuộc khủng hoảng biên giới Nga - Ukraine phải được giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Huyền Anh
Theo Reuters