PDA

View Full Version : Công giáo VN: Vụ giết Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh ở Kon Tum 'gây bàng hoàng'



sophienguyen
01-31-2022, 11:02 PM
Công giáo VN: Vụ giết Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh ở Kon Tum 'gây bàng hoàng'





https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/B906/production/_123066374_chatnha.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/B906/production/_123066374_chatnha.jpg.webp)

Giáo phận Kon Tum làm Thánh lễ "đưa chân Cha Giuse Trần Ngọc Thanh" hôm 30/01

Vụ cha xứ Giuse Trần Ngọc Thanh bị một người chém vào đầu khi đang "ngồi toà giải tội" ở Giáo xứ Đăk Mót ở Kon Tum đang gây xôn xao dư luận Công giáo Việt Nam và quốc tế.
Nghi phạm đã bị bắt giữ để điều tra, theo nguồn tin ở địa phương.

Theo thông tin đăng tải trên website của Giáo phận Kon Tum, vụ việc xảy ra vào ngày 29/1 tại nhà thờ thuộc Giáo xứ Đăk Mót. Nhưng trang Catholic News Agency, bản tiếng Anh lại nói "ông bị chém bằng dao tại nhà" (in his house).

Nguồn tin này nói cha Giuse Trần Ngọc Thanh, dòng Đa Minh (Dominican) bị sát hại khi đang ngồi toà giải tội và qua đời vào 23h30 cùng ngày tại bệnh viện. Nguồn tin của Giáo hội, đăng trên các trang giáo phận khác nhau, cho biết cha Thanh là phó xứ của Đăk Mót.

Trả lời BBC từ Hà Nội, LS Lê Quốc Quân nói: "Tôi có nói chuyện với một Linh mục trong khu vực và với một người là bà con của Cha Thanh và sự việc đã được xác định. Cha bị chém hai nhát vào đầu, vỡ sọ và tử vong. Một người thầy khác đang lau bàn thờ quay lại can cũng bị chém sượt đầu, giơ ghế lên đỡ cũng bị chém gãy ghế."

Tin gây bàng hoàng

Đức cha Aloisiô (Giám mục Giáo phận Kon Tum) chia sẻ rằng ông "bàng hoàng" khi biết tin. "Không ngờ lại có một chuyện đã xảy ra như thế", Giáo phận Kon Tum trích lời Đức cha ngày 30/1.

Giáo phận Kon Tum không chia sẻ chi tiết nguyên nhân tử vong của cha Thanh. Tuy nhiên, trên một số diễn đàn của người Công giáo, một số giáo dân chia sẻ hình ảnh vết thương nặng vào đầu cha Thanh.

Tính đến chiều 31/1, chưa có tờ báo chí chính thống nào ở Việt Nam đưa tin về vụ sát hại này.

Website chính thức của Dòng Đa Minh và Giáo phận Kon Tum chỉ đưa cáo phó và tin tức về lễ tang, còn trang tin của Công an Kon Tum và báo Kon Tum (của chính quyền địa phương) chưa thấy đưa tin về vụ việc cũng như việc bắt giữ nghi phạm, theo tìm hiểu của BBC tính đến 21 giờ ngày 31/01, theo giờ VN.

Trong khi đó, một số trang tin công giáo tiếng Anh như Catholic News Agency và National Catholic Register đã đưa tin về vụ sát hại.
Trang Catholic News Agency chạy tin "Dominican priest killed in Vietnam".

Các ý kiến khác nhau

Thông tin về nghi phạm không được giáo phận tiết lộ ngoài chi tiết người này "đã bị bắt để điều tra".
Trên group Thắc mắc Công Giáo, một số tài khoản chia sẻ thông tin chi tết về nghi phạm sát hại cha Trần Ngọc Thanh.
Tài khoản Phạm Minh Vũ cho biết cha Thanh mới về quản nhiệm tại Sa Loong khoảng một tháng và không biết nghi phạm là ai. Tài khoản này đặt ra câu hỏi về động cơ vụ sát hại.
Trên trang Facebook, luật sư Lê Quốc Quân, tại Hà Nội bình luận "cái chết đau đớn của linh mục là đầy nghi vấn và gây ra sự phẫn uất lớn trong lòng các xứ đạo nói riêng và dân chúng tại khu vực Kon Tum nói chung...".
Trang tin VietCatholic.net dẫn lại lời linh mục Nguyễn Minh Nhật (Sài Gòn) rằng linh mục Trần Ngọc Thanh bị chém bởi một kẻ thần kinh và không có động thái né tránh vì bất ngờ. Tuy nhiên, một số thành viên trên diễn đàn Thắc mắc Công giáo cho rằng "nghi phạm không phải là người bị tâm thần".
Trang Truyền thông Thái Hà viết:
"Cái chết đau đớn của linh mục là đầy nghi vấn và gây ra sự phẫn uất lớn trong lòng các xứ đạo nói riêng và dân chúng tại khu vực Kontum nói chung. Có người cho là có động cơ đê hèn và 'bàn tay lông lá' phía sau, nhưng cũng có nguồn tin cho rằng kẻ chém Cha là một kẻ tâm thần."

Trên mạng xã hội tiếng Việt, một số Facebookers đã nêu ra vấn đề này:
Ví dụ Hua Bui nói: "Phải làm ra đúng lẽ chứ ai mà chịu vậy được một linh mục của giáo dân chứ có phải người bình thường đâu?"
Hữu Lê: Buồn thay! Một vụ giết người tàn độc như vậy mà không có một tờ báo nào của bên ăn thuế của dân nói đến..."

Viet Quốc: "Tâm thần sao nó không chém mấy người chung quanh mà nó phải tìm đúng vị linh mục để chém."

Các ý kiến khác nêu "cha Thanh là người nơi khác đến, không có oán thù sâu nặng gì và cũng chưa kịp có xích mích", hoặc nói Kon Tum là "vùng đất vô pháp vô thiên".

An toàn cho người hành đạo

Vụ việc đặt ra nhiều câu hỏi về sự an toàn của những người truyền đạo Công giáo ở khu vực Tây Nguyên.

Vẫn LS Lê Quốc Quân bình luận về vụ việc:
"Theo tôi tình tiết đáng chú ý nhất là việc "Một linh mục bị sát hại ngay tại tòa giải tội' và là hành vi 'cố sát'. Ở đây là vùng truyền giáo mới, cho nên cũng ít dân và chủ yếu là người Thượng, chính quyền rõ ràng là không muốn tôn giáo phát triển mạnh ở đây. Việc linh mục và những người làm thiện nguyện bị đe dọa, tấn công là khá phổ biến, nhưng hành động đi vào nhà thờ, chém chết linh mục khi đang ngồi ở tòa giải tội là điều bất thường và cực kỳ nguy hiểm."
Theo Báo Tuổi Trẻ, hồi tháng 4/2021, một vụ tấn công cha xứ cũng diễn ra tại nhà thờ giáo xứ An Khê (Gia Lai). Nghi phạm Trần Trọng Ca đã xông vào nhà thờ, chém bị thương một linh mục và dùng xăng đốt nhà thờ. Nghi phạm sau đó bị công an bắt giữ để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh sinh năm 1981 tại Sài Gòn.
Ông được thụ phong linh mục vào tháng 8/2018. Trước khi qua đời, linh mục Trần Ngọc Thanh phục vụ tại Giáo họ Sa Loong, Giáo xứ Đăk Mót, thuộc Giáo phận Kon Tum.
Thánh lễ đưa chân được tổ chức vào chiều 30/1 tại Tu xá Đa Minh Kon Tum và an táng tại tu viện Đa Minh ở Đồng Nai.








https://www.youtube.com/watch?v=HJgLyDzxK8g

https://i.ytimg.com/vi/HJgLyDzxK8g/maxresdefault.jpg (https://i.ytimg.com/vi/HJgLyDzxK8g/maxresdefault.jpg)

Đầu Đuôi Sự Việc Linh Mục Giuse Trần Ngọc Thanh Vừa Bị Chém Chết - Xin Cầu Nguyện




MỘT LINH MỤC BỊ GIẾT VÀ SỰ IM LẶNG ĐÁNG NGỜ



https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2022/01/cha-giuse-tran-ngoc-thanh.jpg?resize=438%2C438 (https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2022/01/cha-giuse-tran-ngoc-thanh.jpg?resize=438%2C438)


Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh đang phục vụ tại Giáo họ Sa Loong, Giáo xứ Đăk Mót, Giáo phận Kon Tum) đã bị một kẻ tên là Nguyễn Văn Kiên sát hại ngay khi ngài đang ngồi Tòa Giải tội.


Ngài đã chết vào đêm 29/01/2022

Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh sinh ngày 10/08/1981, tại Sài Gòn. Vào khấn Dòng Đa Minh ngày 13/08 năm 2010 và mới được thụ phong linh mục ngày 04/08/2018. Sau khi được thụ phong, ngài đã xung phong lên giúp xứ Đak Mot và được bổ nhiệm làm phó xứ.

Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh về quản nhiệm Giáo họ Sa-Loong, thuộc giáo xứ Đak Mot, Plei Kần, Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh Kon Tum. Giáo họ này chuẩn bị tách thành một giáo xứ và linh mục Thanh về quản nhiệm tại đây mới chỉ được một tháng.

Với thời gian một tháng ở đây để phục vụ giáo dân, ngài chưa kịp làm quen hết mọi người giúp việc trong Giáo họ. Do vậy càng không có mối quan hệ hoặc thù oán với bất cứ ai tại đây.



https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2022/01/nguyen-van-kien-ke-sat-hai-cha-thanh.jpg?resize=438%2C438 (https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2022/01/nguyen-van-kien-ke-sat-hai-cha-thanh.jpg?resize=438%2C438)


Nguyễn Văn Kiên



Kẻ thủ ác là Nguyễn Văn Kiên, người này linh mục Thanh không hề có mối quan hệ hoặc quen biết. Theo một nguồn tin cho biết đây là một người bình thường, không có biểu hiện hoặc tiền sử tâm thần hay nghiện ngập, nhưng thường xuyên giao du với công an xã.

Kẻ thủ ác đã bị bắt để điều tra, việc điều tra đến đâu, hiện nay chưa hề có thông tin từ phía chính quyền địa phương hoặc công an.
Tuy nhiên, cái chết của vị linh mục trẻ này đã đặt ra nhiều nghi vấn.

Trước khi chuyển về Giáo họ Sa Loong, linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh phục vụ tại Giáo họ Đak Xú thì chính quyền đã nhiều lần yêu cầu ngài phải tháo dỡ bức tượng Thánh Giuse được một ân nhân biếu Giáo họ và sau đó, chính quyền địa phương đã tự tiện đến cẩu bức tượng đi sau nhiều lần đe dọa.

Do vậy, việc linh mục Thanh bị sát hại vô cớ bởi tên Kiên không hề biết hay có quan hệ với nhau, đã đặt ra nhiều câu hỏi về cái chết và sự nghi ngờ ngày càng lớn.
Bởi tại KonTum, đã có nhiều hành vi đe dọa, tấn công, đánh đập các linh mục đến phục vụ đồng bào tại đây. Đa số đồng bào ở đây là người Thượng, do vây việc hạn chế và bách hại niềm tin tôn giáo đối với đồng bào ở đây đã là truyền thống của nhà nước. Và những cuộc tấn công đó, đã gây nhiều sự nghi ngờ là có bàn tay của nhà nước, những người bị tấn công đều là những linh mục đã bị trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa từ nhà nước.
Nói về việc các linh mục và các sơ phục vụ đồng bào trên vùng dân tộc này, một người thường làm từ thiện tại vùng này đã viết trên trang Facebook cá nhân của mình như sau:
“… các sơ, các cha thực sự đang cố gắng mang rất nhiều điều tử tế cho mảnh đất ấy. Trên đó sẽ không yên lành, nếu không có họ, bởi trong cộng đồng đồng bào dân tộc, có một số lượng lớn người lớn chẳng chịu làm gì, thất học, tiếng Kinh cũng chẳng biết, suốt ngày chỉ rượu, thậm chí ma túy đá, ngửa tay chờ chính quyền hay mấy đồng "từ thiện", đẻ con ra cũng vứt đấy, Nhà Thờ phải gom lại nuôi dạy, bởi thế nên trẻ "mồ côi" trong các cô nhi viện mới lên tới cả ngàn.
Cá nhân mình từng trải qua cảnh: giúp các sơ nuôi đàn gà, nuôi được lớn, thì một đám đàn ông vác rựa xông vào, thản nhiên bắt đi, có khi hơn chục con một lúc, để nhậu. Các sơ và mấy em lớn ra ngăn còn bị chỉ mặt, dọa giết. Mình phải dặn các sơ mặc kệ, rồi tặng lại đàn gà khác. Sơ đi báo công an, tất cả cũng ậm ừ cho qua chuyện, chả ai làm gì, việc này mình đã đăng vài năm trước.
Không có các sơ, các cha nuôi dạy, đám trẻ con đó lớn lên sẽ như một quả bom nổ chậm cho xã hội, bởi tương lai sẽ có hàng ngàn người thất học, đầy tệ nạn, dốt nát và hung hãn, họ mà tràn xuống dưới xuôi, thì rồi tất cả sẽ lãnh đủ hậu quả trong tương lai. Vì thế, cần có những chương trình xã hội dài hơi, giáo dục nhân bản như các sơ, các cha đang làm, để hội nhập người đồng bào với xã hội. Nhưng các sơ, các cha cũng không có kinh phí hoạt động, vậy nên bổn phận là hỗ trợ họ.
Việc của các sơ, các cha lại cũng ít được chính quyền đia phương ủng hộ, thậm chí là nghi kỵ, bởi thay vì nhìn thấy việc tử tế họ đang làm, thì lại sợ họ có uy tín, rồi "lôi kéo, gây ảnh hưởng..." với đồng bào dân tộc, "khiến chính quyền không thể kiểm soát được", nhiều khi dẫn tới hạch sách, gây khó dễ. Đến khổ. Họ đang làm công việc đúng ra là của các công chức Bảo trợ xã hội địa phương đấy, đây là vấn đề "tử tế", chứ người tử tế đâu có ai muốn "kiểm soát, chi phối, hay xúi giục" gì ai đâu ? Bởi suy bụng ta ra bụng người, nên toàn lo sợ những điều vớ vẩn. Làm nhiệm vụ thì không làm, giúp chẳng giúp, nhưng hơi tý là cho rằng người khác "nói xấu", rồi đi dọa nạt, chèn ép.
Đỉnh điểm là như khi các sơ quyên góp xây được cái bếp, cán bộ đến kiểm tra, bắt đập vì "không đủ chuẩn". Đập đi giờ vẫn nấu củi giữa sân. Nấu ăn như thế thì đủ chuẩn?!”

Sự im lặng khó hiểu

Việc một người bị giết, lại là một linh mục bị giết là một điều không bình thường.

Mọi người đều biết hệ thống báo chí Việt Nam được mệnh danh là báo chí của cướp, giết, hiếp. Hầu hết những vụ án về các vấn đề này được khai thác tận cùng, thậm chí đến từng chi tiết.

Thế nhưng, một linh mục bị giết hại ngay khi đang phục vụ đồng bào, thì hệ thống báo chí Việt Nam im bặt. Việc báo chí đồng loạt im lặng, thông thường có nguyên nhân là Ban tuyên giáo Trung ương cấm đưa tin bằng những văn bản, chỉ thị hoặc qua điện thoại cũng như giao ban báo chí hàng tuần. Thậm chí, trong giao ban báo chí vào thứ 3 hàng tuần tại Hà Nội, báo chí còn được căn dặn kỹ những vụ việc sẽ xảy ra sắp tới và không được hoặc được đưa tin ở mức độ như thế nào.

Thế nên, việc cả hệ thống báo chí Việt Nam im lặng là điều hết sức khó hiểu cho đến thời điểm hiện nay. Điều này đặt ra nhiều nghi ngờ không phải là ngẫu nhiên.

Đó là: Tại sao một cái chết bình thường hoặc không bình thường như con giết cha rồi giấu xác, chồng chém vợ, dì ghẻ giết con chồng hay người tình đóng đinh vào đầu cháu bé với những tình tiết hết sức rùng rợn vẫn được báo chí khai thác đến tận cùng từng chi tiết khủng khiếp nhất.

Vậy mà vụ án nghiêm trọng khi một kẻ giết chết một linh mục, thì hệ thống báo chí VN im bặt? Rõ ràng khi cả hệ thống im bặt thì phải có sự điều hành từ Ban tuyên giáo trung ương.

Người dân có quyền đặt câu hỏi: Phải chăng, hệ thống báo chí nhà nước đang chờ tin công an. Còn công an thì đang sắp xếp chưa xong kịch bản cho hợp lý. Bởi kịch bản tâm thần, điên loạn hoặc mâu thuẫn cá nhân như đã từng sử dụng ở những vụ việc đốt nhà thờ, gây sự tấn công các linh mục, nữ tu… sẽ không có tác dụng ở đây. Bởi người dân đã xác định nhân vật thủ ác này không hề có tiền sử và bệnh tật như thế.

Còn những kịch bản khác như mâu thuẫn do những mối quan hệ đời thường, thì quả là chưa đạt yêu cầu vì linh mục và thủ phạm chưa hề quen biết nhau và vì ngài mới đến đây, nên những câu chuyện bịa đặt sẽ phản tác dụng?
Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra với sự im lặng khó hiểu hiện nay của hệ thống công quyền và báo chí.
Nhưng, qua đó, sự im lặng này đã giải đáp một điều mà ai cũng biết: Chính quyền CSVN không thể vô can trong tội ác này.



31/1/2022
J.B Nguyễn Hữu Vinh