duyanh
01-24-2022, 02:03 PM
Sau lời bình luận về Putin và Ukraine, Đô đốc hàng đầu của Đức từ chức
https://img.ntdvn.net/2022/01/ntdvn_getty.jpg
Phó Đô đốc Kay-Achim Schönbach (phải) tại Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Manohar Parrikar ở New Delhi, Ấn Độ Ảnh: Getty
Phó Đô đốc hải quân hải quân Đức đã từ chức hôm thứ Bảy (22/1) sau khi bị chỉ trích vì phát biểu rằng ,Tổng thống Nga Vladimir Putin đáng được tôn trọng và Kyiv sẽ không bao giờ giành lại Crimea đã thuộc về Moscow từ năm 2014.
Những bình luận của Tướng Schönbach về cuộc xung đột Nga-Ukraine được đưa ra tại một cuộc thảo luận tại một Viện chiến lược Ấn Độ ở New Delhi trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ấn Độ để tham gia thảo luận với nhóm nghiên cứu, Reuters đưa tin.
Trong buổi phát sóng trực tiếp hôm thứ Sáu (21/1) do Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Manohar Parrikar tại New Delhi chia sẻ, Phó Đô đốc Kay-Achim Schönbach nói rằng, việc Ukraine giành lại quyền kiểm soát Bán đảo Crimea một lần nữa là điều khó có thể xảy ra.
Ông cũng cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn được đối xử tôn trọng.
“Tôi đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht miễn nhiệm vụ cho tôi ngay lập tức”. ông Schönbach cho biết trong một tuyên bố, theo Reuters. "Bộ trưởng đã chấp nhận yêu cầu của tôi".
“Liệu Nga có thực sự muốn một dải đất nhỏ và nhỏ bé của Ukraine hòa nhập vào đất nước của họ? Không, điều này là vô nghĩa. Putin có lẽ đang gây áp lực vì ông ấy có thể làm được và ông ấy đã chia rẽ ý kiến của EU. Điều ông ấy thực sự muốn là sự tôn trọng”, ông Schönbach nói.
“Ông Putin muốn có sự tôn trọng ở cấp độ cao và, lạy Chúa, việc tôn trọng ông ấy là chi phí thấp, thậm chí không tốn kém. Nếu tôi được yêu cầu, tôi sẽ dễ dàng trao cho ông ấy sự tôn trọng mà ông ấy thực sự đòi hỏi và có lẽ cũng xứng đáng. Nga là một quốc gia lâu đời, Nga là một quốc gia quan trọng. Ngay cả hai nước chúng ta, Ấn Độ và Đức, cũng đều cần Nga. Chúng ta cần Nga để chống lại Trung Quốc”, ông nói thêm.
https://pbs.twimg.com/card_img/1484967035822039049/mSW9g5yu?format=jpg&name=small
The Western Journal cho hay, Ông Schönbach đưa ra những nhận xét này trong bối cảnh NATO lo ngại về một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine do các đợt tăng quân ồ ạt dọc biên giới Nga-Ukraine.
Trong một nỗ lực nhằm hỗ trợ các lực lượng vũ trang Ukraine chống lại một cuộc xâm lược có thể xảy ra của Nga vào các vùng đất của Ukraine, Hoa Kỳ đã giao đạn dược và các nguồn chi viện khác vào thứ Sáu (21/1). Chuyến hàng 100 tấn đến Ukraine là một phần trong khoản viện trợ 200 triệu USD mà Hoa Kỳ dành cho quốc gia Đông Âu này.
PNR đưa tin rằng Bộ Ngoại giao đã chỉ thị cho thân nhân của các thành viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Ukraine bắt đầu rời khỏi đất nước khi tình trạng bế tắc xảy ra giữa một bên là Nga và bên kia là Ukraine và NATO.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu người Mỹ đang ở Ukraine bắt đầu rời khỏi đất nước trên các chuyến bay dân sự “trong khi những chuyến bay đó vẫn còn khả dụng” trong tuần tới.
Phó Đô đốc Schönbach cũng bình luận về cuộc xâm lược và sáp nhập Bán đảo Crimea năm 2014 của Nga trong cuộc thảo luận của mình. Ông nói rằng, Crimea đã "biến mất" và nó "sẽ không trở lại" với Ukraine. Phát biểu của ông đã đi ngược lại sự đồng thuận của phương Tây rằng Crimea là lãnh thổ của Ukraine đang bị Nga chiếm đóng bất hợp pháp.
Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Đức đã không chấp nhận nhận xét của ông Schönbach. Phó Đô đốc hải quân cũng xin lỗi về bình luận của mình, báo chí đưa tin.
Ông Schönbach nói: “Những nhận xét hấp tấp của tôi ở Ấn Độ… ngày càng gây căng thẳng cho văn phòng của tôi. Tôi coi bước này [từ chức] là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại thêm cho Hải quân Đức, các lực lượng Đức và đặc biệt là Cộng hòa Liên bang Đức”, Reuters cho hay.
Những nhận xét về Nga không phải là điều duy nhất có thể khiến Tướng Schönbach gặp rắc rối.
Ông cũng đã chỉ trích Trung Quốc trong cuộc thảo luận. Chỉ một ngày trước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Đức Annalena Baerbock đã có một cuộc họp trực tuyến. Tại cuộc thảo luận, bà Baerbock cho biết: “Trước các loại thách thức khác nhau trên toàn cầu, hợp tác Đức-Trung có ý nghĩa to lớn”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay.
Ông Shoenbach nói: “Trung Quốc không phải là một đất nước tốt đẹp như chúng ta từng nghĩ đến. Trung Quốc là một đối thủ trên toàn cầu".
Lập trường của Đức
Theo The Westren Journal, Đức, đối tác với Nga trong Đường ống NordStream gây tranh cãi, đã chặn Ukraine nhận hỗ trợ quân sự từ quốc gia Baltic là Estonia.
Estonia muốn gửi vũ khí có nguồn gốc từ Đức đến Ukraine, nhưng Đức, quốc gia cũng từ chối chia sẻ bất kỳ vũ khí nào của mình với Ukraine, đã từ chối, theo Wall Street Journal.
BBC cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht nói với tờ Welt am Sonntag rằng, Berlin đã chuyển mặt nạ phòng độc cho Ukraine và các binh sĩ Ukraine bị thương nặng đang được điều trị tại các bệnh viện quân đội Đức.
Ukraine đã tố cáo phản ứng của Đức, cáo buộc Berlin phá hoại sự thống nhất của phương Tây bằng cách từ chối chuyển vũ khí cho Ukraine hoặc cho phép một số đồng minh của họ làm như vậy.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết trong một loạt bài đăng trên Twitter rằng, lập trường của Đức khuyến khích ông Putin tiến hành một cuộc tấn công.
Trong một cuộc phỏng vấn với Sky News hôm Chủ nhật (23/1), đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh, Vadym Prystaiko, đã kêu gọi Đức đóng một "vai trò quan trọng".
“Nếu họ chưa sẵn sàng cung cấp vũ khí, khí tài phòng thủ cho chúng tôi, OK, họ có thể làm điều gì đó khác để giúp chúng tôi”, ông nói.
Ông Prystaiko cho biết ông "hoàn toàn muốn" chứng kiến Đức chặn đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga.
Đường ống này chạy từ Nga đến Đức dưới Biển Baltic, và nếu được thông quan theo quy định, sẽ làm tăng xuất khẩu khí đốt của Moscow sang châu Âu. Tổng thống Ukraine đã mô tả nó là một "vũ khí địa chính trị nguy hiểm".
Việc phê duyệt dự án hiện đang được cơ quan quản lý năng lượng của Đức quyết định.
Nguyên Hương
https://img.ntdvn.net/2022/01/ntdvn_getty.jpg
Phó Đô đốc Kay-Achim Schönbach (phải) tại Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Manohar Parrikar ở New Delhi, Ấn Độ Ảnh: Getty
Phó Đô đốc hải quân hải quân Đức đã từ chức hôm thứ Bảy (22/1) sau khi bị chỉ trích vì phát biểu rằng ,Tổng thống Nga Vladimir Putin đáng được tôn trọng và Kyiv sẽ không bao giờ giành lại Crimea đã thuộc về Moscow từ năm 2014.
Những bình luận của Tướng Schönbach về cuộc xung đột Nga-Ukraine được đưa ra tại một cuộc thảo luận tại một Viện chiến lược Ấn Độ ở New Delhi trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ấn Độ để tham gia thảo luận với nhóm nghiên cứu, Reuters đưa tin.
Trong buổi phát sóng trực tiếp hôm thứ Sáu (21/1) do Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Manohar Parrikar tại New Delhi chia sẻ, Phó Đô đốc Kay-Achim Schönbach nói rằng, việc Ukraine giành lại quyền kiểm soát Bán đảo Crimea một lần nữa là điều khó có thể xảy ra.
Ông cũng cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn được đối xử tôn trọng.
“Tôi đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht miễn nhiệm vụ cho tôi ngay lập tức”. ông Schönbach cho biết trong một tuyên bố, theo Reuters. "Bộ trưởng đã chấp nhận yêu cầu của tôi".
“Liệu Nga có thực sự muốn một dải đất nhỏ và nhỏ bé của Ukraine hòa nhập vào đất nước của họ? Không, điều này là vô nghĩa. Putin có lẽ đang gây áp lực vì ông ấy có thể làm được và ông ấy đã chia rẽ ý kiến của EU. Điều ông ấy thực sự muốn là sự tôn trọng”, ông Schönbach nói.
“Ông Putin muốn có sự tôn trọng ở cấp độ cao và, lạy Chúa, việc tôn trọng ông ấy là chi phí thấp, thậm chí không tốn kém. Nếu tôi được yêu cầu, tôi sẽ dễ dàng trao cho ông ấy sự tôn trọng mà ông ấy thực sự đòi hỏi và có lẽ cũng xứng đáng. Nga là một quốc gia lâu đời, Nga là một quốc gia quan trọng. Ngay cả hai nước chúng ta, Ấn Độ và Đức, cũng đều cần Nga. Chúng ta cần Nga để chống lại Trung Quốc”, ông nói thêm.
https://pbs.twimg.com/card_img/1484967035822039049/mSW9g5yu?format=jpg&name=small
The Western Journal cho hay, Ông Schönbach đưa ra những nhận xét này trong bối cảnh NATO lo ngại về một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine do các đợt tăng quân ồ ạt dọc biên giới Nga-Ukraine.
Trong một nỗ lực nhằm hỗ trợ các lực lượng vũ trang Ukraine chống lại một cuộc xâm lược có thể xảy ra của Nga vào các vùng đất của Ukraine, Hoa Kỳ đã giao đạn dược và các nguồn chi viện khác vào thứ Sáu (21/1). Chuyến hàng 100 tấn đến Ukraine là một phần trong khoản viện trợ 200 triệu USD mà Hoa Kỳ dành cho quốc gia Đông Âu này.
PNR đưa tin rằng Bộ Ngoại giao đã chỉ thị cho thân nhân của các thành viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Ukraine bắt đầu rời khỏi đất nước khi tình trạng bế tắc xảy ra giữa một bên là Nga và bên kia là Ukraine và NATO.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu người Mỹ đang ở Ukraine bắt đầu rời khỏi đất nước trên các chuyến bay dân sự “trong khi những chuyến bay đó vẫn còn khả dụng” trong tuần tới.
Phó Đô đốc Schönbach cũng bình luận về cuộc xâm lược và sáp nhập Bán đảo Crimea năm 2014 của Nga trong cuộc thảo luận của mình. Ông nói rằng, Crimea đã "biến mất" và nó "sẽ không trở lại" với Ukraine. Phát biểu của ông đã đi ngược lại sự đồng thuận của phương Tây rằng Crimea là lãnh thổ của Ukraine đang bị Nga chiếm đóng bất hợp pháp.
Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Đức đã không chấp nhận nhận xét của ông Schönbach. Phó Đô đốc hải quân cũng xin lỗi về bình luận của mình, báo chí đưa tin.
Ông Schönbach nói: “Những nhận xét hấp tấp của tôi ở Ấn Độ… ngày càng gây căng thẳng cho văn phòng của tôi. Tôi coi bước này [từ chức] là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại thêm cho Hải quân Đức, các lực lượng Đức và đặc biệt là Cộng hòa Liên bang Đức”, Reuters cho hay.
Những nhận xét về Nga không phải là điều duy nhất có thể khiến Tướng Schönbach gặp rắc rối.
Ông cũng đã chỉ trích Trung Quốc trong cuộc thảo luận. Chỉ một ngày trước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Đức Annalena Baerbock đã có một cuộc họp trực tuyến. Tại cuộc thảo luận, bà Baerbock cho biết: “Trước các loại thách thức khác nhau trên toàn cầu, hợp tác Đức-Trung có ý nghĩa to lớn”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay.
Ông Shoenbach nói: “Trung Quốc không phải là một đất nước tốt đẹp như chúng ta từng nghĩ đến. Trung Quốc là một đối thủ trên toàn cầu".
Lập trường của Đức
Theo The Westren Journal, Đức, đối tác với Nga trong Đường ống NordStream gây tranh cãi, đã chặn Ukraine nhận hỗ trợ quân sự từ quốc gia Baltic là Estonia.
Estonia muốn gửi vũ khí có nguồn gốc từ Đức đến Ukraine, nhưng Đức, quốc gia cũng từ chối chia sẻ bất kỳ vũ khí nào của mình với Ukraine, đã từ chối, theo Wall Street Journal.
BBC cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht nói với tờ Welt am Sonntag rằng, Berlin đã chuyển mặt nạ phòng độc cho Ukraine và các binh sĩ Ukraine bị thương nặng đang được điều trị tại các bệnh viện quân đội Đức.
Ukraine đã tố cáo phản ứng của Đức, cáo buộc Berlin phá hoại sự thống nhất của phương Tây bằng cách từ chối chuyển vũ khí cho Ukraine hoặc cho phép một số đồng minh của họ làm như vậy.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết trong một loạt bài đăng trên Twitter rằng, lập trường của Đức khuyến khích ông Putin tiến hành một cuộc tấn công.
Trong một cuộc phỏng vấn với Sky News hôm Chủ nhật (23/1), đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh, Vadym Prystaiko, đã kêu gọi Đức đóng một "vai trò quan trọng".
“Nếu họ chưa sẵn sàng cung cấp vũ khí, khí tài phòng thủ cho chúng tôi, OK, họ có thể làm điều gì đó khác để giúp chúng tôi”, ông nói.
Ông Prystaiko cho biết ông "hoàn toàn muốn" chứng kiến Đức chặn đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga.
Đường ống này chạy từ Nga đến Đức dưới Biển Baltic, và nếu được thông quan theo quy định, sẽ làm tăng xuất khẩu khí đốt của Moscow sang châu Âu. Tổng thống Ukraine đã mô tả nó là một "vũ khí địa chính trị nguy hiểm".
Việc phê duyệt dự án hiện đang được cơ quan quản lý năng lượng của Đức quyết định.
Nguyên Hương