duyanh
01-19-2022, 01:28 PM
Tư pháp Ukraina ra lệnh bắt giữ cựu tổng thống Porochenko
https://s.rfi.fr/media/display/5eca7a36-7775-11ec-be45-005056bf30b7/w:1280/p:16x9/000_9WC4CR.webp
Cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phát biểu trước cánh nhà báo tại sân bay Kiev ngày 17/1/2022. AFP - GENYA SAVILOV
Hôm qua, 17/01/2022, viện công tố Ukraina đã ra lệnh bắt tạm giam cựu tổng thống Petro Porochenko, bị tình nghi phạm tội “ phản quốc”, hoặc buộc ông phải nộp tiền bảo lãnh khoảng 30 triệu euro. Vụ này có nguy cơ gây khủng hoảng chính trị nội bộ trong bối cảnh căng thẳng cao độ giữa Ukraina và Nga.
Ông Porochenko, một nhà tỷ phú 56 tuổi, lãnh đạo Ukraina từ năm 2014 đến 2019, đã trở về Ukraina sau một tháng vắng mặt, cho dù ông có thể bị bắt giữ. Nhà chức trách Ukraina nghi ngờ ông Porochenko khi còn làm tổng thống đã có quan hệ làm ăn với lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraina, một hành vi có thể bị ghép vào tội “phản quốc”, với hình phạt có thể lên tới 15 năm tù. Nhưng cựu tổng thống Ukraina cáo buộc chính quyền tổng thống Zelensky làm lợi cho nước Nga khi quyết định truy tố ông.
Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan tường trình:
Cho đến tối qua, ngành tư pháp vẫn chưa có quyết định gì về số phận của cựu tổng thống Petro Porochenko, nhưng trong buổi chiều, công tố viên đã đề nghị bản án 2 tháng tù giam, hoặc quản thúc tại gia, kèm theo lệnh cấm đi ra ngoài, bắt buộc đeo vòng điện tử, hoặc đóng tiền bảo lãnh 30 triệu euro.
Kể từ sau cuộc bầu cử năm 2019 đương kim tổng thống Volodymyr Zelensky và ông Petro Porochenko vẫn rất căm ghét nhau. Cựu tổng thống Ukraina chỉ trích tân tổng thống là một lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán. Còn ông Volodymyr Zelensky, hay ít ra là những người thân cận ông, có vẻ như quyết tâm trả thù ông Porochenko bằng cách huy động viện công tố truy tội ông.
Trên thực tế, đúng là ông Petro Porochenko có thể đã thương lượng các hợp đồng mua than đá với lực lượng ly khai thân Nga vào năm 2015. Trong một thể chế bình thường, vụ này phải do ngành tư pháp xử lý, nhưng vấn đề là cả hai tổng thống cũ và mới đều đã không tạo điều kiện cho sự hình thành một nền tư pháp độc lập, một trong những yêu sách chủ yếu của người dân Ukraina từ nhiều năm qua. Hậu quả là một lần nữa, các lãnh đạo lại dùng đến tòa án để vô hiệu hóa những người tiền nhiệm hay những nhà đối lập.
Vụ này khiến người ta nhớ đến vụ tuyên án 7 năm tù đối với cựu nữ thủ tướng Ioulia Timochenko cách đây 10 năm, dưới thời tổng thống Ianoukovitch. Đến ngày mai, thứ Tư, tư pháp mới có ý kiến về vụ Porochenko.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/5eca7a36-7775-11ec-be45-005056bf30b7/w:1280/p:16x9/000_9WC4CR.webp
Cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phát biểu trước cánh nhà báo tại sân bay Kiev ngày 17/1/2022. AFP - GENYA SAVILOV
Hôm qua, 17/01/2022, viện công tố Ukraina đã ra lệnh bắt tạm giam cựu tổng thống Petro Porochenko, bị tình nghi phạm tội “ phản quốc”, hoặc buộc ông phải nộp tiền bảo lãnh khoảng 30 triệu euro. Vụ này có nguy cơ gây khủng hoảng chính trị nội bộ trong bối cảnh căng thẳng cao độ giữa Ukraina và Nga.
Ông Porochenko, một nhà tỷ phú 56 tuổi, lãnh đạo Ukraina từ năm 2014 đến 2019, đã trở về Ukraina sau một tháng vắng mặt, cho dù ông có thể bị bắt giữ. Nhà chức trách Ukraina nghi ngờ ông Porochenko khi còn làm tổng thống đã có quan hệ làm ăn với lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraina, một hành vi có thể bị ghép vào tội “phản quốc”, với hình phạt có thể lên tới 15 năm tù. Nhưng cựu tổng thống Ukraina cáo buộc chính quyền tổng thống Zelensky làm lợi cho nước Nga khi quyết định truy tố ông.
Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan tường trình:
Cho đến tối qua, ngành tư pháp vẫn chưa có quyết định gì về số phận của cựu tổng thống Petro Porochenko, nhưng trong buổi chiều, công tố viên đã đề nghị bản án 2 tháng tù giam, hoặc quản thúc tại gia, kèm theo lệnh cấm đi ra ngoài, bắt buộc đeo vòng điện tử, hoặc đóng tiền bảo lãnh 30 triệu euro.
Kể từ sau cuộc bầu cử năm 2019 đương kim tổng thống Volodymyr Zelensky và ông Petro Porochenko vẫn rất căm ghét nhau. Cựu tổng thống Ukraina chỉ trích tân tổng thống là một lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán. Còn ông Volodymyr Zelensky, hay ít ra là những người thân cận ông, có vẻ như quyết tâm trả thù ông Porochenko bằng cách huy động viện công tố truy tội ông.
Trên thực tế, đúng là ông Petro Porochenko có thể đã thương lượng các hợp đồng mua than đá với lực lượng ly khai thân Nga vào năm 2015. Trong một thể chế bình thường, vụ này phải do ngành tư pháp xử lý, nhưng vấn đề là cả hai tổng thống cũ và mới đều đã không tạo điều kiện cho sự hình thành một nền tư pháp độc lập, một trong những yêu sách chủ yếu của người dân Ukraina từ nhiều năm qua. Hậu quả là một lần nữa, các lãnh đạo lại dùng đến tòa án để vô hiệu hóa những người tiền nhiệm hay những nhà đối lập.
Vụ này khiến người ta nhớ đến vụ tuyên án 7 năm tù đối với cựu nữ thủ tướng Ioulia Timochenko cách đây 10 năm, dưới thời tổng thống Ianoukovitch. Đến ngày mai, thứ Tư, tư pháp mới có ý kiến về vụ Porochenko.
RFI