duyanh
01-09-2022, 03:05 PM
Philippines mua tên lửa BrahMos để ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông?
https://img.ntdvn.net/2022/01/ntdvn_ten-lua-brahmos.jpg
Tên lửa BrahMos đã có đủ biến thể hải-lục-không quân. (Ảnh: Defense News)
Philippines đang dành ngân sách lớn để trang bị vũ khí quân sự, trong đó có tên lửa tự hành siêu thanh Brahmos nhằm ngăn chặn các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông.
Philippines sắp trở thành quốc gia đầu tiên mua tên lửa tự hành BrahMos - một trong những loại tên lửa chống hạm nhanh nhất thế giới do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất.
Động thái đó diễn ra trong bối cảnh quân đội Philippines đang tìm cách tăng cường năng lực nhằm bảo vệ lãnh hải trước các cuộc xâm nhập từ bên ngoài, theo trang The Diplomat.
Philippines dành ngân sách hàng tỷ USD để mua vũ khí
Ngày 27/12, trang Inquirer đưa tin Ủy ban Quản lý ngân sách Philippines (DBM) vừa công bố mức quỹ ban đầu nhằm phục vụ “kế hoạch mua hệ thống tên lửa chống hạm và máy bay phản lực quân dụng” của nước này. Theo đó đề xuất giải ngân đặc biệt (SARO) đối với 2 khoản tiền trị giá 1,3 tỷ peso (25,2 triệu USD) và 1,535 tỷ peso (29,7 tỷ USD).
Theo tài liệu của DBM, động thái trên được đưa ra “nhằm đáp ứng các yêu cầu sơ bộ về quỹ cho dự án mua tên lửa chống hạm phóng từ đất liền của Hải quân Philippines”.
Một quan chức an ninh cấp cao của Philippines tiết lộ dự án mua sắm nói trên “đang được xúc tiến”. Ngoài ra, DBM cũng công bố một SARO khác trị giá 1,6 tỷ peso (31 triệu USD) để mua các máy bay phản lực quân dụng cho Lực lượng không quân Philippines.
Philippines quyết định mua tên lửa siêu thanh BrahMos
Từ lâu, Manila đã tỏ ra quan tâm đến việc mua hệ thống vũ khí BrahMos. Tháng 12/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana thông báo nước này đang chuẩn bị mua 2 hệ thống phóng tên lửa BrahMos, được xem là một phần trong chương trình hiện đại hóa của Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) giai đoạn 2018-2022.
Thời điểm đó, Bộ trưởng Lorenzana bày tỏ kỳ vọng hợp đồng sẽ được ký kết trong quý I hoặc quý II/2020, nhưng các thỏa thuận đã phải tạm dừng sau khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách của Philippines. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã hồi sinh vào tháng 3/2021 khi Ấn Độ và Philippines ký một hiệp ước được xem là “thỏa thuận bổ sung”, theo đó mở ra cơ hội đàm phán giữa chính phủ hai nước về các thỏa thuận mua sắm quốc phòng.
Tên lửa siêu thanh BrahMos là gì?
Tên lửa tự hành siêu thanh nhanh nhất thế giới BrahMos do BrahMos Aerospace - công ty liên doanh giữa Ấn Độ và Nga, được thành lập tại Ấn Độ năm 1998 - phát triển. Loại tên lửa này có thể phóng từ tàu ngầm, tàu thủy, máy bay hoặc các hệ thống phóng từ đất liền và có thể mang các đầu đạn truyền thống với khối lượng lên tới 300 kg. Được trang bị công nghệ tàng hình và hệ thống dẫn đường tiên tiến, BrahMos có tốc độ bay gấp gần 3 lần tốc độ âm thanh và gần như không thể bị đối phương phát hiện.
Ngoài Philippines, các nước như Thái Lan và Indonesia cũng đang cân nhắc mua loại tên lửa này. Việc Philippines mua BrahMos không những phản ánh quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng bền chặt giữa New Delhi và Manila, mà còn trang bị cho AFP một công cụ răn đe hữu hiệu trước “chủ nghĩa phiêu lưu” của Trung Quốc tại các khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền trên Biển Hoa Nam (Biển Đông).
https://img.ntdvn.net/2022/01/ntdvn_ten-lua-1-1502970489117.jpg
Philippines mua tên lửa BrahMos để ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông?
Ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông?
Bất chấp việc giành chiến thắng trước Trung Quốc trong vụ kiện năm 2013, theo đó phản đối các tuyên bố chủ quyền và hành động mở rộng lãnh hải của Trung Quốc trên Biển Đông, Philippines vẫn gặp nhiều khó khăn trước các cuộc xâm nhập liên tiếp của tàu dân sự và hải cảnh Trung Quốc.
Như nhận định của tác giả Prashanth Parameswaran khi có những thông tin đầu tiên về khả năng Philippines mua BrahMos năm 2019, loại tên lửa này sẽ “rất lý tưởng cho các hoạt động bảo vệ lãnh thổ từ đất liền” của Manila.
Với việc các khí tài quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông nằm trong tầm bắn 400 km của tên lửa BrahMos, thương vụ vừa qua có thể khiến giới chức hải quân Trung Quốc do dự nếu có âm mưu chiếm đóng bằng vũ lực các đảo hoặc thực thể trên biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền.
Việt Nam đang muốn đặt mua tên lửa hành trình Brahmos?
Việt Nam đang muốn đặt mua tên lửa hành trình Brahmos từ Ấn Độ và thương vụ này có thể được bàn thảo trong chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh tới Hà Nội, theo truyền thông Ấn Độ.
Bộ trưởng Singh dự kiến tới thăm Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Tờ Thời báo Kinh tế (ET) cho biết việc xuất khẩu quốc phòng và các hợp tác chung như đào đạo và bảo dưỡng các thiết bị quốc phòng có thể là trọng tâm trong nghị trình thảo luận trong chuyến thăm ba ngày của Bộ trưởng Singh tới Việt Nam. Tờ báo còn nói rằng Việt Nam cũng quan tâm đến việc mua tên lửa Brahmos do Ấn Độ và Nga cùng sản xuất.
Tương tự, tờ WION cũng cho biết bộ trưởng Ấn Độ dự kiến sẽ bàn thảo với phía Việt Nam về việc mua bán các thiết bị quốc phòng của Ấn Độ, trong đó có tên lửa hành trình Brahmos.
Vẫn theo WION, Việt Nam và Ấn Độ đã thương thảo về việc tiếp nhận loại tên lửa siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất từ ít nhất một năm qua. Kênh tin tức này nhận định rằng Việt Nam đang muốn hiện đại hoá các vũ khí quốc phòng trước mối lo ngại ngày càng tăng từ Trung Quốc.
NTD
https://img.ntdvn.net/2022/01/ntdvn_ten-lua-brahmos.jpg
Tên lửa BrahMos đã có đủ biến thể hải-lục-không quân. (Ảnh: Defense News)
Philippines đang dành ngân sách lớn để trang bị vũ khí quân sự, trong đó có tên lửa tự hành siêu thanh Brahmos nhằm ngăn chặn các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông.
Philippines sắp trở thành quốc gia đầu tiên mua tên lửa tự hành BrahMos - một trong những loại tên lửa chống hạm nhanh nhất thế giới do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất.
Động thái đó diễn ra trong bối cảnh quân đội Philippines đang tìm cách tăng cường năng lực nhằm bảo vệ lãnh hải trước các cuộc xâm nhập từ bên ngoài, theo trang The Diplomat.
Philippines dành ngân sách hàng tỷ USD để mua vũ khí
Ngày 27/12, trang Inquirer đưa tin Ủy ban Quản lý ngân sách Philippines (DBM) vừa công bố mức quỹ ban đầu nhằm phục vụ “kế hoạch mua hệ thống tên lửa chống hạm và máy bay phản lực quân dụng” của nước này. Theo đó đề xuất giải ngân đặc biệt (SARO) đối với 2 khoản tiền trị giá 1,3 tỷ peso (25,2 triệu USD) và 1,535 tỷ peso (29,7 tỷ USD).
Theo tài liệu của DBM, động thái trên được đưa ra “nhằm đáp ứng các yêu cầu sơ bộ về quỹ cho dự án mua tên lửa chống hạm phóng từ đất liền của Hải quân Philippines”.
Một quan chức an ninh cấp cao của Philippines tiết lộ dự án mua sắm nói trên “đang được xúc tiến”. Ngoài ra, DBM cũng công bố một SARO khác trị giá 1,6 tỷ peso (31 triệu USD) để mua các máy bay phản lực quân dụng cho Lực lượng không quân Philippines.
Philippines quyết định mua tên lửa siêu thanh BrahMos
Từ lâu, Manila đã tỏ ra quan tâm đến việc mua hệ thống vũ khí BrahMos. Tháng 12/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana thông báo nước này đang chuẩn bị mua 2 hệ thống phóng tên lửa BrahMos, được xem là một phần trong chương trình hiện đại hóa của Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) giai đoạn 2018-2022.
Thời điểm đó, Bộ trưởng Lorenzana bày tỏ kỳ vọng hợp đồng sẽ được ký kết trong quý I hoặc quý II/2020, nhưng các thỏa thuận đã phải tạm dừng sau khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách của Philippines. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã hồi sinh vào tháng 3/2021 khi Ấn Độ và Philippines ký một hiệp ước được xem là “thỏa thuận bổ sung”, theo đó mở ra cơ hội đàm phán giữa chính phủ hai nước về các thỏa thuận mua sắm quốc phòng.
Tên lửa siêu thanh BrahMos là gì?
Tên lửa tự hành siêu thanh nhanh nhất thế giới BrahMos do BrahMos Aerospace - công ty liên doanh giữa Ấn Độ và Nga, được thành lập tại Ấn Độ năm 1998 - phát triển. Loại tên lửa này có thể phóng từ tàu ngầm, tàu thủy, máy bay hoặc các hệ thống phóng từ đất liền và có thể mang các đầu đạn truyền thống với khối lượng lên tới 300 kg. Được trang bị công nghệ tàng hình và hệ thống dẫn đường tiên tiến, BrahMos có tốc độ bay gấp gần 3 lần tốc độ âm thanh và gần như không thể bị đối phương phát hiện.
Ngoài Philippines, các nước như Thái Lan và Indonesia cũng đang cân nhắc mua loại tên lửa này. Việc Philippines mua BrahMos không những phản ánh quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng bền chặt giữa New Delhi và Manila, mà còn trang bị cho AFP một công cụ răn đe hữu hiệu trước “chủ nghĩa phiêu lưu” của Trung Quốc tại các khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền trên Biển Hoa Nam (Biển Đông).
https://img.ntdvn.net/2022/01/ntdvn_ten-lua-1-1502970489117.jpg
Philippines mua tên lửa BrahMos để ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông?
Ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông?
Bất chấp việc giành chiến thắng trước Trung Quốc trong vụ kiện năm 2013, theo đó phản đối các tuyên bố chủ quyền và hành động mở rộng lãnh hải của Trung Quốc trên Biển Đông, Philippines vẫn gặp nhiều khó khăn trước các cuộc xâm nhập liên tiếp của tàu dân sự và hải cảnh Trung Quốc.
Như nhận định của tác giả Prashanth Parameswaran khi có những thông tin đầu tiên về khả năng Philippines mua BrahMos năm 2019, loại tên lửa này sẽ “rất lý tưởng cho các hoạt động bảo vệ lãnh thổ từ đất liền” của Manila.
Với việc các khí tài quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông nằm trong tầm bắn 400 km của tên lửa BrahMos, thương vụ vừa qua có thể khiến giới chức hải quân Trung Quốc do dự nếu có âm mưu chiếm đóng bằng vũ lực các đảo hoặc thực thể trên biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền.
Việt Nam đang muốn đặt mua tên lửa hành trình Brahmos?
Việt Nam đang muốn đặt mua tên lửa hành trình Brahmos từ Ấn Độ và thương vụ này có thể được bàn thảo trong chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh tới Hà Nội, theo truyền thông Ấn Độ.
Bộ trưởng Singh dự kiến tới thăm Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Tờ Thời báo Kinh tế (ET) cho biết việc xuất khẩu quốc phòng và các hợp tác chung như đào đạo và bảo dưỡng các thiết bị quốc phòng có thể là trọng tâm trong nghị trình thảo luận trong chuyến thăm ba ngày của Bộ trưởng Singh tới Việt Nam. Tờ báo còn nói rằng Việt Nam cũng quan tâm đến việc mua tên lửa Brahmos do Ấn Độ và Nga cùng sản xuất.
Tương tự, tờ WION cũng cho biết bộ trưởng Ấn Độ dự kiến sẽ bàn thảo với phía Việt Nam về việc mua bán các thiết bị quốc phòng của Ấn Độ, trong đó có tên lửa hành trình Brahmos.
Vẫn theo WION, Việt Nam và Ấn Độ đã thương thảo về việc tiếp nhận loại tên lửa siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất từ ít nhất một năm qua. Kênh tin tức này nhận định rằng Việt Nam đang muốn hiện đại hoá các vũ khí quốc phòng trước mối lo ngại ngày càng tăng từ Trung Quốc.
NTD