PDA

View Full Version : Kazakhstan chìm trong hỗn loạn, chính quyền nhượng bộ người biểu tình



giahamdzui
01-08-2022, 11:21 PM
Kazakhstan chìm trong hỗn loạn, chính quyền nhượng bộ người biểu tình





https://img.ntdvn.net/2022/01/ntdvn_ka-1.jpg

Lực lượng an ninh ở Kazakhstan cho biết họ đã tiêu diệt hàng chục người biểu tình ở thành phố chính Almaty để dập tắt bạo loạn leo thang (Ảnh Getty Images)

Kể từ khi lên nắm quyền chưa đầy 3 năm, Tổng thống Kazakhstan, ông Kassym-Jomart Tokayev đã vấp phải vô vàn thách thức lớn. Gần đây nhất là cuộc biểu tình trên đường phố được giới quan sát cho là tồi tệ nhất kể từ khi nước này giành được độc lập cách đây 3 thập kỷ.

Tổng thống Kazakhstan hôm thứ Sáu tuyên bố rằng, trật tự hiến pháp “phần lớn đã được khôi phục” sau khi nước này chìm trong tình trạng bất ổn chưa từng có những ngày gần đây.

Kazakhstan chìm trong hỗn loạn
Các cuộc biểu tình bùng phát từ ngày 2/1 ở thị trấn Zhanaozen, tỉnh Mangystau, miền tây Kazakhstan và nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Mức độ bạo lực ngày càng tăng khi các tòa nhà chính phủ bốc cháy, hàng chục người biểu tình và hơn một chục nhân viên thực thi pháp luật thiệt mạng.

Kazakhstan đang trải qua cuộc biểu tình trên đường phố tồi tệ nhất kể từ khi nước này giành được độc lập cách đây 3 thập kỷ. Các cuộc biểu tình bắt đầu khi chính phủ Kazakhstan chấm dứt chính sách trợ giá khí hóa lỏng (LPG), một nhiên liệu carbon thấp mà nhiều người Kazakhstan sử dụng cho ôtô thay xăng. Ngay lập tức, giá mặt hàng này lập tức tăng gấp đôi, từ 60 tenge (0,14 USD) lên 120 tenge (0,28 USD) mỗi lít.

Phản ứng của chính phủ Kazakhstan
Trong một tuyên bố hôm thứ Sáu, tổng thống Kazakhstan cho biết, trật tự hiến pháp “phần lớn đã được khôi phục”.

“Một hoạt động chống khủng bố đã bắt đầu. Các cơ quan thực thi pháp luật đang nỗ lực không ngừng. Trật tự hiến pháp phần lớn được lập lại trên mọi miền đất nước. Chính quyền địa phương đang kiểm soát tình hình", người phát ngôn của ông Kassym - Jomart Tokayev trích dẫn hôm thứ Sáu (7/1).

Tuy nhiên, tổng thống Kassym nói thêm rằng “những kẻ khủng bố vẫn đang sử dụng vũ khí và đang làm hư hại tài sản của người dân” và “các hành động chống khủng bố” nên được tiếp tục.

Trong một nhượng bộ, chính quyền Kazakhstan hôm thứ Năm đã công bố giới hạn giá nhiên liệu xe cộ trong 180 ngày và tạm hoãn tăng giá điện. Song ông cũng đang do dự giữa việc cố gắng xoa dịu những người biểu tình, bao gồm việc chấp nhận từ chức với việc hứa hẹn các biện pháp khắc nghiệt để dập tắt tình trạng bất ổn mà ông đổ lỗi là do “các băng đảng khủng bố”.

Tổng thống Kazakhstan cầu cứu quốc gia láng giềng
Một giải pháp khác được tổng thống Kazakhstan đưa ra là kêu gọi sự giúp đỡ từ phe đồng minh do Nga dẫn đầu.

Nằm giữa Nga và Trung Quốc, Kazakhstan là quốc gia không giáp biển lớn nhất thế giới nhưng dân số chỉ có 19 triệu người. Do đó, Nga luôn xem Kazakhstan là một đồng minh quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh Nga đang nỗ lực ứng phó với cuộc khủng hoảng ở biên giới với Ukraine thì phản ứng của ông chủ Điện Kremlin vẫn là điều đang bỏ ngỏ.

Liên minh, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, bao gồm các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Kazakhstan, Belarus, Armenia, Tajikistan và Kyrgyzstan, đã bắt đầu triển khai quân đội tới Kazakhstan để thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình.

Phong trào biểu tình, bạo loạn đang diễn ra ở nước này thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, bởi Kazakhstan đến nay được coi là một trong những quốc gia hậu Xô Viết ổn định nhất, trở thành trụ cột cho ổn định chính trị và kinh tế tại khu vực Trung Á.

Các quan chức Kazakhstan khẳng định rằng quân đội sẽ không chiến đấu chống lại những người biểu tình.

Huyền Anh
Tổng hợp từ AP