duyanh
01-06-2022, 05:28 PM
Phòng dịch cực đoan, ĐCSTQ đang gây ra những cái chết thương tâm
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2022/01/covidc-700x366.jpg
Nhân viên y tế Trung Quốc tại một cơ sở cách ly dã chiến (ảnh: Từ video của DW News)
NTDT cho hay, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) yêu cầu phong tỏa hoàn toàn thành phố Tây An để chống Covid đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Ngoài một số lượng lớn người dân chết đói, nhiều cư dân mạng cho biết nhiều người thân, bạn bè hoặc hàng xóm của họ đã chết do chính quyền tắc trách.
Một cư dân mạng Tây An kể rằng, một người thân mang thai và chuyển dạ vào khoảng 7 giờ tối ngày 1/1, thai phụ đã gọi cho cơ quan y tế để nhờ sự trợ giúp nhưng không có kết quả. Cuối cùng thai phụ buộc phải gọi cảnh sát để được đưa tới bệnh viện Xian Gaoxin. Khi cô tới bệnh viện thì đã 10 giờ tối. Tuy nhiên bệnh viện không tiếp nhận vì giấy xét nghiệm âm tính của cô đã quá hạn 4 giờ. Trong thời gian chờ đợi sự chấp thuận kéo dài 2 giờ đồng hồ, cô bắt đầu chảy nhiều máu, máu chảy khắp sàn nhà. Khi thấy không thể từ chối ca này, bệnh viện đưa cô lên phòng mổ nhưng đã muộn, cháu bé 8 tháng tuổi con của cô tử vong vì không được cấp cứu kịp thời.
Ngày 3/1, một cư dân mạng khác đã lên mạng khẩn cầu sự giúp đỡ khi cha của anh bị nhồi máu cơ tim, nhưng vì gia đình anh sống trong “khu vực có nguy cơ trung bình” nên nhiều bệnh viện từ chối tiếp nhận. Anh nói rằng đã gọi dịch vụ cấp cứu của ngành y tế và gọi cho cả cảnh sát nhưng đều không nhận được sự trợ giúp.
Sau đó, với sự giúp đỡ của mọi người, người cha của anh đã được đưa đến bệnh viện lúc 2 giờ chiều nhưng bệnh viện không nhận. Phải đến 10 giờ tối, khi cha của anh nguy kịch các bác sĩ mới đồng ý giải quyết. Cha của anh được đưa vào phòng mổ cấp cứu lúc 10h40. Tuy nhiên, không lâu sau đó anh lên mang cho biết, vì bệnh viện “Trì hoãn quá lâu nên cấp cứu cứu không thành. Tôi không còn cha nữa”.
Một cư dân mạng khác nói rằng gia đình anh cũng có trải nghiệm tương tự. Anh cho biết, bà nội anh đột nhiên hôn mê vào buổi chiều, gia đình anh gọi cấp cứu và cảnh sát nhưng không ai tới. Đến tối, bà anh tới được bệnh viện sau rất nhiều khó khăn, nhưng bệnh viện không tiếp nhận điều trị. Sau khi gia đình anh kêu khóc nhờ giúp đỡ, bệnh viện mới đồng ý cho bà của anh nằm tại khoa hạ sốt của bệnh viện, nhưng không chữa cho bà anh. Cả gia đình đành bất lực nhìn bà ngoại anh qua đời lúc 10 giờ tối.
Một cư dân mạng khác chia sẻ, “Ông tôi cũng vậy, hôm kia ông tôi hôn mê. Mọi cuộc điện thoại đều vô vọng. Họ lảng tránh. Sáng hôm qua ông tôi được đưa tới bệnh viện và không qua khỏi”.
Vào ngày 3/1, một tài khoản WeChat đã đăng một bức ảnh chụp màn hình có nội dung chat giữa hai người. Nội dung chat cho thấy một nhà biên kịch nổi tiếng ở Tây An đang dần chết đói ở nhà. Nhà biên kịch cho biết, một cụ bà lên cơn đau tim nhưng y tế không tới giúp nên cụ bà đã chết tại nhà.
Một số cư dân mạng cho rằng, nhà biên kịch này chính là Huang Jianxin, tác giả kịch bản của những bộ phim bom tấn tuyên truyền cho ĐCSTQ như “Năng lượng tích cực” và “Hồ Trường Tân”.
NTDTV cho biết, ngoài những trường hợp nêu trên, còn có rất nhiều những lời kêu cứu với nội dung giống nhau là người thân và bạn bè của họ đang gặp nguy hiểm vì không được các quan chức của ĐCSTQ quan tâm.
NTDVN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2022/01/covidc-700x366.jpg
Nhân viên y tế Trung Quốc tại một cơ sở cách ly dã chiến (ảnh: Từ video của DW News)
NTDT cho hay, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) yêu cầu phong tỏa hoàn toàn thành phố Tây An để chống Covid đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Ngoài một số lượng lớn người dân chết đói, nhiều cư dân mạng cho biết nhiều người thân, bạn bè hoặc hàng xóm của họ đã chết do chính quyền tắc trách.
Một cư dân mạng Tây An kể rằng, một người thân mang thai và chuyển dạ vào khoảng 7 giờ tối ngày 1/1, thai phụ đã gọi cho cơ quan y tế để nhờ sự trợ giúp nhưng không có kết quả. Cuối cùng thai phụ buộc phải gọi cảnh sát để được đưa tới bệnh viện Xian Gaoxin. Khi cô tới bệnh viện thì đã 10 giờ tối. Tuy nhiên bệnh viện không tiếp nhận vì giấy xét nghiệm âm tính của cô đã quá hạn 4 giờ. Trong thời gian chờ đợi sự chấp thuận kéo dài 2 giờ đồng hồ, cô bắt đầu chảy nhiều máu, máu chảy khắp sàn nhà. Khi thấy không thể từ chối ca này, bệnh viện đưa cô lên phòng mổ nhưng đã muộn, cháu bé 8 tháng tuổi con của cô tử vong vì không được cấp cứu kịp thời.
Ngày 3/1, một cư dân mạng khác đã lên mạng khẩn cầu sự giúp đỡ khi cha của anh bị nhồi máu cơ tim, nhưng vì gia đình anh sống trong “khu vực có nguy cơ trung bình” nên nhiều bệnh viện từ chối tiếp nhận. Anh nói rằng đã gọi dịch vụ cấp cứu của ngành y tế và gọi cho cả cảnh sát nhưng đều không nhận được sự trợ giúp.
Sau đó, với sự giúp đỡ của mọi người, người cha của anh đã được đưa đến bệnh viện lúc 2 giờ chiều nhưng bệnh viện không nhận. Phải đến 10 giờ tối, khi cha của anh nguy kịch các bác sĩ mới đồng ý giải quyết. Cha của anh được đưa vào phòng mổ cấp cứu lúc 10h40. Tuy nhiên, không lâu sau đó anh lên mang cho biết, vì bệnh viện “Trì hoãn quá lâu nên cấp cứu cứu không thành. Tôi không còn cha nữa”.
Một cư dân mạng khác nói rằng gia đình anh cũng có trải nghiệm tương tự. Anh cho biết, bà nội anh đột nhiên hôn mê vào buổi chiều, gia đình anh gọi cấp cứu và cảnh sát nhưng không ai tới. Đến tối, bà anh tới được bệnh viện sau rất nhiều khó khăn, nhưng bệnh viện không tiếp nhận điều trị. Sau khi gia đình anh kêu khóc nhờ giúp đỡ, bệnh viện mới đồng ý cho bà của anh nằm tại khoa hạ sốt của bệnh viện, nhưng không chữa cho bà anh. Cả gia đình đành bất lực nhìn bà ngoại anh qua đời lúc 10 giờ tối.
Một cư dân mạng khác chia sẻ, “Ông tôi cũng vậy, hôm kia ông tôi hôn mê. Mọi cuộc điện thoại đều vô vọng. Họ lảng tránh. Sáng hôm qua ông tôi được đưa tới bệnh viện và không qua khỏi”.
Vào ngày 3/1, một tài khoản WeChat đã đăng một bức ảnh chụp màn hình có nội dung chat giữa hai người. Nội dung chat cho thấy một nhà biên kịch nổi tiếng ở Tây An đang dần chết đói ở nhà. Nhà biên kịch cho biết, một cụ bà lên cơn đau tim nhưng y tế không tới giúp nên cụ bà đã chết tại nhà.
Một số cư dân mạng cho rằng, nhà biên kịch này chính là Huang Jianxin, tác giả kịch bản của những bộ phim bom tấn tuyên truyền cho ĐCSTQ như “Năng lượng tích cực” và “Hồ Trường Tân”.
NTDTV cho biết, ngoài những trường hợp nêu trên, còn có rất nhiều những lời kêu cứu với nội dung giống nhau là người thân và bạn bè của họ đang gặp nguy hiểm vì không được các quan chức của ĐCSTQ quan tâm.
NTDVN