duyanh
01-01-2022, 02:18 PM
Độc tài thắng thế, chứng khoán lên ngôi, Covid rình rập
https://s.rfi.fr/media/display/acb679b4-6a52-11ec-9fe8-005056a90284/w:1280/p:16x9/standnews_01.webp (https://s.rfi.fr/media/display/acb679b4-6a52-11ec-9fe8-005056a90284/w:1280/p:16x9/standnews_01.webp)
Tổng biên tập Stand News, ông Lâm Thiệu Đồng (Patrick Lam), thứ 4 từ trái, bị cảnh sát bắt giải đi ngày 29/12/2021. Đây là vụ bố ráp cuối cùng trong năm, dùng luật an ninh Trung Quốc đánh vào vào tự do báo chí Hồng Kông. AP
Trong số báo cuối cùng của năm 2021, các báo Pháp hôm nay 31/12/2021 đều có bài vở tổng kết những sự kiện xảy ra trong năm qua. Le Monde nhận định « 2021 là một năm tốt đẹp cho những nhà độc tài và kém vui cho các nền dân chủ » - đang mệt mỏi với đại dịch chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt.
Năm 2021 bắt đầu với vụ xâm nhập điện Capitol ở Washington ngày 06/01, và kết thúc bằng những tiếng giày đinh rầm rập ở biên giới Nga & Ukraina, cùng với việc Matxcơva đóng cửa Memorial, tổ chức nhân quyền cuối cùng. Nga và Trung Quốc gia tăng áp lực lên các nước láng giềng ; từ Miến Điện cho đến Sudan, hy vọng dân chủ bị quân đội hay các lãnh đạo chuyên quyền dập tắt.
Độc tài và dân chủ, ai sẽ thắng ai ?
Cuộc triệt thoái hỗn loạn ở Afghanistan gây sửng sốt cho các đồng minh – bị đặt trước việc đã rồi, và tác hại nặng nề lên hình ảnh Hoa Kỳ : để cho nước này lại rơi vào tay Taliban 20 năm sau. Joe Biden từng đặt vấn đề « Con cháu chúng ta sẽ làm luận án tiến sĩ về đề tài ai thắng ai, độc tài hay dân chủ ». Nếu chỉ giới hạn trong năm 2021, thì những kẻ chuyên quyền đã thắng.
Mười năm sau nội chiến, Bachar Al Assad vẫn là tổng thống, dù Syria trở nên hoang tàn. Hy vọng chuyển đổi dân chủ ở Ethiopia và Sudan chấm dứt với vụ đảo chính quân sự và nội chiến. Tại Tunisia, vụ « đảo chính bằng Hiến Pháp » của tổng thống Kais Saied gây lo ngại bước ngoặt độc tài. Giới quân nhân thô bạo nắm toàn quyền tại Miến Điện, tổng thống Belarus thẳng tay đàn áp phong trào phản kháng. Phe cứng rắn thắng thế ở Iran, trong khi đó Joe Biden và Emmanuel Macron dịu giọng với Ả Rập Xê Út.
Tại Ấn Độ, thủ tướng Modi và đảng dân tộc chủ nghĩa Ấn giáo của ông gia tăng áp lực lên các tôn giáo khác. Những đám mây xám vần vũ phía trên những nước dân chủ có xu hướng ngả sang dân chủ không tự do như Hungary, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 2021 kết thúc với hai cú đòn của hai chế độ độc tài tự cảm thấy « cờ đã đến tay ». Nga giải thể Memorial, một năm sau khi tống giam Alexei Navalny ; tại Hồng Kông, tờ báo độc lập cuối cùng bị đóng cửa. Trong vòng hai năm, Bắc Kinh đã đè bẹp phong trào phản kháng khởi phát năm 2019 mà phản ứng quốc tế chỉ chừng mực, khiến Tập Cận Bình được thể, lại càng o ép Đài Loan và các láng giềng Biển Đông.
Tiếp tục đối đầu về kinh tế và ý thức hệ với Hoa Kỳ, Tập Cận Bình muốn chứng tỏ rằng chế độ dân chủ không phải là hiệu quả nhất để chống lại đại dịch, đã làm trên 800.000 người chết tại Mỹ - nhưng các chính phủ dân chủ công khai số tử vong trong khi độc tài thì giấu kín - và không bảo đảm dân giàu nước mạnh. Ông ta xuất khẩu ý tưởng này cho các nhà độc tài khác, và như vậy, các sinh viên Trung Quốc không cần một luận án dài dòng để trả lời câu hỏi của ông Joe Biden.
Đòn cuối cùng đánh vào tự do báo chí Hồng Kông
Trong bài « Phát súng ân huệ cho tự do báo chí ở Hồng Kông », Le Figaro nhận định, kiểm duyệt Trung Quốc không hề lơi tay dù chỉ vài tuần nữa đến Thế vận hội Bắc Kinh, ngày 04/02. Cảnh sát Hồng Kông hôm thứ Tư 29/12 đã bắt giữ bảy người liên quan đến trang web thông tin ủng hộ dân chủ Stand News khiến trang này phải đóng cửa. Lý do : « Âm mưu đăng các bài xúi giục nổi dậy », cho rằng những tố cáo đàn áp người biểu tình của Stand News là vu khống.
Ra đời năm 2014 sau ba tháng biểu tình đòi dân chủ của « Cách mạng Dù », Stand News đã tạo được uy tín với độc giả. Kiên cường, nghiêm túc, tờ báo có những phóng sự nóng bỏng về sự đối đầu giữa người đấu tranh và cảnh sát ; nhưng cũng biết rằng lưỡi gươm đang treo trên đầu. Sau khi Apple Daily bị đóng cửa và nhà sáng lập nổi tiếng Lê Trí Anh (Jimmy Lai) bị bắt hồi tháng Sáu, trang này không còn đăng những bài bình luận, thậm chí từ chối cả những độc giả đăng ký mới và quảng cáo.
Cảnh sát trưởng Hồng Kông Lý Quế Hoa (Li Kwai Wah) nói rằng những người bị bắt là tội phạm hình sự, bác bỏ cáo buộc vi phạm tự do báo chí ; nhưng họ đều là những người đấu tranh cho tự do. Trong số đó có Hà Vận Thi (Denise Ho), ngôi sao nhạc pop Hồng Kông mang quốc tịch Canada, là một trong những khuôn mặt nổi bật của « Cách mạng Dù ». Từng bị bắt năm 2014, bị thương hiệu Lancôme bỏ rơi, cô ca sĩ vẫn tham gia các cuộc biểu tình năm 2019 và có thời gian nằm trong Hội đồng quản trị Stand News. Ngoại trưởng Canada Mélanie Joly tuyên bố việc Hà Vận Thi bị bắt là « rất đáng lo ».
Tự do báo chí quý báu của Hồng Kông đang thở những hơi cuối cùng. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken viết sau vụ đánh úp Stand News « Báo chí không phải là nổi dậy », Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) ghi nhận lần đầu tiên Hồng Kông bắt các nhà báo vì bài viết của họ, và Trung Quốc là nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất thế giới. Không ai có thể an toàn với luật an ninh quốc gia mới nếu bị cáo buộc nổi loạn, kể cả người ngoại quốc hành động ở nước ngoài. Một người thạo tin cho biết, giờ đây những ai đến Hồng Kông làm việc đều cẩn thận không mang theo những cuốn sách gây tranh cãi.
Tập Cận Bình làm 10 tỉ phú giàu nhất Trung Quốc bay hơi 80 tỉ đô la
Tại Hoa lục « Trong tầm ngắm của Tập Cận Bình, những người giàu nhất Trung Quốc bị mất đi 80 tỉ đô la », Le Figaro cho biết. Việc chế độ cộng sản siết lại các tập đoàn công nghệ tư nhân khiến túi tiền của các ông chủ tỉ phú bị bốc hơi.
Tài sản của Mã Vân (Jack Ma), người sáng lập Alibaba và chín đồng nghiệp khác - ít được phương Tây biết đến hơn - trong nhóm mười người giàu nhất, đã bị sụt mất 1/4 tức 80 tỉ đô la năm 2021, theo Bloomberg. Trong đó Hoàng Tranh (Colin Hoang), chủ trang thương mại Pinduoduo bị thiệt đến 43 tỉ đô la ; Trình Duy (Cheng Wei), chủ hãng Didi mất 1,7 tỉ đô la vì ứng dụng gọi xe này bị buộc rời thị trường chứng khoán New York. Mã Vân, tỏ ra « biết điều » hơn từ khi chi nhánh Ant Group bị ngưng niêm yết, mất 13 tỉ đô la. Ngoài những thiệt thòi về chứng khoán, các nhà tài phiệt này còn phải « cúng dường » 5 tỉ đô la dưới dạng đóng góp để làm từ thiện - được Tập Cận Bình khuyến khích.
Zero Covid : Tây An thiếu thực phẩm, du khách mắc kẹt tại Cảnh Hồng
Về mặt dịch tễ, chính sách Zero Covid của Trung Quốc gây căng thẳng tại miền tây nam, và khiến dân Tây An bị phong tỏa phải chịu cảnh thiếu thực phẩm. Với trên 1.000 ca Covid kể từ đầu tháng 12, sợ bị Bắc Kinh khiển trách, chính quyền Tây An đột ngột ra lệnh phong tỏa từ ngày 23/12 trong khi chưa kịp chuẩn bị nguồn cung lương thực. Tuy vậy 26 quan chức Tây An cũng bị Ủy ban Thanh tra Kỷ luật trừng phạt.
Người dân phải tự xoay sở để kiếm cái ăn, một thanh niên nói với La Croix anh không còn gạo lẫn mì gói nhưng lại bị cấm ra ngoài. Nhiều người đặt mua qua ứng dụng WeChat và thanh toán với Alipay, hàng hóa được giao ở dưới chân mỗi tòa nhà. Những người già không thạo internet được các láng giềng trẻ hơn giúp đỡ. Hai năm sau khi thành phố Vũ Hán 11 triệu dân bị phong tỏa suốt 76 ngày, nay đến lượt 13 triệu dân Tây An bị cô lập, như một lời cảnh báo nghiêm khắc cho Thế vận hội sắp tới. Không ai đoán trước được dân Tây An sẽ còn bị « quản thúc tại gia » bao lâu.
Đối với du khách, thành phố Cảnh Hồng (Jinghong) thuộc châu tự trị Tây Song Bản Nạp (Xishuangbanna) ở miền tây nam trở thành một chiếc bẫy rập : những chuyến bay tiếp tục hạ cánh, nhưng hành khách không biết rằng họ sẽ không được trở về. Le Monde cho biết từ vài ngày qua, thành phố du lịch này bị phong tỏa, hàng ngàn cư dân và khách du lịch phải xét nghiệm mỗi ngày. Các cơ sở y tế quá tải, nhiều du khách phải kéo vali lang thang trên đường phố chờ đợi. Một hiện tượng hiếm hoi tại Trung Quốc : quá phẫn nộ, có những người đã lớn tiếng phản đối ở nơi công cộng, và hiện nay chữ Tây Song Bản Nạp đã bị kiểm duyệt trên mạng xã hội.
Kinh tế Trung Quốc 2022 sẽ khó khăn chưa từng thấy
Về kinh tế, Les Echos nhận định Trung Quốc đang lo lắng về vô số trở ngại cho xuất khẩu trong năm 2022. Tăng trưởng sẽ chậm lại, giá vận tải tăng lên, vận chuyển hàng không bị rối loạn, chính quyền Bắc Kinh nhìn nhận khó thể xuất khẩu mạnh như năm 2021. Đại dịch Covid đã giúp Trung Quốc thủ lợi nhờ một lượng lớn vật liệu y tế, máy tính, đồ gỗ…bán cho các nước phương Tây bị phong tỏa. Nhưng nay các nước cạnh tranh đã khôi phục sản xuất, tiêu thụ nội địa chững lại, lạm phát, nguyên vật liệu và giá nhân công tăng lên. Trước mắt, chính sách Zero Covid nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn cho kinh tế Trung Quốc.
Điều tra về sợi thủy tinh Trung Quốc « giả dạng » hàng Thổ Nhĩ Kỳ, thuế chống phá giá 16 đến 46% trên nhôm lá và 7 đến 19% với thiết bị điện gió… Liên Hiệp Châu Âu đặc biệt bận rộn trong những ngày cuối năm cho để bảo vệ thương mại, và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục căng thẳng trước Trung Quốc. Theo Thứ trưởng Thương Mại Nhâm Hồng Bân (Ren Hongbin) trong cuộc họp báo hôm 30/12, Trung Quốc sẽ đối mặt với những khó khăn « chưa từng thấy ».
Pháp : Chứng khoán đạt kỷ lục, điện ảnh, xuất bản thắng lớn
Tại Pháp, tin tốt lành cuối năm được hai tờ báo cùng chạy tựa trang nhất « 2021, một năm hưng phấn cho thị trường chứng khoán » theo (Le Figaro), « Thị trường chứng khoán : Một năm của mọi kỷ lục » theo (Les Echos).
Nhờ tăng trưởng quay lại và kết quả hoạt động tốt của các doanh nghiệp, chỉ số CAC 40 tức 40 công ty hàng đầu trên sàn chứng khoán đã vượt tất cả mọi kỷ lục, tăng gần 30% trong một năm qua, một năm đáng phấn khởi nhất kể từ 20 năm qua. Mặc cho những bất định do đại dịch, các nhà phân tích vẫn tỏ ra lạc quan cho năm tới.
Về mặt văn hóa, điện ảnh và văn chương cũng thắng lớn. Le Figaro gọi là một năm « điên khùng » của các rạp xi-nê Pháp. Bị đóng cửa suốt hơn bốn tháng rưỡi vì Covid, vẫn có đến 96 triệu lượt khán giả đến rạp trong năm 2021, tăng 47% so với năm 2020. Mở cửa lại từ ngày 19/05, đến 21/07 sự hào hứng bị ngưng lại vì hộ chiếu dịch tễ, nhưng đến tháng 10, những bộ phim bom tấn đã cứu vãn như Người Nhện, James Bond…về phía Pháp là OSS 117, và những phim truyện cũng được khán giả chiếu cố.
Năm 2021 cũng là năm bùng nổ của sách : La Croix cho biết nhìn chung doanh số bán tăng 21% đối với mọi thể loại. Sách là người bạn đồng hành lý tưởng trong thời kỳ khủng hoảng, và việc Covid « nhốt » người Pháp ở nhà trong một thời gian dài đã cứu vãn lãnh vực xuất bản vốn đang trên đà đi xuống.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/acb679b4-6a52-11ec-9fe8-005056a90284/w:1280/p:16x9/standnews_01.webp (https://s.rfi.fr/media/display/acb679b4-6a52-11ec-9fe8-005056a90284/w:1280/p:16x9/standnews_01.webp)
Tổng biên tập Stand News, ông Lâm Thiệu Đồng (Patrick Lam), thứ 4 từ trái, bị cảnh sát bắt giải đi ngày 29/12/2021. Đây là vụ bố ráp cuối cùng trong năm, dùng luật an ninh Trung Quốc đánh vào vào tự do báo chí Hồng Kông. AP
Trong số báo cuối cùng của năm 2021, các báo Pháp hôm nay 31/12/2021 đều có bài vở tổng kết những sự kiện xảy ra trong năm qua. Le Monde nhận định « 2021 là một năm tốt đẹp cho những nhà độc tài và kém vui cho các nền dân chủ » - đang mệt mỏi với đại dịch chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt.
Năm 2021 bắt đầu với vụ xâm nhập điện Capitol ở Washington ngày 06/01, và kết thúc bằng những tiếng giày đinh rầm rập ở biên giới Nga & Ukraina, cùng với việc Matxcơva đóng cửa Memorial, tổ chức nhân quyền cuối cùng. Nga và Trung Quốc gia tăng áp lực lên các nước láng giềng ; từ Miến Điện cho đến Sudan, hy vọng dân chủ bị quân đội hay các lãnh đạo chuyên quyền dập tắt.
Độc tài và dân chủ, ai sẽ thắng ai ?
Cuộc triệt thoái hỗn loạn ở Afghanistan gây sửng sốt cho các đồng minh – bị đặt trước việc đã rồi, và tác hại nặng nề lên hình ảnh Hoa Kỳ : để cho nước này lại rơi vào tay Taliban 20 năm sau. Joe Biden từng đặt vấn đề « Con cháu chúng ta sẽ làm luận án tiến sĩ về đề tài ai thắng ai, độc tài hay dân chủ ». Nếu chỉ giới hạn trong năm 2021, thì những kẻ chuyên quyền đã thắng.
Mười năm sau nội chiến, Bachar Al Assad vẫn là tổng thống, dù Syria trở nên hoang tàn. Hy vọng chuyển đổi dân chủ ở Ethiopia và Sudan chấm dứt với vụ đảo chính quân sự và nội chiến. Tại Tunisia, vụ « đảo chính bằng Hiến Pháp » của tổng thống Kais Saied gây lo ngại bước ngoặt độc tài. Giới quân nhân thô bạo nắm toàn quyền tại Miến Điện, tổng thống Belarus thẳng tay đàn áp phong trào phản kháng. Phe cứng rắn thắng thế ở Iran, trong khi đó Joe Biden và Emmanuel Macron dịu giọng với Ả Rập Xê Út.
Tại Ấn Độ, thủ tướng Modi và đảng dân tộc chủ nghĩa Ấn giáo của ông gia tăng áp lực lên các tôn giáo khác. Những đám mây xám vần vũ phía trên những nước dân chủ có xu hướng ngả sang dân chủ không tự do như Hungary, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 2021 kết thúc với hai cú đòn của hai chế độ độc tài tự cảm thấy « cờ đã đến tay ». Nga giải thể Memorial, một năm sau khi tống giam Alexei Navalny ; tại Hồng Kông, tờ báo độc lập cuối cùng bị đóng cửa. Trong vòng hai năm, Bắc Kinh đã đè bẹp phong trào phản kháng khởi phát năm 2019 mà phản ứng quốc tế chỉ chừng mực, khiến Tập Cận Bình được thể, lại càng o ép Đài Loan và các láng giềng Biển Đông.
Tiếp tục đối đầu về kinh tế và ý thức hệ với Hoa Kỳ, Tập Cận Bình muốn chứng tỏ rằng chế độ dân chủ không phải là hiệu quả nhất để chống lại đại dịch, đã làm trên 800.000 người chết tại Mỹ - nhưng các chính phủ dân chủ công khai số tử vong trong khi độc tài thì giấu kín - và không bảo đảm dân giàu nước mạnh. Ông ta xuất khẩu ý tưởng này cho các nhà độc tài khác, và như vậy, các sinh viên Trung Quốc không cần một luận án dài dòng để trả lời câu hỏi của ông Joe Biden.
Đòn cuối cùng đánh vào tự do báo chí Hồng Kông
Trong bài « Phát súng ân huệ cho tự do báo chí ở Hồng Kông », Le Figaro nhận định, kiểm duyệt Trung Quốc không hề lơi tay dù chỉ vài tuần nữa đến Thế vận hội Bắc Kinh, ngày 04/02. Cảnh sát Hồng Kông hôm thứ Tư 29/12 đã bắt giữ bảy người liên quan đến trang web thông tin ủng hộ dân chủ Stand News khiến trang này phải đóng cửa. Lý do : « Âm mưu đăng các bài xúi giục nổi dậy », cho rằng những tố cáo đàn áp người biểu tình của Stand News là vu khống.
Ra đời năm 2014 sau ba tháng biểu tình đòi dân chủ của « Cách mạng Dù », Stand News đã tạo được uy tín với độc giả. Kiên cường, nghiêm túc, tờ báo có những phóng sự nóng bỏng về sự đối đầu giữa người đấu tranh và cảnh sát ; nhưng cũng biết rằng lưỡi gươm đang treo trên đầu. Sau khi Apple Daily bị đóng cửa và nhà sáng lập nổi tiếng Lê Trí Anh (Jimmy Lai) bị bắt hồi tháng Sáu, trang này không còn đăng những bài bình luận, thậm chí từ chối cả những độc giả đăng ký mới và quảng cáo.
Cảnh sát trưởng Hồng Kông Lý Quế Hoa (Li Kwai Wah) nói rằng những người bị bắt là tội phạm hình sự, bác bỏ cáo buộc vi phạm tự do báo chí ; nhưng họ đều là những người đấu tranh cho tự do. Trong số đó có Hà Vận Thi (Denise Ho), ngôi sao nhạc pop Hồng Kông mang quốc tịch Canada, là một trong những khuôn mặt nổi bật của « Cách mạng Dù ». Từng bị bắt năm 2014, bị thương hiệu Lancôme bỏ rơi, cô ca sĩ vẫn tham gia các cuộc biểu tình năm 2019 và có thời gian nằm trong Hội đồng quản trị Stand News. Ngoại trưởng Canada Mélanie Joly tuyên bố việc Hà Vận Thi bị bắt là « rất đáng lo ».
Tự do báo chí quý báu của Hồng Kông đang thở những hơi cuối cùng. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken viết sau vụ đánh úp Stand News « Báo chí không phải là nổi dậy », Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) ghi nhận lần đầu tiên Hồng Kông bắt các nhà báo vì bài viết của họ, và Trung Quốc là nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất thế giới. Không ai có thể an toàn với luật an ninh quốc gia mới nếu bị cáo buộc nổi loạn, kể cả người ngoại quốc hành động ở nước ngoài. Một người thạo tin cho biết, giờ đây những ai đến Hồng Kông làm việc đều cẩn thận không mang theo những cuốn sách gây tranh cãi.
Tập Cận Bình làm 10 tỉ phú giàu nhất Trung Quốc bay hơi 80 tỉ đô la
Tại Hoa lục « Trong tầm ngắm của Tập Cận Bình, những người giàu nhất Trung Quốc bị mất đi 80 tỉ đô la », Le Figaro cho biết. Việc chế độ cộng sản siết lại các tập đoàn công nghệ tư nhân khiến túi tiền của các ông chủ tỉ phú bị bốc hơi.
Tài sản của Mã Vân (Jack Ma), người sáng lập Alibaba và chín đồng nghiệp khác - ít được phương Tây biết đến hơn - trong nhóm mười người giàu nhất, đã bị sụt mất 1/4 tức 80 tỉ đô la năm 2021, theo Bloomberg. Trong đó Hoàng Tranh (Colin Hoang), chủ trang thương mại Pinduoduo bị thiệt đến 43 tỉ đô la ; Trình Duy (Cheng Wei), chủ hãng Didi mất 1,7 tỉ đô la vì ứng dụng gọi xe này bị buộc rời thị trường chứng khoán New York. Mã Vân, tỏ ra « biết điều » hơn từ khi chi nhánh Ant Group bị ngưng niêm yết, mất 13 tỉ đô la. Ngoài những thiệt thòi về chứng khoán, các nhà tài phiệt này còn phải « cúng dường » 5 tỉ đô la dưới dạng đóng góp để làm từ thiện - được Tập Cận Bình khuyến khích.
Zero Covid : Tây An thiếu thực phẩm, du khách mắc kẹt tại Cảnh Hồng
Về mặt dịch tễ, chính sách Zero Covid của Trung Quốc gây căng thẳng tại miền tây nam, và khiến dân Tây An bị phong tỏa phải chịu cảnh thiếu thực phẩm. Với trên 1.000 ca Covid kể từ đầu tháng 12, sợ bị Bắc Kinh khiển trách, chính quyền Tây An đột ngột ra lệnh phong tỏa từ ngày 23/12 trong khi chưa kịp chuẩn bị nguồn cung lương thực. Tuy vậy 26 quan chức Tây An cũng bị Ủy ban Thanh tra Kỷ luật trừng phạt.
Người dân phải tự xoay sở để kiếm cái ăn, một thanh niên nói với La Croix anh không còn gạo lẫn mì gói nhưng lại bị cấm ra ngoài. Nhiều người đặt mua qua ứng dụng WeChat và thanh toán với Alipay, hàng hóa được giao ở dưới chân mỗi tòa nhà. Những người già không thạo internet được các láng giềng trẻ hơn giúp đỡ. Hai năm sau khi thành phố Vũ Hán 11 triệu dân bị phong tỏa suốt 76 ngày, nay đến lượt 13 triệu dân Tây An bị cô lập, như một lời cảnh báo nghiêm khắc cho Thế vận hội sắp tới. Không ai đoán trước được dân Tây An sẽ còn bị « quản thúc tại gia » bao lâu.
Đối với du khách, thành phố Cảnh Hồng (Jinghong) thuộc châu tự trị Tây Song Bản Nạp (Xishuangbanna) ở miền tây nam trở thành một chiếc bẫy rập : những chuyến bay tiếp tục hạ cánh, nhưng hành khách không biết rằng họ sẽ không được trở về. Le Monde cho biết từ vài ngày qua, thành phố du lịch này bị phong tỏa, hàng ngàn cư dân và khách du lịch phải xét nghiệm mỗi ngày. Các cơ sở y tế quá tải, nhiều du khách phải kéo vali lang thang trên đường phố chờ đợi. Một hiện tượng hiếm hoi tại Trung Quốc : quá phẫn nộ, có những người đã lớn tiếng phản đối ở nơi công cộng, và hiện nay chữ Tây Song Bản Nạp đã bị kiểm duyệt trên mạng xã hội.
Kinh tế Trung Quốc 2022 sẽ khó khăn chưa từng thấy
Về kinh tế, Les Echos nhận định Trung Quốc đang lo lắng về vô số trở ngại cho xuất khẩu trong năm 2022. Tăng trưởng sẽ chậm lại, giá vận tải tăng lên, vận chuyển hàng không bị rối loạn, chính quyền Bắc Kinh nhìn nhận khó thể xuất khẩu mạnh như năm 2021. Đại dịch Covid đã giúp Trung Quốc thủ lợi nhờ một lượng lớn vật liệu y tế, máy tính, đồ gỗ…bán cho các nước phương Tây bị phong tỏa. Nhưng nay các nước cạnh tranh đã khôi phục sản xuất, tiêu thụ nội địa chững lại, lạm phát, nguyên vật liệu và giá nhân công tăng lên. Trước mắt, chính sách Zero Covid nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn cho kinh tế Trung Quốc.
Điều tra về sợi thủy tinh Trung Quốc « giả dạng » hàng Thổ Nhĩ Kỳ, thuế chống phá giá 16 đến 46% trên nhôm lá và 7 đến 19% với thiết bị điện gió… Liên Hiệp Châu Âu đặc biệt bận rộn trong những ngày cuối năm cho để bảo vệ thương mại, và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục căng thẳng trước Trung Quốc. Theo Thứ trưởng Thương Mại Nhâm Hồng Bân (Ren Hongbin) trong cuộc họp báo hôm 30/12, Trung Quốc sẽ đối mặt với những khó khăn « chưa từng thấy ».
Pháp : Chứng khoán đạt kỷ lục, điện ảnh, xuất bản thắng lớn
Tại Pháp, tin tốt lành cuối năm được hai tờ báo cùng chạy tựa trang nhất « 2021, một năm hưng phấn cho thị trường chứng khoán » theo (Le Figaro), « Thị trường chứng khoán : Một năm của mọi kỷ lục » theo (Les Echos).
Nhờ tăng trưởng quay lại và kết quả hoạt động tốt của các doanh nghiệp, chỉ số CAC 40 tức 40 công ty hàng đầu trên sàn chứng khoán đã vượt tất cả mọi kỷ lục, tăng gần 30% trong một năm qua, một năm đáng phấn khởi nhất kể từ 20 năm qua. Mặc cho những bất định do đại dịch, các nhà phân tích vẫn tỏ ra lạc quan cho năm tới.
Về mặt văn hóa, điện ảnh và văn chương cũng thắng lớn. Le Figaro gọi là một năm « điên khùng » của các rạp xi-nê Pháp. Bị đóng cửa suốt hơn bốn tháng rưỡi vì Covid, vẫn có đến 96 triệu lượt khán giả đến rạp trong năm 2021, tăng 47% so với năm 2020. Mở cửa lại từ ngày 19/05, đến 21/07 sự hào hứng bị ngưng lại vì hộ chiếu dịch tễ, nhưng đến tháng 10, những bộ phim bom tấn đã cứu vãn như Người Nhện, James Bond…về phía Pháp là OSS 117, và những phim truyện cũng được khán giả chiếu cố.
Năm 2021 cũng là năm bùng nổ của sách : La Croix cho biết nhìn chung doanh số bán tăng 21% đối với mọi thể loại. Sách là người bạn đồng hành lý tưởng trong thời kỳ khủng hoảng, và việc Covid « nhốt » người Pháp ở nhà trong một thời gian dài đã cứu vãn lãnh vực xuất bản vốn đang trên đà đi xuống.
RFI