duyanh
12-16-2021, 01:33 PM
Cuốn sách mới: Các tổ chức khoa học và chính phủ cố tình che đậy nguồn gốc đại dịch Covid-19
https://img.ntdvn.net/2021/12/ntdvn_p4-worker-wuhan-lab-1200x800-1200x800-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2021/12/ntdvn_p4-worker-wuhan-lab-1200x800-1200x800-1.jpeg)
Nhân viên làm việc bên trong phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 23/2/2017. (Ảnh: Johannes Eisele / AFP qua Getty Images)
Rò rỉ từ phòng thí nghiệm? Vũ khí sinh học? Bắt nguồn từ chợ hải sản? Hai năm sau khi một loại virus corona mới được báo cáo lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, thế giới vẫn còn biết rất ít về nguồn gốc của loại virus được đặt tên khoa học là SARS-CoV-2 này. Nó đến từ đâu và lần đầu tiên nó đã lây nhiễm cho con người như thế nào, là những câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp chính xác.
“Viral”, một cuốn sách mới do nhà xuất bản Harper Collins phát hành, nghiên cứu về nguồn gốc của đại dịch này và những điều chưa được biết đến liên quan đến nó. Nhà khoa học Alina Chan của Viện Broad của MIT và Harvard, và ông Matt Ridley, nhà động vật học và cũng là cây bút khoa học, đã tìm ra 3 khả năng, bao gồm cả sự phát tán tình cờ virus từ Viện Virus học Vũ Hán.
Các tác giả đã trình bày những phát hiện của họ tại một cuộc thảo luận trực tuyến gần đây với ông John Walters, Chủ tịch Viện Hudson, một cơ quan nghiên cứu hàng đầu có trụ sở tại Washington.
Điểm nổi bật của cuốn sách là một bản cáo trạng đối với các tổ chức y tế và khoa học toàn cầu, và câu chuyện về sự thất bại sau 2 năm điều tra nguồn gốc chính xác của virus.
Liệu virus corona có nguồn gốc từ tự nhiên?
Một trong những giả thuyết đầu tiên được đưa ra trên các phương tiện thông tin đại chúng là loại virus này bắt nguồn từ các loài động vật ở Vũ Hán. Theo bà Chan, không có nhiều bằng chứng để chứng minh cho ý tưởng này. Bà Chan nói: “Họ đã dành một năm rưỡi để tìm kiếm nguồn động vật chứa virus này, và họ không tìm thấy gì cả”.
Theo bà Chan, các nhà chức trách Trung Quốc đã mất hàng tháng trời để phân tích mô động vật, mẫu máu người và theo dõi các ca nhiễm. Bà Chan cho biết: “Mặc dầu vậy, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa chứng minh được virus có nguồn gốc từ động vật”.
Thay vì giả định virus có nguồn gốc từ tự nhiên hiện chưa được chứng minh, bà Chan nói rằng, các nhà khoa học nên tập trung vào những gì đã diễn ra tại phòng thí nghiệm Vũ Hán. Nghiên cứu của bà đã phát hiện ra các tài liệu "cho thấy việc thu thập và sử dụng virus khá rộng rãi tại Viện virus học Vũ Hán".
https://img.ntdvn.net/2021/11/ntdvn_wiv.jpg
Phòng thí nghiệm P4, được chỉ định là mức độ an toàn sinh học 4, mức độ an toàn sinh học cao nhất, tại Viện virus học Vũ Hán ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 17/4/2020. (Ảnh: Hector Retamal/AFP qua Getty Images)
Bà Chan nói rằng “Viện Virus học Vũ Hán là nơi thu thập hàng chục nghìn mầm bệnh nguy cơ cao từ động vật và con người. Họ tiến hành các thí nghiệm biến đổi gen đối với những virus này. Thế nhưng, bằng cách nào đó, tất cả những hoạt động này lại không dẫn đến sự xuất hiện của SARS-CoV-2”.
Thiếu dữ liệu từ Vũ Hán
Để nhấn mạnh mối liên hệ có thể có giữa các hoạt động của phòng thí nghiệm Vũ Hán và sự bùng phát của virus, bà Chan đưa ra một so sánh hài hước: “Hãy nói rằng chúng ta đã tìm thấy trong một tài liệu từ đầu năm 2018, nơi phòng thí nghiệm Vũ Hán đề xuất gắn sừng lên một con ngựa. Rồi cuối năm 2019, bằng cách nào đó, một con kỳ lân đột nhiên xuất hiện ở thành phố đó”.
Mặc dù có suy luận logic như vậy, nhưng bằng chứng được trình bày trong cuốn sách “Viral” chủ yếu được lấy từ các tài liệu nghiên cứu, báo cáo trên phương tiện truyền thông và các tài liệu công khai; nhưng không có bằng chứng trực tiếp nào từ Viện virus học Vũ Hán. Lý do: phòng thí nghiệm Vũ Hán đã để tất cả dữ liệu của họ ở trạng thái ngoại tuyến vào ngày 12/9/2019 — ba tháng trước khi các ca nhiễm đầu tiên được báo cáo.
Vào tháng 12/2020, bà Shi Zhengli, giám đốc Trung tâm các bệnh truyền nhiễm mới nổi thuộc Viện virus học Vũ Hán, nói với BBC rằng cơ sở dữ liệu của phòng thí nghiệm Vũ Hán đã bị xóa khỏi Internet do bị nhiều lần bị tấn công trên mạng.
Đồng tác giả của cuốn sách Ridley giải thích tầm quan trọng của dữ liệu ẩn này: “Ở Vũ Hán tồn tại một cơ sở dữ liệu gồm 22.000 mẫu, mẫu xét nghiệm và trình tự gen. Cơ sở dữ liệu đó được lưu trữ ngoại tuyến ngay trước khi đại dịch bắt đầu. Nó chưa bao giờ được đưa trở lại trực tuyến. Vì vậy, chúng tôi không biết có gì trong đó. Nó có thể cho chúng ta biết rất nhiều về loại virus đang được nghiên cứu tại viện của họ.
Ông nói, việc cố ý triệt tiêu dữ liệu khoa học, vài tháng trước khi đại dịch bắt đầu, là một trong những bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy sự tham gia của phòng thí nghiệm Vũ Hán trong việc “phát hành” SARS-CoV-2, ông nói.
Ông Ridley cũng chia sẻ: Thật kỳ lạ là người ta đã phát triển một cơ sở dữ liệu [virus] lớn như là một phần của nỗ lực ngăn chặn đại dịch nhưng sau đó lại không công bố dữ liệu khi đại dịch xảy ra”.
Ngay từ ngày 18/3/2020, các biên tập viên của tờ The Epoch Times, những người đã chỉ ra rằng phòng thí nghiệm Vũ Hán có thể là nguồn virus Vũ Hán, cho biết “có thể hiểu được mối lo ngại đối với các hoạt động của Viện virus học Vũ Hán, phòng thí nghiệm P4 đầu tiên của Trung Quốc, nơi nghiên cứu các mầm bệnh dễ lây truyền có thể gây bệnh chết người. Khi các báo cáo chính thức về nguồn gốc của virus đã bị bác bỏ, các câu hỏi đã được đặt ra là việc liệu virus Vũ Hán có bị rò rỉ từ Viện này hay không”.
Các tác giả của cuốn sách "Viral" đã khám phá khả năng này một cách chi tiết và kết luận rằng khả năng phòng thí nghiệm Vũ Hán là nơi phát tán virus là cao nhất.
Sự thất bại của cộng đồng Khoa học
Một phần ẩn đố lớn khác được các tác giả của cuốn sách khám phá đó là sự thiếu quan tâm đáng ngạc nhiên của cộng đồng khoa học và y tế thế giới đối với nguồn gốc của virus.
Theo ông Ridley, các tổ chức khoa học và y tế thế giới đã thất bại trong việc bảo vệ và cung cấp thông tin cho người dân. “Công bằng mà nói họ đã khiến người dân thất vọng.” Ông nói thêm “Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành điều tra trong một thời gian rất dài nhưng thực sự khá là hời hợt và kết quả đưa ra thì nghèo nàn”.
https://img.ntdvn.net/2021/12/ntdvn_screen-shot-2021-12-16-at-62809-pm.jpg
Các kỹ thuật viên đeo thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) để làm các thí nghiệm liên quan đến virus corona tại phòng thí nghiệm Fire Eye ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, ngày 4/8/2021. (Ảnh: STR / AFP qua Getty Images)
Ông Ridley nói rằng người Mỹ cũng không khá hơn trong việc này.
“Chính quyền Mỹ đã không sẵn sàng với thông tin mà nó cần có-bởi vì nó đã tài trợ cho nghiên cứu trong lĩnh vực này.
“Và các tổ chức nghiên cứu đã không minh bạch như họ vốn cần phải như vậy— các ấn phẩm của họ từ đầu đã sớm loại bỏ giả thuyết [virus có nguồn gốc từ trong phòng thí nghiệm] với mục đích ưu tiên chính trị”.
Ngay cả báo chí thế giới cũng thất bại trong nhiệm vụ điều tra và đưa tin. Ông Ridley cho biết: “Các phương tiện truyền thông dòng chính đã tỏ ra ít tò mò một cách đáng ngạc nhiên” về nguồn gốc của virus. Các nền tảng mạng xã hội “thậm chí còn cấm các cuộc trò chuyện về các giả thuyết. Facebook khiến mọi người không thể thảo luận về sự cố rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Vì vậy, ở tất cả các cấp độ, đã có sự thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình một cách đáng ngạc nhiên”.
Trong bối cảnh còn thiếu các điều tra khoa học và thông tin từ phía báo chí, các nhà khoa học độc lập, các blogger và những cây viết như bà Chan và ông Ridley đã cố gắng ghép các phần của câu chuyện lại với nhau.
Ông Ridley nói: “Toàn bộ câu chuyện phụ thuộc rất nhiều vào một vài cá nhân cực kỳ dũng cảm và kiên trì. “Các nhà phân tích nguồn thông tin mở đã tìm hiểu các nguồn thông tin khó tìm và kết hợp các thông tin có giá trị lớn lại với nhau. Đó là một trường hợp khá thú vị về khoa học công dân".
Trong số các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc của đại dịch, bà Chan nổi bật vì sự kiên trì đối mặt với các cuộc tấn công liên tục từ các nhà khoa học khác. Mặc dù chưa bao giờ cho rằng virus được tạo ra hoặc phát tán với mục đích gây hại, bà Chan đã phải đối mặt với những lời chỉ trích, chế giễu và thậm chí là cáo buộc phân biệt chủng tộc kể từ khi cô bắt đầu điều tra giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm.
“Việc tìm kiếm nguồn gốc của virus này đã bị thui chột khá sớm vào năm 2020,” bà nói. “Việc đặt câu hỏi này bị coi là một hình thức phân biệt chủng tộc. Ngay cả các nhà khoa học khác cũng gọi tôi là phản khoa học, phân biệt chủng tộc hoặc phản bội chủng tộc".
“Điều này thực sự nói lên vấn đề về lòng tin của công chúng đối với khoa học,” bà nói, “và sự tin tưởng đó có thể gặp nguy hiểm như thế nào khi các nhà khoa học liên tục bị phát hiện là giữ kín thông tin hoặc cân nhắc trong việc quyết định đưa ra thông tin gì cho công chúng”.
Ông David Asher, một thành viên cấp cao của Viện Hudson, nhận xét: “Đối với tôi, cuốn sách thực sự giống như một bản cáo trạng - không chỉ đối với chính phủ Trung Quốc, mà là một loại cáo trạng toàn cầu về cách chúng ta xóa bằng chứng, che đậy số lượng đáng kinh ngạc thông tin. Tôi hầu như không thể giải thích được lý do tại sao".
Ông Asher nói, đại dịch “thực sự là thảm họa lớn nhất ập đến đất nước chúng ta và thế giới kể từ Thế chiến thứ hai. Các lệnh hạn chế đã gây thiệt hại khoảng 20% GDP, nhiều hơn những gì chúng ta đã mất trong toàn bộ cuộc Đại suy thoái".
“Vậy câu hỏi đặt ra là: điều gì đang xảy ra với các cơ quan y tế quốc gia của chúng ta, và tại sao họ lại hành động như vậy?”
Thùy Minh
Theo The Epoch Times
https://img.ntdvn.net/2021/12/ntdvn_p4-worker-wuhan-lab-1200x800-1200x800-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2021/12/ntdvn_p4-worker-wuhan-lab-1200x800-1200x800-1.jpeg)
Nhân viên làm việc bên trong phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 23/2/2017. (Ảnh: Johannes Eisele / AFP qua Getty Images)
Rò rỉ từ phòng thí nghiệm? Vũ khí sinh học? Bắt nguồn từ chợ hải sản? Hai năm sau khi một loại virus corona mới được báo cáo lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, thế giới vẫn còn biết rất ít về nguồn gốc của loại virus được đặt tên khoa học là SARS-CoV-2 này. Nó đến từ đâu và lần đầu tiên nó đã lây nhiễm cho con người như thế nào, là những câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp chính xác.
“Viral”, một cuốn sách mới do nhà xuất bản Harper Collins phát hành, nghiên cứu về nguồn gốc của đại dịch này và những điều chưa được biết đến liên quan đến nó. Nhà khoa học Alina Chan của Viện Broad của MIT và Harvard, và ông Matt Ridley, nhà động vật học và cũng là cây bút khoa học, đã tìm ra 3 khả năng, bao gồm cả sự phát tán tình cờ virus từ Viện Virus học Vũ Hán.
Các tác giả đã trình bày những phát hiện của họ tại một cuộc thảo luận trực tuyến gần đây với ông John Walters, Chủ tịch Viện Hudson, một cơ quan nghiên cứu hàng đầu có trụ sở tại Washington.
Điểm nổi bật của cuốn sách là một bản cáo trạng đối với các tổ chức y tế và khoa học toàn cầu, và câu chuyện về sự thất bại sau 2 năm điều tra nguồn gốc chính xác của virus.
Liệu virus corona có nguồn gốc từ tự nhiên?
Một trong những giả thuyết đầu tiên được đưa ra trên các phương tiện thông tin đại chúng là loại virus này bắt nguồn từ các loài động vật ở Vũ Hán. Theo bà Chan, không có nhiều bằng chứng để chứng minh cho ý tưởng này. Bà Chan nói: “Họ đã dành một năm rưỡi để tìm kiếm nguồn động vật chứa virus này, và họ không tìm thấy gì cả”.
Theo bà Chan, các nhà chức trách Trung Quốc đã mất hàng tháng trời để phân tích mô động vật, mẫu máu người và theo dõi các ca nhiễm. Bà Chan cho biết: “Mặc dầu vậy, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa chứng minh được virus có nguồn gốc từ động vật”.
Thay vì giả định virus có nguồn gốc từ tự nhiên hiện chưa được chứng minh, bà Chan nói rằng, các nhà khoa học nên tập trung vào những gì đã diễn ra tại phòng thí nghiệm Vũ Hán. Nghiên cứu của bà đã phát hiện ra các tài liệu "cho thấy việc thu thập và sử dụng virus khá rộng rãi tại Viện virus học Vũ Hán".
https://img.ntdvn.net/2021/11/ntdvn_wiv.jpg
Phòng thí nghiệm P4, được chỉ định là mức độ an toàn sinh học 4, mức độ an toàn sinh học cao nhất, tại Viện virus học Vũ Hán ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 17/4/2020. (Ảnh: Hector Retamal/AFP qua Getty Images)
Bà Chan nói rằng “Viện Virus học Vũ Hán là nơi thu thập hàng chục nghìn mầm bệnh nguy cơ cao từ động vật và con người. Họ tiến hành các thí nghiệm biến đổi gen đối với những virus này. Thế nhưng, bằng cách nào đó, tất cả những hoạt động này lại không dẫn đến sự xuất hiện của SARS-CoV-2”.
Thiếu dữ liệu từ Vũ Hán
Để nhấn mạnh mối liên hệ có thể có giữa các hoạt động của phòng thí nghiệm Vũ Hán và sự bùng phát của virus, bà Chan đưa ra một so sánh hài hước: “Hãy nói rằng chúng ta đã tìm thấy trong một tài liệu từ đầu năm 2018, nơi phòng thí nghiệm Vũ Hán đề xuất gắn sừng lên một con ngựa. Rồi cuối năm 2019, bằng cách nào đó, một con kỳ lân đột nhiên xuất hiện ở thành phố đó”.
Mặc dù có suy luận logic như vậy, nhưng bằng chứng được trình bày trong cuốn sách “Viral” chủ yếu được lấy từ các tài liệu nghiên cứu, báo cáo trên phương tiện truyền thông và các tài liệu công khai; nhưng không có bằng chứng trực tiếp nào từ Viện virus học Vũ Hán. Lý do: phòng thí nghiệm Vũ Hán đã để tất cả dữ liệu của họ ở trạng thái ngoại tuyến vào ngày 12/9/2019 — ba tháng trước khi các ca nhiễm đầu tiên được báo cáo.
Vào tháng 12/2020, bà Shi Zhengli, giám đốc Trung tâm các bệnh truyền nhiễm mới nổi thuộc Viện virus học Vũ Hán, nói với BBC rằng cơ sở dữ liệu của phòng thí nghiệm Vũ Hán đã bị xóa khỏi Internet do bị nhiều lần bị tấn công trên mạng.
Đồng tác giả của cuốn sách Ridley giải thích tầm quan trọng của dữ liệu ẩn này: “Ở Vũ Hán tồn tại một cơ sở dữ liệu gồm 22.000 mẫu, mẫu xét nghiệm và trình tự gen. Cơ sở dữ liệu đó được lưu trữ ngoại tuyến ngay trước khi đại dịch bắt đầu. Nó chưa bao giờ được đưa trở lại trực tuyến. Vì vậy, chúng tôi không biết có gì trong đó. Nó có thể cho chúng ta biết rất nhiều về loại virus đang được nghiên cứu tại viện của họ.
Ông nói, việc cố ý triệt tiêu dữ liệu khoa học, vài tháng trước khi đại dịch bắt đầu, là một trong những bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy sự tham gia của phòng thí nghiệm Vũ Hán trong việc “phát hành” SARS-CoV-2, ông nói.
Ông Ridley cũng chia sẻ: Thật kỳ lạ là người ta đã phát triển một cơ sở dữ liệu [virus] lớn như là một phần của nỗ lực ngăn chặn đại dịch nhưng sau đó lại không công bố dữ liệu khi đại dịch xảy ra”.
Ngay từ ngày 18/3/2020, các biên tập viên của tờ The Epoch Times, những người đã chỉ ra rằng phòng thí nghiệm Vũ Hán có thể là nguồn virus Vũ Hán, cho biết “có thể hiểu được mối lo ngại đối với các hoạt động của Viện virus học Vũ Hán, phòng thí nghiệm P4 đầu tiên của Trung Quốc, nơi nghiên cứu các mầm bệnh dễ lây truyền có thể gây bệnh chết người. Khi các báo cáo chính thức về nguồn gốc của virus đã bị bác bỏ, các câu hỏi đã được đặt ra là việc liệu virus Vũ Hán có bị rò rỉ từ Viện này hay không”.
Các tác giả của cuốn sách "Viral" đã khám phá khả năng này một cách chi tiết và kết luận rằng khả năng phòng thí nghiệm Vũ Hán là nơi phát tán virus là cao nhất.
Sự thất bại của cộng đồng Khoa học
Một phần ẩn đố lớn khác được các tác giả của cuốn sách khám phá đó là sự thiếu quan tâm đáng ngạc nhiên của cộng đồng khoa học và y tế thế giới đối với nguồn gốc của virus.
Theo ông Ridley, các tổ chức khoa học và y tế thế giới đã thất bại trong việc bảo vệ và cung cấp thông tin cho người dân. “Công bằng mà nói họ đã khiến người dân thất vọng.” Ông nói thêm “Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành điều tra trong một thời gian rất dài nhưng thực sự khá là hời hợt và kết quả đưa ra thì nghèo nàn”.
https://img.ntdvn.net/2021/12/ntdvn_screen-shot-2021-12-16-at-62809-pm.jpg
Các kỹ thuật viên đeo thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) để làm các thí nghiệm liên quan đến virus corona tại phòng thí nghiệm Fire Eye ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, ngày 4/8/2021. (Ảnh: STR / AFP qua Getty Images)
Ông Ridley nói rằng người Mỹ cũng không khá hơn trong việc này.
“Chính quyền Mỹ đã không sẵn sàng với thông tin mà nó cần có-bởi vì nó đã tài trợ cho nghiên cứu trong lĩnh vực này.
“Và các tổ chức nghiên cứu đã không minh bạch như họ vốn cần phải như vậy— các ấn phẩm của họ từ đầu đã sớm loại bỏ giả thuyết [virus có nguồn gốc từ trong phòng thí nghiệm] với mục đích ưu tiên chính trị”.
Ngay cả báo chí thế giới cũng thất bại trong nhiệm vụ điều tra và đưa tin. Ông Ridley cho biết: “Các phương tiện truyền thông dòng chính đã tỏ ra ít tò mò một cách đáng ngạc nhiên” về nguồn gốc của virus. Các nền tảng mạng xã hội “thậm chí còn cấm các cuộc trò chuyện về các giả thuyết. Facebook khiến mọi người không thể thảo luận về sự cố rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Vì vậy, ở tất cả các cấp độ, đã có sự thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình một cách đáng ngạc nhiên”.
Trong bối cảnh còn thiếu các điều tra khoa học và thông tin từ phía báo chí, các nhà khoa học độc lập, các blogger và những cây viết như bà Chan và ông Ridley đã cố gắng ghép các phần của câu chuyện lại với nhau.
Ông Ridley nói: “Toàn bộ câu chuyện phụ thuộc rất nhiều vào một vài cá nhân cực kỳ dũng cảm và kiên trì. “Các nhà phân tích nguồn thông tin mở đã tìm hiểu các nguồn thông tin khó tìm và kết hợp các thông tin có giá trị lớn lại với nhau. Đó là một trường hợp khá thú vị về khoa học công dân".
Trong số các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc của đại dịch, bà Chan nổi bật vì sự kiên trì đối mặt với các cuộc tấn công liên tục từ các nhà khoa học khác. Mặc dù chưa bao giờ cho rằng virus được tạo ra hoặc phát tán với mục đích gây hại, bà Chan đã phải đối mặt với những lời chỉ trích, chế giễu và thậm chí là cáo buộc phân biệt chủng tộc kể từ khi cô bắt đầu điều tra giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm.
“Việc tìm kiếm nguồn gốc của virus này đã bị thui chột khá sớm vào năm 2020,” bà nói. “Việc đặt câu hỏi này bị coi là một hình thức phân biệt chủng tộc. Ngay cả các nhà khoa học khác cũng gọi tôi là phản khoa học, phân biệt chủng tộc hoặc phản bội chủng tộc".
“Điều này thực sự nói lên vấn đề về lòng tin của công chúng đối với khoa học,” bà nói, “và sự tin tưởng đó có thể gặp nguy hiểm như thế nào khi các nhà khoa học liên tục bị phát hiện là giữ kín thông tin hoặc cân nhắc trong việc quyết định đưa ra thông tin gì cho công chúng”.
Ông David Asher, một thành viên cấp cao của Viện Hudson, nhận xét: “Đối với tôi, cuốn sách thực sự giống như một bản cáo trạng - không chỉ đối với chính phủ Trung Quốc, mà là một loại cáo trạng toàn cầu về cách chúng ta xóa bằng chứng, che đậy số lượng đáng kinh ngạc thông tin. Tôi hầu như không thể giải thích được lý do tại sao".
Ông Asher nói, đại dịch “thực sự là thảm họa lớn nhất ập đến đất nước chúng ta và thế giới kể từ Thế chiến thứ hai. Các lệnh hạn chế đã gây thiệt hại khoảng 20% GDP, nhiều hơn những gì chúng ta đã mất trong toàn bộ cuộc Đại suy thoái".
“Vậy câu hỏi đặt ra là: điều gì đang xảy ra với các cơ quan y tế quốc gia của chúng ta, và tại sao họ lại hành động như vậy?”
Thùy Minh
Theo The Epoch Times