duyanh
12-11-2021, 01:39 PM
Trung Quốc: Cựu quan chức lãnh sự quán thoái xuất khỏi Đảng và tiết lộ nhiều nội tình chấn động
https://img.etviet.com/2021/12/2005-8-30-chenyonglin.jpg
Ông Trần Dụng Lâm nói tại một cuộc họp của cộng đồng người Hoa ở Melbourne. (Ảnh: The Epoch Times)
Nhân quyền luôn là một chủ đề hết sức nhạy cảm dưới thời Trung Quốc cộng sản. Rất nhiều quan chức Trung Quốc nhận thức được sự đàn áp phi lý của chính quyền lên những nhóm người yếu thế, nhưng đa phần đều phớt lờ vì lo sợ đến lượt mình rơi vào danh sách bị Đảng trả thù. Do vậy, sự kiện ông Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin), một quan chức lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, Úc, đào thoát khỏi cơ quan này hồi năm 2005 đã khiến cả Tây phương và ĐCSTQ chấn động lúc bấy giờ. Ông Trần cũng tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ, và lý do mà ông đưa ra khiến nhiều người phải thực sự suy nghĩ.
(Bài chia sẻ dưới đây được ghi lại từ bản ghi âm trực tiếp bài diễn văn của ông Trần tại một cuộc họp cộng đồng người Hoa ở Melbourne.)
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Hội Văn hóa Baiming đã cho tôi cơ hội giao lưu với cộng đồng người Hoa tại địa phương. Sau khi thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì một số lý do, tôi không có bất kỳ cơ hội nào để nói chuyện với cộng đồng người Hoa, đặc biệt là vì lý do an ninh. Hôm nay, tôi ở đây để nói về những suy nghĩ của tôi và kể câu chuyện của tôi, để quý vị có thể minh bạch tôi là người như thế nào. Còn về việc liệu quý vị có thể hiểu tôi hay không, điều đó phụ thuộc vào chính quý vị.
Sau khi tôi thoái ĐCSTQ, nhiều người Hoa nghĩ rằng hành động của tôi có một vài ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của người Hoa. Tất nhiên, người ta cũng thấy ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống của người Úc. Nó đã trở thành một chủ đề thảo luận trong xã hội chủ lưu. Mọi người cũng chỉ trích cách chính phủ đối đãi với sự kiện này. Các bình luận không chỉ đến từ các cộng đồng người Hoa, mà còn đến từ xã hội chủ lưu của Úc. Toàn bộ xã hội Úc đang chú ý rất nhiều đến những sự kiện liên quan đến câu chuyện công khai của tôi.
Nhiều người đã hỏi mục đích của tôi khi rời khỏi Lãnh sự quán Trung Quốc là gì. Nhiều người không hiểu tại sao tôi nghỉ việc. Họ nghĩ rằng tôi rời khỏi Lãnh sự quán này đơn giản vì tôi muốn đạt được mục đích cá nhân nào đó. Nhiều hãng thông tấn đưa tin rằng tôi luôn căm ghét ĐCSTQ kể từ khi cha tôi bị bức hại đến thiệt mạng. Nếu đúng như vậy, thì tại sao tôi không thoái đảng sớm hơn? Tôi muốn nói với mọi người rằng phải mất một thời gian dài để tôi nhận ra cảm nhận mà mình dành cho Trung Cộng, và những cảm xúc này phải mất một thời gian dài để xuất hiện. Giống như một hạt giống, trước tiên phải nảy mầm rồi mới dần dần phát triển từ một cây con thành một cây lớn, những cảm nhận về sự bất công mà ĐCSTQ gây ra cần có thời gian và một quá trình đạt đến độ chín muồi.
Tôi là một người bình thường, và sinh ra trong một gia đình bình thường, vì vậy không dễ dàng gì để tôi đưa ra một quyết định như vậy. Không phải tôi không nghĩ đến những hậu quả của việc thoái đảng; tôi cũng không chỉ nghĩ đơn giản là, “Tôi muốn ở lại Úc, vì vậy tôi sẽ thoái ĐCSTQ.” Tôi biết rằng có nhiều người đã rời bỏ các lãnh sự quán Trung Quốc, nhưng nhiều người trong số họ đã đến Hoa Kỳ vì chính phủ Hoa Kỳ dễ dàng chấp nhận họ hơn. Tình huống của họ không khó như tôi.
Cha tôi đã bị Trung Cộng tra tấn đến thiệt mạng
Tôi muốn mở đầu câu chuyện bằng cách kể về thời thơ ấu của mình. Mẹ tôi là một giáo viên, và cha tôi từng là một sinh viên của Đại học Thanh Hoa. Năm 1971, khi cha tôi về quê nghỉ hè, ông đã chép lại bằng thư pháp một yêu cầu khiếu nại xuềnh xoàng cho một người dân trong làng, đơn giản vì ông viết chữ đẹp. Ông không chống lại ĐCSTQ. Những người khác đã thực hiện việc khiếu nại. Tuy nhiên, sau khi ông viết lại đơn khiếu nại đó, trên đường về nhà, ông đã bị chính quyền làng bắt cóc và giam cầm trong một cầu thang chật hẹp. Họ không cho ông ăn gì và thường xuyên đánh đập ông. Sau hai tuần, họ đánh ông đến thiệt mạng.
Sự thiệt mạng của cha tôi đã có một tác động rất lớn đến gia đình tôi. Chúng tôi đã mất đi nơi nương tựa và sự ổn định. Lúc đó tôi mới ba tuổi và có hai anh trai cùng một em gái. Mẹ tôi đã tự mình nuôi dưỡng chúng tôi. Quý vị có thể tưởng tượng cuộc sống của chúng tôi đã khó khăn như thế nào. Khi đó ở làng, một góa phụ không thể tái giá, vậy nên sau khi cha tôi qua đời, chúng tôi sống rất khó khăn. Tuy nhiên, mẹ tôi rất cứng cỏi. Mẹ luôn khích lệ tôi học hành chăm chỉ để gia đình tôi có thể vượt trên cuộc sống của một dân làng, và cuộc sống của chúng tôi trở nên tốt đẹp hơn. Khi tôi 12 tuổi, ông bà tôi muốn tôi làm một người nông dân. Họ nói rằng tôi có thể làm việc trong đội sản xuất và kiếm được một số tiền. Như thế, cuộc sống của chúng tôi có thể tốt hơn một chút; ít nhất, chúng tôi sẽ có thức ăn do tôi kiếm được. Nhưng mẹ nói rằng tôi học giỏi, vì vậy dù cuộc sống của chúng tôi có khó khăn đến đâu, mẹ cũng sẽ cho tôi học thay vì trở thành một người nông dân.
Việc học của tôi
Tôi luôn học tập chăm chỉ. Khi tôi học trung học cơ sở, tôi luôn đứng đầu lớp. Năm 1985, tôi trúng tuyển vào trường Cao đẳng Ngoại giao sau kỳ thi tuyển sinh đầu vào. Đó là một bước ngoặt trong cuộc đời tôi. Tôi nhận ra rằng mình sẽ có một công việc ổn định. Dù sao đi nữa, tôi sẽ không phải lo lắng về sinh kế của mình. Giờ đây, khi nhìn lại quá khứ của mình, tôi nhận ra rằng nếu mẹ tôi không cương quyết cho tôi tiếp tục học, thì lúc đó cho dù cuộc sống có khó khăn ra sao, bây giờ tôi cũng sẽ là một người nông dân. Và tôi sẽ không được ở đây để gặp gỡ quý vị. Khi tôi học tại trường Cao đẳng Ngoại giao, tôi đã học được nhiều tư tưởng và triết lý mới, đặc biệt là một số tư tưởng triết học của phương Tây, từ Socrates, từ Plato đến Rousseau. Sau khi tìm hiểu về các trường phái tư tưởng khác nhau, tôi bắt đầu suy ngẫm về nguyên nhân dẫn đến sự thiệt mạng do bị tra tấn của cha tôi trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa.
Nhân chứng lịch sử của phong trào ủng hộ dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989
Khi phong trào ủng hộ dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đang diễn ra, tôi đã được NBC, công ty phát thanh truyền hình của Hoa Kỳ, đồng ý cho thực tập và đang làm việc với họ. Mặc dù không tham gia vào toàn bộ phong trào, nhưng tôi đã dành nhiều thời gian ở Thiên An Môn trong các cuộc biểu tình. Tôi tham gia cuộc diễn hành và ủng hộ phong trào ủng hộ dân chủ. Tôi đã ở Quảng trường Thiên An Môn vào đêm ngày 3 tháng 6. Tôi đã chứng kiến vụ thảm sát. Một trong những người bạn cùng lớp của tôi đã bị bắn gần phổi. Bác sĩ xác nhận rằng viên đạn đã nổ trong người anh ấy, và anh bị thương rất nặng. Thật may mắn là cuối cùng anh ấy đã được cứu sống. Tôi am hiểu toàn bộ tình hình của phong trào ủng hộ dân chủ này.
Lúc bấy giờ, tôi đã trải nghiệm phong trào ủng hộ dân chủ như một sinh viên bình thường. Tôi đã chứng kiến lịch sử chân thật. Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã biến sự kiện này thành một cuộc “bạo loạn chính trị”. Tôi biết lịch sử chân thật đã bị buộc phải viết lại. Tình cờ tôi cũng tốt nghiệp vào năm đó. Vào thời điểm ấy, nhà trường yêu cầu tất cả sinh viên phải nộp một “văn bản hối quá thư”. Chỉ sau khi viết bản hối quá thư này, nhà trường mới cấp bằng tốt nghiệp cho chúng tôi. Mẹ tôi hy vọng rằng tôi có thể làm việc ở Bắc Kinh, vì vậy tôi đã tiếp tục theo học ngành Quan hệ quốc tế tại trường Cao đẳng Ngoại giao. Kết quả là tôi đã có đủ điều kiện để vào Bộ Ngoại giao sau hai năm. Sau khi vào Bộ Ngoại giao, tôi làm việc trong Đại sứ quán Trung Quốc ở Fiji từ năm 1994 đến 1998. Tôi được bổ nhiệm đến Sydney năm 2001. Tôi làm việc ở đó cho đến khi rời Lãnh sự quán hồi tháng 5 vừa rồi.
Một nô lệ về tinh thần trong chế độ này
Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, tôi bắt đầu nghĩ về ĐCSTQ. Tôi cảm thấy thật mệt mỏi khi phải sống dưới chế độ này. Nhất là tôi cảm thấy mình không có tự do về tinh thần. Khi tôi thực tập ở NBC, tôi nghĩ rằng những phóng viên đó thực sự có tinh thần cống hiến. Họ sẵn sàng làm việc. Họ được tự do về tinh thần và công việc. Tuy nhiên, tôi không được tự do khi làm việc cho Bộ Ngoại giao.
Sau khi xảy ra vụ việc Thiên An Môn, chính quyền trung ương bắt đầu một loạt các chiến dịch tẩy não. Lúc đầu, Đặng Tiểu Bình đề nghị phản đối việc tự do hóa giai cấp tư bản. Sau đó là thuyết “ba cuộc đàm phán và ba đại diện” của Giang Trạch Dân. Hiện tại là “giáo dục nâng cao” dành cho các đảng viên ĐCSTQ của Hồ Cẩm Đào. Ban đầu nó được gọi là “giáo dục chuyên sâu về việc duy trì bản chất tiên tiến của các đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc.” Sau đó, ĐCSTQ quyết định rằng đó không phải là một cái tên hay bởi vì chỉ có một chế độ hoặc một cá nhân suy đồi mới cần duy trì việc hướng tới “sự tiến bộ”. Do đó, họ đã đổi tên thành “giáo dục nâng cao”.
Sau 14 năm làm việc tại Bộ Ngoại giao, là một người trong hệ thống của ĐCSTQ, tôi biết toàn bộ hoạt động của chế độ đó. Tôi đã chứng kiến sự bại hoại của nó và biết ĐCSTQ kiểm soát người dân, tư tưởng và tín ngưỡng của người dân như thế nào. Sau năm 1949, chúng ta biết rằng ĐCSTQ đã thực hiện một loạt các phong trào toàn trị, tất cả đều nhắm vào những người vô tội. Ước tính một cách thận trọng thì ĐCSTQ đã tước đi mạng sống của 35 triệu người. Một ước tính rộng hơn có lẽ là 80 triệu người đã mất mạng. Khi nói về số người thiệt mạng dao động nhiều từ 35 triệu đến 80 triệu, về căn bản có rất ít sự khác biệt giữa hai con số này.
Sự chân thành và thiện lương của các học viên Pháp Luân Công
Lý do chính khiến tôi thoái ĐCSTQ là do trải nghiệm của tôi khi làm việc ở Sydney trong bốn năm qua. Quan trọng nhất là, tôi có thiện cảm với Pháp Luân Công. Trước khi đến Sydney, tôi đã biết rất ít về Pháp Luân Công. Tôi chỉ biết rằng ĐCSTQ gọi đó là một tà giáo và phát sóng nhiều vụ án tự sát được cho là do những người tu luyện Pháp Luân Công thực hiện. Mọi người ở Trung Quốc đều tin những câu chuyện này vì ĐCSTQ tích cực định hướng dư luận, và phát sóng liên tục những câu chuyện đó ở Trung Quốc. Mọi người không có lựa chọn nào khác ngoài việc tin vào chúng, mặc dù nhiều trường hợp về bản chất là bịa đặt.
Tôi đã tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công vì tôi phụ trách “Năm nhân tố độc lập” (năm phong trào đòi độc lập về tự chủ hay về tín ngưỡng mà ĐCSTQ gọi tắt là ngũ độc), bao gồm độc lập của Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương, phong trào ủng hộ dân chủ, và Pháp Luân Công. Năm nhân tố này được cho là nguy hiểm đối với ĐCSTQ. Trong bốn năm qua, tôi đã tiếp xúc và ngày càng hiểu rõ hơn về Pháp Luân Công. Tôi đã nghiên cứu nghiêm túc về Pháp Luân Công cũng như các bài thuyết giảng của ngài Lý Hồng Chí. Đặc biệt là qua những lần tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công, tôi nhận ra hai đặc điểm của các học viên Pháp Luân Công mà tôi thấy ấn tượng nhất. Một là sự chân thành; và điều nữa là sự thiện lương.
Nếu quý vị hỏi một học viên Pháp Luân Công rằng, “Anh (chị) có phải là học viên Pháp Luân Công không?”, người đó chắc chắn sẽ đáp lại, “Đúng vậy.” Nếu người đó không trả lời, sau khi quý vị hỏi vị ấy thêm hai lần nữa, nếu vị ấy vẫn không trả lời, thì vị ấy là một học viên Pháp Luân Công, bởi vì các học viên Pháp Luân Công không nói dối. Điều này gây ấn tượng sâu sắc cho tôi. Vì đặc điểm này, nên nhân viên của Lãnh sự quán [Trung Quốc] cho rằng việc kiểm soát các học viên Pháp Luân Công và lập danh sách đen về các học viên rất dễ dàng bởi vì quý vị có thể chắc chắn liệu người xin thị thực có phải là một học viên Pháp Luân Công hay không trong vòng một phút. Nếu người đó là một học viên Pháp Luân Công, tên của vị ấy sẽ được đưa vào danh sách đen.
Chính sách của Lãnh sự quán [Trung Quốc] là tịch thu hộ chiếu của các học viên Pháp Luân Công khi họ đến gia hạn hộ chiếu. Thực ra, việc gia hạn hộ chiếu của họ rất đơn giản. Họ chỉ phải viết một văn bản “hối quá thư”. Một người không tu luyện Pháp Luân Công sẽ làm như vậy. Để gia hạn hộ chiếu của mình, người đó chỉ cần nói, “Pháp Luân Công là một X [đã bỏ qua từ phỉ báng] giáo.” [Ở Úc,] có một hộ chiếu hợp lệ là điều quan trọng nhất, phải không? Đây là điều mà tôi tôn trọng các học viên Pháp Luân Công nhất. Bất kể chuyện gì xảy ra, họ đều không viết một từ hoặc nói “Pháp Luân Công là một X giáo.” Họ cho rằng nói ra những lời đó là phản bội lương tâm và nguyên tắc nói điều chân thật của họ.
Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ
Pháp Luân Công được Trung Cộng liệt vào dạng một nhân tố gây bất ổn định. Họ bị nghiêm cấm nhập cảnh vào Trung Quốc trong những thời điểm “nhạy cảm” như Đại hội Đại biểu Nhân dân, Đại hội ĐCSTQ hoặc ngày 01/10.
Trong thời gian tôi làm việc tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney, Vương Hiểu Cường (Wang Xiaoqiang) và Viên Ẩn (Yuan Ying), hai phó giám đốc của Phòng 610 Trung ương đã kiểm tra việc chống Pháp Luân Công của chúng tôi tại các Đại sứ quán Trung Quốc ở Úc và New Zealand. Vào cuối năm 2003, ông Viên Ẩn đã nói với chúng tôi về tình hình Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông ta cho biết có khoảng 60,000 học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc; một nửa ở trong các trại lao động và nhà tù, một nửa bị giám sát nghiêm ngặt.
Một quan chức khác của Phòng 610 là ông Vương Hiểu Cường đã đến Lãnh sự quán [Trung Quốc ở Sydney] vào năm 2002. Lúc đó, ông ta cho biết cuộc chiến chống Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang diễn ra không suôn sẻ. Mỗi ngày, có hàng trăm học viên Pháp Luân Công có mặt tại quảng trường Thiên An Môn để kháng nghị, và tất nhiên cảnh sát đã chờ ở đó để bắt giữ họ. Ông Vương nói rằng ông ấy không thể hiểu được các học viên Pháp Luân Công. Họ đều rất ôn hòa. Khi cảnh sát yêu cầu họ lên xe buýt, hầu hết họ đều làm theo. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc cảm thấy mất mặt vì có quá nhiều học viên đến quảng trường Thiên An Môn. Tới Thiên An Môn là một vấn đề rất nhạy cảm.
Khi làm việc tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney, vì tôi có thiện cảm với các học viên Pháp Luân Công nên tôi khá nới lỏng khi thực hiện các chính sách của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công. Chính sách của chính quyền trung ương ĐCSTQ là: “Tích cực chống lại Pháp Luân Công trên mọi lĩnh vực, đồng thời giành được sự ủng hộ cũng như cảm thông của công chúng.” Chính sách này yêu cầu chúng tôi phải có một chiến lược đối với mọi hoạt động mà Pháp Luân Công tổ chức, gồm cả cuộc kháng nghị của họ trước Lãnh sự quán [Trung Quốc]. Chúng tôi đã lên một kế hoạch tổ chức cho những Hoa kiều khác cũng thực hiện các cuộc biểu tình phản đối Pháp Luân Công, mặc dù kế hoạch này sau đó đã bị bỏ dở. Chúng tôi cảm thấy rằng một cuộc biểu tình phản đối một cuộc biểu tình khác trước Lãnh sự quán là không phù hợp, vì sẽ không rõ cuộc biểu tình đối lập này chống lại ai. Chúng tôi đã thực hiện nhiều kế hoạch tương tự và thậm chí bắt đầu các bước chuẩn bị cho những kế hoạch này.
Ngoài ra, các học viên Pháp Luân Công thường tham gia các hoạt động do hội đồng hoặc chính quyền thành phố [Sydney] tổ chức và ghi danh các gian hàng trong các hoạt động đó. Trước năm 2002, Pháp Luân Công hoàn toàn không phản đối chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, các phản ứng từ Lãnh sự quán [Trung Quốc] về các hoạt động của Pháp Luân Công là khá gay gắt. Ví dụ, nếu Pháp Luân Công thuê một phần công viên, chúng tôi sẽ yêu cầu cơ quan quản lý các công viên, Tổng công ty Cảng Sydney, hạn chế các hoạt động của Pháp Luân Công.
Đã hơn sáu năm kể từ khi cuộc bức hại này bắt đầu vào năm 1999. Tôi hoàn toàn hiểu tại sao các học viên Pháp Luân Công lại gia tăng các hoạt động chống lại ĐCSTQ. Ban đầu họ không hề chống lại ĐCSTQ. Nhưng không ai sẽ nhẫn nại vô hạn. Một người có bao nhiêu khoảng thời gian sáu năm trong cuộc đời họ? Thật dễ dàng để tôi thấu hiểu Pháp Luân Công. Trước năm 2001, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc đã thu thập một danh sách gồm khoảng 800 học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi gọi nó là danh sách đen. Hầu như tất cả các học viên Pháp Luân Công ở Sydney đều có tên trong danh sách này.
Nếu chúng tôi phát hiện ra bất kỳ người nào có tên trong danh sách đen này đang xin gia hạn thị thực hoặc gia hạn hộ chiếu, chúng tôi sẽ gọi người đó đến để trao đổi nhanh và dễ dàng xác định xem họ có phải là một học viên Pháp Luân Công hay không. Nếu đúng như vậy, tất cả thông tin chi tiết trên hộ chiếu của người đó sẽ được ghi lại và gửi đến các cơ quan quản lý biên giới của Trung Quốc trên toàn cầu. Bằng cách này, người này sẽ nằm trong một danh sách lớn hơn và sẽ không được phép nhập cảnh vào Trung Quốc nữa.
Danh sách lớn hơn này do Bộ Công an Trung Quốc và Bộ An ninh Quốc gia tổng hợp. Mỗi Bộ đều có những nguồn thông tin riêng. Hiện tại ở Trung Quốc, Pháp Luân Công là vấn đề quan trọng nhất đối với ĐCSTQ, vấn đề được cho là ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội. Tất cả các cơ quan chính quyền đều phối hợp chặt chẽ về vấn đề này, và họ đều hy vọng sẽ làm tốt để đổi lấy sự thăng tiến và phần thưởng.
Thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Cộng và phục hồi tự do lương tâm
Một số người hỏi tôi, tại sao tôi lại chờ đến khi kết thúc nhiệm kỳ tại Lãnh sự quán Trung Quốc rời mới rời đi. Thành thật mà nói, lúc đầu tôi đã không có can đảm; nếu có can đảm đó thì lẽ ra tôi đã tham gia các phong trào sinh viên ngày 4 tháng 6 [tại Thiên An Môn] một cách tích cực hơn. Vì những cân nhắc cho gia đình và vì những bản năng con người khi đứng trước mối đe dọa tính mạng, tôi không thể làm điều đó. Có rất nhiều người khác giống như tôi bên trong chính quyền Trung Quốc, và họ cũng đang lúng túng. Vào cuối nhiệm kỳ của mình, tôi đột nhiên nhận ra rằng người kế nhiệm tôi sẽ để ý thấy nhiều điều mà tôi đã làm và anh ta sẽ báo cáo tôi với ĐCSTQ.
Tôi luôn cảm thông với các học viên Pháp Luân Công, vì vậy tôi đã xóa danh sách đen của khoảng 800 học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi chỉ có tên của họ và Bộ Công an sẽ cần phải kiểm chứng tất cả các chi tiết trước khi thêm họ vào danh sách toàn cầu. Tuy nhiên, tôi không thể làm gì cho 120 học viên Pháp Luân Công khác đã có tên trong danh sách toàn cầu này. Khi rời khỏi Lãnh sự quán, tôi đã mang theo tất cả các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công.
Tôi đã mất một thời gian dài để đưa ra quyết định kiểu này sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các yếu tố. Thông tin của lãnh sự quán mà tôi đã tiết lộ đều liên quan đến Pháp Luân Công, nhân quyền và các phong trào dân chủ, và tôi hy vọng những gì tôi đã làm sẽ giúp ngăn chặn ĐCSTQ bức hại những người này. Tôi đã tự mình tố giác ĐCSTQ, và tôi cảm thấy an ủi khi làm như vậy.
Tôi rời khỏi Lãnh sự quán Trung Quốc để tìm kiếm sự giải thoát tinh thần và tự do lương tâm, và tôi hy vọng mình có thể bắt đầu một cuộc sống mới. Tôi cũng hy vọng những gì tôi đã làm sẽ thức tỉnh nhiều người có lương tri và những người trong hệ thống ĐCSTQ có thể thoát khỏi âm mưu thống trị tinh thần của ĐCSTQ.
Gián điệp của Trung Cộng
Tôi muốn nhân cơ hội này để đưa ra một số lý giải về vấn đề mà tôi đã tiết lộ có liên quan đến nước Úc. ĐCSTQ có một ngàn gián điệp và người cung cấp thông tin ở Úc. Đó là một sự thật, mặc dù ĐCSTQ sẽ không bao giờ thừa nhận điều này.
ĐCSTQ đã nhanh chóng xác định được vị trí của tôi sau khi tôi đào thoát khỏi Lãnh sự quán Trung Quốc. Tôi biết có một gián điệp chuyên nghiệp bên trong Lãnh sự quán Úc. Tôi biết điều đó vì đó là cách duy nhất mà họ có thể nhanh chóng tìm thấy địa chỉ mới của tôi. Họ không nói chuyện với tôi. Thay vào đó, họ muốn quan sát người mà tôi đang liên lạc. Tôi đã xuất hiện vào ngày 4 tháng 7 và tiết lộ rằng ĐCSTQ có hàng ngàn gián điệp và người cung cấp thông tin ở Úc. Thực ra, Cơ quan Tình báo Úc đã xác nhận rằng có rất nhiều gián điệp của ĐCSTQ ở Úc.
Nhiều người nghĩ rằng tôi ám chỉ tất cả các gián điệp đều thuộc cộng đồng người Hoa. Điều này không đúng. Thậm chí còn có những gián điệp của ĐCSTQ bên trong chính phủ Úc. Nhiệm vụ của các gián điệp ĐCSTQ khá khác biệt so với nhiệm vụ của điệp viên các nước khác. Nhiệm vụ chính của các gián điệp ĐCSTQ là theo dõi hoạt động của các nhóm chống đối ĐCSTQ, đặc biệt là các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ. Ngoài ra, như tôi đã đề cập khi gặp các tổ chức người Hoa ở Sydney, ĐCSTQ muốn kiểm soát tâm trí và tinh thần của Hoa kiều. Họ thao túng Hoa kiều và kích động thù hận trong chúng ta. Trong số những người giữ liên hệ chặt chẽ với Lãnh sự quán [Trung Quốc, có những người cung cấp thông tin cho ĐCSTQ.
Một lãnh đạo cộng đồng người Hoa nói với tôi rằng, anh ta đã làm việc cho Lãnh sự quán Trung Quốc vì sợ rằng nếu anh ta không thực hiện những gì ĐCSTQ muốn anh ta làm, thì Lãnh sự quán này sẽ gây rắc rối khi anh ta và những người Hoa khác xin cấp thị thực Trung Quốc. Tôi hoàn toàn hiểu nỗi lo sợ của anh ấy bởi vì ĐCSTQ luôn cố gắng kiểm soát người Hoa, đặc biệt là những Hoa kiều sợ hãi. Sau một vài thế hệ bị Trung Cộng tẩy não, nhiều người, trong đó có tôi rất sợ Đảng này. Không phải ai làm việc với Trung Cộng đều là gián điệp hoặc người cung cấp thông tin; xin đừng so sánh như vậy.
Tôi tin rằng có nhiều Hoa kiều yêu nước. Tôi cũng là một người yêu nước. Tuy nhiên, tôi chống lại Trung Cộng và chống lại cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với người dân Trung Quốc. Thật đáng buồn khi Trung Cộng kiểm soát ý chí của rất nhiều Hoa kiều và nhiều người dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ đã làm những điều trái với ý muốn của họ. ĐCSTQ dùng các lợi ích về kinh tế và tài chính để lôi kéo và kích động chủ nghĩa dân tộc, do đó tạo ra những hiểu lầm giữa những người Hoa [với nhau] mặc dù ĐCSTQ tuyên bố sẽ thúc đẩy sự hợp tác. Đây là tất cả những cách mà ĐCSTQ dùng để chế ước người khác và hủy hoại tinh thần của họ.
Đọc cuốn Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Tôi hy vọng tất cả người dân Trung Quốc có thể thoát khỏi sự kiểm soát của ĐCSTQ như tôi đã từng làm. Tôi hy vọng nhiều người phục hồi tự do lương tâm của họ. Hệ thống ĐCSTQ đã hoàn toàn hủ bại; không có hy vọng để nó thay đổi tốt hơn. Với những lợi ích tài chính được kết nối với quyền lực chính trị, không có hy vọng nào cho việc ĐCSTQ trở thành dân chủ. Thay vào đó, mục đích của mọi cuộc cải tổ chính trị là tăng cường sự kiểm soát của ĐCSTQ. ĐCSTQ tuyên bố đã hướng tới các giá trị dân chủ kể từ năm 1949, nhưng chúng ta thấy có nền dân chủ ở Trung Quốc không? Sau năm 1989, một lần nữa Trung Cộng tuyên bố đang xây dựng một xã hội dân chủ với các đặc điểm xã hội chủ nghĩa, nhưng quý vị có thể nhìn thấy hy vọng của nền dân chủ ở đâu không? Tất cả đều là những lời xảo ngôn của ĐCSTQ.
Trước khi đào thoát khỏi Lãnh sự quán [Trung Quốc], tôi đã đọc cuốn Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản Trung Quốc (gọi tắt là Cửu Bình) do The Epoch Times công bố. Đây là cuốn sách duy nhất phơi bày hoàn toàn bản chất thật sự của ĐCSTQ. Như tôi đã nói ở Hoa Kỳ, ĐCSTQ là một con sói đội lốt cừu. Thậm chí nó sẽ không nhổ ra một khúc xương nào sau khi nuốt chửng người ta. Thậm chí nó đã buộc mọi người phải nói rằng nó là một con sói tốt vì đã ăn thịt người. Tôi đề nghị tất cả người dân Trung Quốc hãy đọc cuốn Cửu Bình.
Từ Huệ biên dịch
https://img.etviet.com/2021/12/2005-8-30-chenyonglin.jpg
Ông Trần Dụng Lâm nói tại một cuộc họp của cộng đồng người Hoa ở Melbourne. (Ảnh: The Epoch Times)
Nhân quyền luôn là một chủ đề hết sức nhạy cảm dưới thời Trung Quốc cộng sản. Rất nhiều quan chức Trung Quốc nhận thức được sự đàn áp phi lý của chính quyền lên những nhóm người yếu thế, nhưng đa phần đều phớt lờ vì lo sợ đến lượt mình rơi vào danh sách bị Đảng trả thù. Do vậy, sự kiện ông Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin), một quan chức lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, Úc, đào thoát khỏi cơ quan này hồi năm 2005 đã khiến cả Tây phương và ĐCSTQ chấn động lúc bấy giờ. Ông Trần cũng tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ, và lý do mà ông đưa ra khiến nhiều người phải thực sự suy nghĩ.
(Bài chia sẻ dưới đây được ghi lại từ bản ghi âm trực tiếp bài diễn văn của ông Trần tại một cuộc họp cộng đồng người Hoa ở Melbourne.)
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Hội Văn hóa Baiming đã cho tôi cơ hội giao lưu với cộng đồng người Hoa tại địa phương. Sau khi thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì một số lý do, tôi không có bất kỳ cơ hội nào để nói chuyện với cộng đồng người Hoa, đặc biệt là vì lý do an ninh. Hôm nay, tôi ở đây để nói về những suy nghĩ của tôi và kể câu chuyện của tôi, để quý vị có thể minh bạch tôi là người như thế nào. Còn về việc liệu quý vị có thể hiểu tôi hay không, điều đó phụ thuộc vào chính quý vị.
Sau khi tôi thoái ĐCSTQ, nhiều người Hoa nghĩ rằng hành động của tôi có một vài ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của người Hoa. Tất nhiên, người ta cũng thấy ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống của người Úc. Nó đã trở thành một chủ đề thảo luận trong xã hội chủ lưu. Mọi người cũng chỉ trích cách chính phủ đối đãi với sự kiện này. Các bình luận không chỉ đến từ các cộng đồng người Hoa, mà còn đến từ xã hội chủ lưu của Úc. Toàn bộ xã hội Úc đang chú ý rất nhiều đến những sự kiện liên quan đến câu chuyện công khai của tôi.
Nhiều người đã hỏi mục đích của tôi khi rời khỏi Lãnh sự quán Trung Quốc là gì. Nhiều người không hiểu tại sao tôi nghỉ việc. Họ nghĩ rằng tôi rời khỏi Lãnh sự quán này đơn giản vì tôi muốn đạt được mục đích cá nhân nào đó. Nhiều hãng thông tấn đưa tin rằng tôi luôn căm ghét ĐCSTQ kể từ khi cha tôi bị bức hại đến thiệt mạng. Nếu đúng như vậy, thì tại sao tôi không thoái đảng sớm hơn? Tôi muốn nói với mọi người rằng phải mất một thời gian dài để tôi nhận ra cảm nhận mà mình dành cho Trung Cộng, và những cảm xúc này phải mất một thời gian dài để xuất hiện. Giống như một hạt giống, trước tiên phải nảy mầm rồi mới dần dần phát triển từ một cây con thành một cây lớn, những cảm nhận về sự bất công mà ĐCSTQ gây ra cần có thời gian và một quá trình đạt đến độ chín muồi.
Tôi là một người bình thường, và sinh ra trong một gia đình bình thường, vì vậy không dễ dàng gì để tôi đưa ra một quyết định như vậy. Không phải tôi không nghĩ đến những hậu quả của việc thoái đảng; tôi cũng không chỉ nghĩ đơn giản là, “Tôi muốn ở lại Úc, vì vậy tôi sẽ thoái ĐCSTQ.” Tôi biết rằng có nhiều người đã rời bỏ các lãnh sự quán Trung Quốc, nhưng nhiều người trong số họ đã đến Hoa Kỳ vì chính phủ Hoa Kỳ dễ dàng chấp nhận họ hơn. Tình huống của họ không khó như tôi.
Cha tôi đã bị Trung Cộng tra tấn đến thiệt mạng
Tôi muốn mở đầu câu chuyện bằng cách kể về thời thơ ấu của mình. Mẹ tôi là một giáo viên, và cha tôi từng là một sinh viên của Đại học Thanh Hoa. Năm 1971, khi cha tôi về quê nghỉ hè, ông đã chép lại bằng thư pháp một yêu cầu khiếu nại xuềnh xoàng cho một người dân trong làng, đơn giản vì ông viết chữ đẹp. Ông không chống lại ĐCSTQ. Những người khác đã thực hiện việc khiếu nại. Tuy nhiên, sau khi ông viết lại đơn khiếu nại đó, trên đường về nhà, ông đã bị chính quyền làng bắt cóc và giam cầm trong một cầu thang chật hẹp. Họ không cho ông ăn gì và thường xuyên đánh đập ông. Sau hai tuần, họ đánh ông đến thiệt mạng.
Sự thiệt mạng của cha tôi đã có một tác động rất lớn đến gia đình tôi. Chúng tôi đã mất đi nơi nương tựa và sự ổn định. Lúc đó tôi mới ba tuổi và có hai anh trai cùng một em gái. Mẹ tôi đã tự mình nuôi dưỡng chúng tôi. Quý vị có thể tưởng tượng cuộc sống của chúng tôi đã khó khăn như thế nào. Khi đó ở làng, một góa phụ không thể tái giá, vậy nên sau khi cha tôi qua đời, chúng tôi sống rất khó khăn. Tuy nhiên, mẹ tôi rất cứng cỏi. Mẹ luôn khích lệ tôi học hành chăm chỉ để gia đình tôi có thể vượt trên cuộc sống của một dân làng, và cuộc sống của chúng tôi trở nên tốt đẹp hơn. Khi tôi 12 tuổi, ông bà tôi muốn tôi làm một người nông dân. Họ nói rằng tôi có thể làm việc trong đội sản xuất và kiếm được một số tiền. Như thế, cuộc sống của chúng tôi có thể tốt hơn một chút; ít nhất, chúng tôi sẽ có thức ăn do tôi kiếm được. Nhưng mẹ nói rằng tôi học giỏi, vì vậy dù cuộc sống của chúng tôi có khó khăn đến đâu, mẹ cũng sẽ cho tôi học thay vì trở thành một người nông dân.
Việc học của tôi
Tôi luôn học tập chăm chỉ. Khi tôi học trung học cơ sở, tôi luôn đứng đầu lớp. Năm 1985, tôi trúng tuyển vào trường Cao đẳng Ngoại giao sau kỳ thi tuyển sinh đầu vào. Đó là một bước ngoặt trong cuộc đời tôi. Tôi nhận ra rằng mình sẽ có một công việc ổn định. Dù sao đi nữa, tôi sẽ không phải lo lắng về sinh kế của mình. Giờ đây, khi nhìn lại quá khứ của mình, tôi nhận ra rằng nếu mẹ tôi không cương quyết cho tôi tiếp tục học, thì lúc đó cho dù cuộc sống có khó khăn ra sao, bây giờ tôi cũng sẽ là một người nông dân. Và tôi sẽ không được ở đây để gặp gỡ quý vị. Khi tôi học tại trường Cao đẳng Ngoại giao, tôi đã học được nhiều tư tưởng và triết lý mới, đặc biệt là một số tư tưởng triết học của phương Tây, từ Socrates, từ Plato đến Rousseau. Sau khi tìm hiểu về các trường phái tư tưởng khác nhau, tôi bắt đầu suy ngẫm về nguyên nhân dẫn đến sự thiệt mạng do bị tra tấn của cha tôi trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa.
Nhân chứng lịch sử của phong trào ủng hộ dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989
Khi phong trào ủng hộ dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đang diễn ra, tôi đã được NBC, công ty phát thanh truyền hình của Hoa Kỳ, đồng ý cho thực tập và đang làm việc với họ. Mặc dù không tham gia vào toàn bộ phong trào, nhưng tôi đã dành nhiều thời gian ở Thiên An Môn trong các cuộc biểu tình. Tôi tham gia cuộc diễn hành và ủng hộ phong trào ủng hộ dân chủ. Tôi đã ở Quảng trường Thiên An Môn vào đêm ngày 3 tháng 6. Tôi đã chứng kiến vụ thảm sát. Một trong những người bạn cùng lớp của tôi đã bị bắn gần phổi. Bác sĩ xác nhận rằng viên đạn đã nổ trong người anh ấy, và anh bị thương rất nặng. Thật may mắn là cuối cùng anh ấy đã được cứu sống. Tôi am hiểu toàn bộ tình hình của phong trào ủng hộ dân chủ này.
Lúc bấy giờ, tôi đã trải nghiệm phong trào ủng hộ dân chủ như một sinh viên bình thường. Tôi đã chứng kiến lịch sử chân thật. Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã biến sự kiện này thành một cuộc “bạo loạn chính trị”. Tôi biết lịch sử chân thật đã bị buộc phải viết lại. Tình cờ tôi cũng tốt nghiệp vào năm đó. Vào thời điểm ấy, nhà trường yêu cầu tất cả sinh viên phải nộp một “văn bản hối quá thư”. Chỉ sau khi viết bản hối quá thư này, nhà trường mới cấp bằng tốt nghiệp cho chúng tôi. Mẹ tôi hy vọng rằng tôi có thể làm việc ở Bắc Kinh, vì vậy tôi đã tiếp tục theo học ngành Quan hệ quốc tế tại trường Cao đẳng Ngoại giao. Kết quả là tôi đã có đủ điều kiện để vào Bộ Ngoại giao sau hai năm. Sau khi vào Bộ Ngoại giao, tôi làm việc trong Đại sứ quán Trung Quốc ở Fiji từ năm 1994 đến 1998. Tôi được bổ nhiệm đến Sydney năm 2001. Tôi làm việc ở đó cho đến khi rời Lãnh sự quán hồi tháng 5 vừa rồi.
Một nô lệ về tinh thần trong chế độ này
Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, tôi bắt đầu nghĩ về ĐCSTQ. Tôi cảm thấy thật mệt mỏi khi phải sống dưới chế độ này. Nhất là tôi cảm thấy mình không có tự do về tinh thần. Khi tôi thực tập ở NBC, tôi nghĩ rằng những phóng viên đó thực sự có tinh thần cống hiến. Họ sẵn sàng làm việc. Họ được tự do về tinh thần và công việc. Tuy nhiên, tôi không được tự do khi làm việc cho Bộ Ngoại giao.
Sau khi xảy ra vụ việc Thiên An Môn, chính quyền trung ương bắt đầu một loạt các chiến dịch tẩy não. Lúc đầu, Đặng Tiểu Bình đề nghị phản đối việc tự do hóa giai cấp tư bản. Sau đó là thuyết “ba cuộc đàm phán và ba đại diện” của Giang Trạch Dân. Hiện tại là “giáo dục nâng cao” dành cho các đảng viên ĐCSTQ của Hồ Cẩm Đào. Ban đầu nó được gọi là “giáo dục chuyên sâu về việc duy trì bản chất tiên tiến của các đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc.” Sau đó, ĐCSTQ quyết định rằng đó không phải là một cái tên hay bởi vì chỉ có một chế độ hoặc một cá nhân suy đồi mới cần duy trì việc hướng tới “sự tiến bộ”. Do đó, họ đã đổi tên thành “giáo dục nâng cao”.
Sau 14 năm làm việc tại Bộ Ngoại giao, là một người trong hệ thống của ĐCSTQ, tôi biết toàn bộ hoạt động của chế độ đó. Tôi đã chứng kiến sự bại hoại của nó và biết ĐCSTQ kiểm soát người dân, tư tưởng và tín ngưỡng của người dân như thế nào. Sau năm 1949, chúng ta biết rằng ĐCSTQ đã thực hiện một loạt các phong trào toàn trị, tất cả đều nhắm vào những người vô tội. Ước tính một cách thận trọng thì ĐCSTQ đã tước đi mạng sống của 35 triệu người. Một ước tính rộng hơn có lẽ là 80 triệu người đã mất mạng. Khi nói về số người thiệt mạng dao động nhiều từ 35 triệu đến 80 triệu, về căn bản có rất ít sự khác biệt giữa hai con số này.
Sự chân thành và thiện lương của các học viên Pháp Luân Công
Lý do chính khiến tôi thoái ĐCSTQ là do trải nghiệm của tôi khi làm việc ở Sydney trong bốn năm qua. Quan trọng nhất là, tôi có thiện cảm với Pháp Luân Công. Trước khi đến Sydney, tôi đã biết rất ít về Pháp Luân Công. Tôi chỉ biết rằng ĐCSTQ gọi đó là một tà giáo và phát sóng nhiều vụ án tự sát được cho là do những người tu luyện Pháp Luân Công thực hiện. Mọi người ở Trung Quốc đều tin những câu chuyện này vì ĐCSTQ tích cực định hướng dư luận, và phát sóng liên tục những câu chuyện đó ở Trung Quốc. Mọi người không có lựa chọn nào khác ngoài việc tin vào chúng, mặc dù nhiều trường hợp về bản chất là bịa đặt.
Tôi đã tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công vì tôi phụ trách “Năm nhân tố độc lập” (năm phong trào đòi độc lập về tự chủ hay về tín ngưỡng mà ĐCSTQ gọi tắt là ngũ độc), bao gồm độc lập của Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương, phong trào ủng hộ dân chủ, và Pháp Luân Công. Năm nhân tố này được cho là nguy hiểm đối với ĐCSTQ. Trong bốn năm qua, tôi đã tiếp xúc và ngày càng hiểu rõ hơn về Pháp Luân Công. Tôi đã nghiên cứu nghiêm túc về Pháp Luân Công cũng như các bài thuyết giảng của ngài Lý Hồng Chí. Đặc biệt là qua những lần tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công, tôi nhận ra hai đặc điểm của các học viên Pháp Luân Công mà tôi thấy ấn tượng nhất. Một là sự chân thành; và điều nữa là sự thiện lương.
Nếu quý vị hỏi một học viên Pháp Luân Công rằng, “Anh (chị) có phải là học viên Pháp Luân Công không?”, người đó chắc chắn sẽ đáp lại, “Đúng vậy.” Nếu người đó không trả lời, sau khi quý vị hỏi vị ấy thêm hai lần nữa, nếu vị ấy vẫn không trả lời, thì vị ấy là một học viên Pháp Luân Công, bởi vì các học viên Pháp Luân Công không nói dối. Điều này gây ấn tượng sâu sắc cho tôi. Vì đặc điểm này, nên nhân viên của Lãnh sự quán [Trung Quốc] cho rằng việc kiểm soát các học viên Pháp Luân Công và lập danh sách đen về các học viên rất dễ dàng bởi vì quý vị có thể chắc chắn liệu người xin thị thực có phải là một học viên Pháp Luân Công hay không trong vòng một phút. Nếu người đó là một học viên Pháp Luân Công, tên của vị ấy sẽ được đưa vào danh sách đen.
Chính sách của Lãnh sự quán [Trung Quốc] là tịch thu hộ chiếu của các học viên Pháp Luân Công khi họ đến gia hạn hộ chiếu. Thực ra, việc gia hạn hộ chiếu của họ rất đơn giản. Họ chỉ phải viết một văn bản “hối quá thư”. Một người không tu luyện Pháp Luân Công sẽ làm như vậy. Để gia hạn hộ chiếu của mình, người đó chỉ cần nói, “Pháp Luân Công là một X [đã bỏ qua từ phỉ báng] giáo.” [Ở Úc,] có một hộ chiếu hợp lệ là điều quan trọng nhất, phải không? Đây là điều mà tôi tôn trọng các học viên Pháp Luân Công nhất. Bất kể chuyện gì xảy ra, họ đều không viết một từ hoặc nói “Pháp Luân Công là một X giáo.” Họ cho rằng nói ra những lời đó là phản bội lương tâm và nguyên tắc nói điều chân thật của họ.
Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ
Pháp Luân Công được Trung Cộng liệt vào dạng một nhân tố gây bất ổn định. Họ bị nghiêm cấm nhập cảnh vào Trung Quốc trong những thời điểm “nhạy cảm” như Đại hội Đại biểu Nhân dân, Đại hội ĐCSTQ hoặc ngày 01/10.
Trong thời gian tôi làm việc tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney, Vương Hiểu Cường (Wang Xiaoqiang) và Viên Ẩn (Yuan Ying), hai phó giám đốc của Phòng 610 Trung ương đã kiểm tra việc chống Pháp Luân Công của chúng tôi tại các Đại sứ quán Trung Quốc ở Úc và New Zealand. Vào cuối năm 2003, ông Viên Ẩn đã nói với chúng tôi về tình hình Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông ta cho biết có khoảng 60,000 học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc; một nửa ở trong các trại lao động và nhà tù, một nửa bị giám sát nghiêm ngặt.
Một quan chức khác của Phòng 610 là ông Vương Hiểu Cường đã đến Lãnh sự quán [Trung Quốc ở Sydney] vào năm 2002. Lúc đó, ông ta cho biết cuộc chiến chống Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang diễn ra không suôn sẻ. Mỗi ngày, có hàng trăm học viên Pháp Luân Công có mặt tại quảng trường Thiên An Môn để kháng nghị, và tất nhiên cảnh sát đã chờ ở đó để bắt giữ họ. Ông Vương nói rằng ông ấy không thể hiểu được các học viên Pháp Luân Công. Họ đều rất ôn hòa. Khi cảnh sát yêu cầu họ lên xe buýt, hầu hết họ đều làm theo. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc cảm thấy mất mặt vì có quá nhiều học viên đến quảng trường Thiên An Môn. Tới Thiên An Môn là một vấn đề rất nhạy cảm.
Khi làm việc tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney, vì tôi có thiện cảm với các học viên Pháp Luân Công nên tôi khá nới lỏng khi thực hiện các chính sách của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công. Chính sách của chính quyền trung ương ĐCSTQ là: “Tích cực chống lại Pháp Luân Công trên mọi lĩnh vực, đồng thời giành được sự ủng hộ cũng như cảm thông của công chúng.” Chính sách này yêu cầu chúng tôi phải có một chiến lược đối với mọi hoạt động mà Pháp Luân Công tổ chức, gồm cả cuộc kháng nghị của họ trước Lãnh sự quán [Trung Quốc]. Chúng tôi đã lên một kế hoạch tổ chức cho những Hoa kiều khác cũng thực hiện các cuộc biểu tình phản đối Pháp Luân Công, mặc dù kế hoạch này sau đó đã bị bỏ dở. Chúng tôi cảm thấy rằng một cuộc biểu tình phản đối một cuộc biểu tình khác trước Lãnh sự quán là không phù hợp, vì sẽ không rõ cuộc biểu tình đối lập này chống lại ai. Chúng tôi đã thực hiện nhiều kế hoạch tương tự và thậm chí bắt đầu các bước chuẩn bị cho những kế hoạch này.
Ngoài ra, các học viên Pháp Luân Công thường tham gia các hoạt động do hội đồng hoặc chính quyền thành phố [Sydney] tổ chức và ghi danh các gian hàng trong các hoạt động đó. Trước năm 2002, Pháp Luân Công hoàn toàn không phản đối chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, các phản ứng từ Lãnh sự quán [Trung Quốc] về các hoạt động của Pháp Luân Công là khá gay gắt. Ví dụ, nếu Pháp Luân Công thuê một phần công viên, chúng tôi sẽ yêu cầu cơ quan quản lý các công viên, Tổng công ty Cảng Sydney, hạn chế các hoạt động của Pháp Luân Công.
Đã hơn sáu năm kể từ khi cuộc bức hại này bắt đầu vào năm 1999. Tôi hoàn toàn hiểu tại sao các học viên Pháp Luân Công lại gia tăng các hoạt động chống lại ĐCSTQ. Ban đầu họ không hề chống lại ĐCSTQ. Nhưng không ai sẽ nhẫn nại vô hạn. Một người có bao nhiêu khoảng thời gian sáu năm trong cuộc đời họ? Thật dễ dàng để tôi thấu hiểu Pháp Luân Công. Trước năm 2001, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc đã thu thập một danh sách gồm khoảng 800 học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi gọi nó là danh sách đen. Hầu như tất cả các học viên Pháp Luân Công ở Sydney đều có tên trong danh sách này.
Nếu chúng tôi phát hiện ra bất kỳ người nào có tên trong danh sách đen này đang xin gia hạn thị thực hoặc gia hạn hộ chiếu, chúng tôi sẽ gọi người đó đến để trao đổi nhanh và dễ dàng xác định xem họ có phải là một học viên Pháp Luân Công hay không. Nếu đúng như vậy, tất cả thông tin chi tiết trên hộ chiếu của người đó sẽ được ghi lại và gửi đến các cơ quan quản lý biên giới của Trung Quốc trên toàn cầu. Bằng cách này, người này sẽ nằm trong một danh sách lớn hơn và sẽ không được phép nhập cảnh vào Trung Quốc nữa.
Danh sách lớn hơn này do Bộ Công an Trung Quốc và Bộ An ninh Quốc gia tổng hợp. Mỗi Bộ đều có những nguồn thông tin riêng. Hiện tại ở Trung Quốc, Pháp Luân Công là vấn đề quan trọng nhất đối với ĐCSTQ, vấn đề được cho là ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội. Tất cả các cơ quan chính quyền đều phối hợp chặt chẽ về vấn đề này, và họ đều hy vọng sẽ làm tốt để đổi lấy sự thăng tiến và phần thưởng.
Thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Cộng và phục hồi tự do lương tâm
Một số người hỏi tôi, tại sao tôi lại chờ đến khi kết thúc nhiệm kỳ tại Lãnh sự quán Trung Quốc rời mới rời đi. Thành thật mà nói, lúc đầu tôi đã không có can đảm; nếu có can đảm đó thì lẽ ra tôi đã tham gia các phong trào sinh viên ngày 4 tháng 6 [tại Thiên An Môn] một cách tích cực hơn. Vì những cân nhắc cho gia đình và vì những bản năng con người khi đứng trước mối đe dọa tính mạng, tôi không thể làm điều đó. Có rất nhiều người khác giống như tôi bên trong chính quyền Trung Quốc, và họ cũng đang lúng túng. Vào cuối nhiệm kỳ của mình, tôi đột nhiên nhận ra rằng người kế nhiệm tôi sẽ để ý thấy nhiều điều mà tôi đã làm và anh ta sẽ báo cáo tôi với ĐCSTQ.
Tôi luôn cảm thông với các học viên Pháp Luân Công, vì vậy tôi đã xóa danh sách đen của khoảng 800 học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi chỉ có tên của họ và Bộ Công an sẽ cần phải kiểm chứng tất cả các chi tiết trước khi thêm họ vào danh sách toàn cầu. Tuy nhiên, tôi không thể làm gì cho 120 học viên Pháp Luân Công khác đã có tên trong danh sách toàn cầu này. Khi rời khỏi Lãnh sự quán, tôi đã mang theo tất cả các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công.
Tôi đã mất một thời gian dài để đưa ra quyết định kiểu này sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các yếu tố. Thông tin của lãnh sự quán mà tôi đã tiết lộ đều liên quan đến Pháp Luân Công, nhân quyền và các phong trào dân chủ, và tôi hy vọng những gì tôi đã làm sẽ giúp ngăn chặn ĐCSTQ bức hại những người này. Tôi đã tự mình tố giác ĐCSTQ, và tôi cảm thấy an ủi khi làm như vậy.
Tôi rời khỏi Lãnh sự quán Trung Quốc để tìm kiếm sự giải thoát tinh thần và tự do lương tâm, và tôi hy vọng mình có thể bắt đầu một cuộc sống mới. Tôi cũng hy vọng những gì tôi đã làm sẽ thức tỉnh nhiều người có lương tri và những người trong hệ thống ĐCSTQ có thể thoát khỏi âm mưu thống trị tinh thần của ĐCSTQ.
Gián điệp của Trung Cộng
Tôi muốn nhân cơ hội này để đưa ra một số lý giải về vấn đề mà tôi đã tiết lộ có liên quan đến nước Úc. ĐCSTQ có một ngàn gián điệp và người cung cấp thông tin ở Úc. Đó là một sự thật, mặc dù ĐCSTQ sẽ không bao giờ thừa nhận điều này.
ĐCSTQ đã nhanh chóng xác định được vị trí của tôi sau khi tôi đào thoát khỏi Lãnh sự quán Trung Quốc. Tôi biết có một gián điệp chuyên nghiệp bên trong Lãnh sự quán Úc. Tôi biết điều đó vì đó là cách duy nhất mà họ có thể nhanh chóng tìm thấy địa chỉ mới của tôi. Họ không nói chuyện với tôi. Thay vào đó, họ muốn quan sát người mà tôi đang liên lạc. Tôi đã xuất hiện vào ngày 4 tháng 7 và tiết lộ rằng ĐCSTQ có hàng ngàn gián điệp và người cung cấp thông tin ở Úc. Thực ra, Cơ quan Tình báo Úc đã xác nhận rằng có rất nhiều gián điệp của ĐCSTQ ở Úc.
Nhiều người nghĩ rằng tôi ám chỉ tất cả các gián điệp đều thuộc cộng đồng người Hoa. Điều này không đúng. Thậm chí còn có những gián điệp của ĐCSTQ bên trong chính phủ Úc. Nhiệm vụ của các gián điệp ĐCSTQ khá khác biệt so với nhiệm vụ của điệp viên các nước khác. Nhiệm vụ chính của các gián điệp ĐCSTQ là theo dõi hoạt động của các nhóm chống đối ĐCSTQ, đặc biệt là các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ. Ngoài ra, như tôi đã đề cập khi gặp các tổ chức người Hoa ở Sydney, ĐCSTQ muốn kiểm soát tâm trí và tinh thần của Hoa kiều. Họ thao túng Hoa kiều và kích động thù hận trong chúng ta. Trong số những người giữ liên hệ chặt chẽ với Lãnh sự quán [Trung Quốc, có những người cung cấp thông tin cho ĐCSTQ.
Một lãnh đạo cộng đồng người Hoa nói với tôi rằng, anh ta đã làm việc cho Lãnh sự quán Trung Quốc vì sợ rằng nếu anh ta không thực hiện những gì ĐCSTQ muốn anh ta làm, thì Lãnh sự quán này sẽ gây rắc rối khi anh ta và những người Hoa khác xin cấp thị thực Trung Quốc. Tôi hoàn toàn hiểu nỗi lo sợ của anh ấy bởi vì ĐCSTQ luôn cố gắng kiểm soát người Hoa, đặc biệt là những Hoa kiều sợ hãi. Sau một vài thế hệ bị Trung Cộng tẩy não, nhiều người, trong đó có tôi rất sợ Đảng này. Không phải ai làm việc với Trung Cộng đều là gián điệp hoặc người cung cấp thông tin; xin đừng so sánh như vậy.
Tôi tin rằng có nhiều Hoa kiều yêu nước. Tôi cũng là một người yêu nước. Tuy nhiên, tôi chống lại Trung Cộng và chống lại cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với người dân Trung Quốc. Thật đáng buồn khi Trung Cộng kiểm soát ý chí của rất nhiều Hoa kiều và nhiều người dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ đã làm những điều trái với ý muốn của họ. ĐCSTQ dùng các lợi ích về kinh tế và tài chính để lôi kéo và kích động chủ nghĩa dân tộc, do đó tạo ra những hiểu lầm giữa những người Hoa [với nhau] mặc dù ĐCSTQ tuyên bố sẽ thúc đẩy sự hợp tác. Đây là tất cả những cách mà ĐCSTQ dùng để chế ước người khác và hủy hoại tinh thần của họ.
Đọc cuốn Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Tôi hy vọng tất cả người dân Trung Quốc có thể thoát khỏi sự kiểm soát của ĐCSTQ như tôi đã từng làm. Tôi hy vọng nhiều người phục hồi tự do lương tâm của họ. Hệ thống ĐCSTQ đã hoàn toàn hủ bại; không có hy vọng để nó thay đổi tốt hơn. Với những lợi ích tài chính được kết nối với quyền lực chính trị, không có hy vọng nào cho việc ĐCSTQ trở thành dân chủ. Thay vào đó, mục đích của mọi cuộc cải tổ chính trị là tăng cường sự kiểm soát của ĐCSTQ. ĐCSTQ tuyên bố đã hướng tới các giá trị dân chủ kể từ năm 1949, nhưng chúng ta thấy có nền dân chủ ở Trung Quốc không? Sau năm 1989, một lần nữa Trung Cộng tuyên bố đang xây dựng một xã hội dân chủ với các đặc điểm xã hội chủ nghĩa, nhưng quý vị có thể nhìn thấy hy vọng của nền dân chủ ở đâu không? Tất cả đều là những lời xảo ngôn của ĐCSTQ.
Trước khi đào thoát khỏi Lãnh sự quán [Trung Quốc], tôi đã đọc cuốn Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản Trung Quốc (gọi tắt là Cửu Bình) do The Epoch Times công bố. Đây là cuốn sách duy nhất phơi bày hoàn toàn bản chất thật sự của ĐCSTQ. Như tôi đã nói ở Hoa Kỳ, ĐCSTQ là một con sói đội lốt cừu. Thậm chí nó sẽ không nhổ ra một khúc xương nào sau khi nuốt chửng người ta. Thậm chí nó đã buộc mọi người phải nói rằng nó là một con sói tốt vì đã ăn thịt người. Tôi đề nghị tất cả người dân Trung Quốc hãy đọc cuốn Cửu Bình.
Từ Huệ biên dịch