duyanh
12-10-2021, 01:48 PM
Trung Quốc "tất tay" khai thác mỏ kim loại khủng ở Lào: Mỗi năm thu về hàng triệu tấn
https://cafefcdn.com/thumb_w/650/203337114487263232/2021/12/10/photo1639098078792-1639098078906611197270.jpg
Trung Quốc đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ để khai thác khoáng sản tại Lào.
Chuyến tàu chở hàng đầu tiên của Đường sắt Trung Quốc-Lào đi Trung Quốc đã xuất phát vào chiều ngày 3/12 ngay sau khi tuyến đường sắt này chính thức khánh thành.
Trong số hàng hóa chở trên tàu có các sản phẩm kali do một liên doanh Trung Quốc-Lào có tên là Công ty Kali Quốc tế Sino-Agri sản xuất.
Công ty Trung Quốc khai thác kali tại Lào
Được biết, trước đó Trung Quốc đã có một công ty có tên East Steel Tower (trụ sở ở Thanh Đảo) cũng tham gia đầu tư và khai thác kali ở Lào. Năm 2020, công ty ra thông báo muốn tăng gấp đôi sản lượng của nhà máy lên 1 triệu tấn kali clorua.
East Steel Tower đã thực hiện tái cơ cấu tài sản vào tháng 10/2016 để sở hữu gián tiếp công ty Lao Kaiyuan Mining nhằm mục đích tăng nguồn doanh thu thông qua kinh doanh phân bón.
Lào có nguồn kali dồi dào, có khả năng mang lại lợi ích kinh tế lớn. Trữ lượng kali của Lào tập trung chủ yếu ở 2 khu vực: khu vực gần thủ đô Viêng Chăn (trữ lượng khoảng 50 triệu tấn, theo số liệu của chính phủ Lào) và khu vực ở tỉnh Khammouane.
Lao Kaiyuan Mining là một doanh nghiệp quốc tế chuyên sản xuất và kinh doanh phân bón kali, có mỏ và nhà máy đặt tại làng Nongpeu huyện Thakhek tỉnh Khammouane. Công ty hiện đang sở hữu 141 km2 quyền khai thác kali ở Lào. Trong đó, trữ lượng kali clorua đạt 218 triệu tấn ở tỉnh Khammouan, và rất dễ khai thác.
Các sản phẩm của nhà máy chủ yếu được bán cho Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, theo trang web của công ty. Năm 2018, công ty này đã bán được 550.000 tấn kali.
Trong tương lai, công ty mẹ muốn nâng công suất hàng năm của nhà máy lên 1,5 triệu tấn. Đầu tiên, để đạt sản lượng 1 triệu tấn, công ty ước tính sẽ chi 1,9 tỷ NDT trong thời gian xây dựng 2 năm. Khoảng 70% số tiền đầu tư sẽ được sử dụng để nâng cấp nhà máy trong khi phần còn lại sẽ bổ sung vào thanh khoản của công ty niêm yết.
Được thành lập vào tháng 10/2008, công ty Lao Kaiyuan Mining có quyền thăm dò 141km2 mỏ muối kali và magie ở tỉnh Khammouane và tỉnh Savannakhet của Lào.
Công ty đã đầu tư, tổ chức một số lượng lớn nhân lực, vật lực để thăm dò và phát triển mỏ muối kali và đã thu được những kết quả đáng kể, đáng chú ý là khoảng 400 triệu tấn kali clorua đã được xác định chắc chắn.
Năm 2015, trao đổi với tờ Nông nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Đạt, nguyên TGĐ Cty CP Phân bón Miền Nam nhận định: đối với Việt Nam, kali khai thác ở Lào có nhiều ưu điểm so với sản phẩm nhập khẩu truyền thống lâu nay từ Bắc Mỹ và Trung Đông, ví dụ như lợi thế về địa lý.
Theo đó, phân bón nhập từ Lào sẽ tiết kiệm thời gian vận chuyển, không cần phải đặt khối lượng lớn, tránh được rủi ro biến động giá. Chưa kể, kali của Lào có hàm lượng kali rất cao, thấp nhất cũng từ 60%, tương đương hoặc cao hơn nhập từ các nước ở xa. Do chi phí vận chuyển thấp hơn giá kali Lào cũng rẻ và qua đó giúp giảm giá thành cho nông dân.
Đại diện công ty Lao KaiYuan Mining cho biết, kali của công ty đã cung ứng cho nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Sản lượng sản xuất của công ty rất lớn đảm bảo cung cấp lượng hàng ổn định, lâu dài.
Hàng hóa, bao gồm cả nguyên liệu thô, cao su, gạo và nông sản tươi, có thể được vận chuyển đến Trung Quốc và sau đó là châu Âu thông qua mạng lưới đường sắt mới. Điều này sẽ tạo động lực cho không chỉ nền kinh tế địa phương mà còn cho các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore và Myanmar.
Tất Đạt
https://cafefcdn.com/thumb_w/650/203337114487263232/2021/12/10/photo1639098078792-1639098078906611197270.jpg
Trung Quốc đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ để khai thác khoáng sản tại Lào.
Chuyến tàu chở hàng đầu tiên của Đường sắt Trung Quốc-Lào đi Trung Quốc đã xuất phát vào chiều ngày 3/12 ngay sau khi tuyến đường sắt này chính thức khánh thành.
Trong số hàng hóa chở trên tàu có các sản phẩm kali do một liên doanh Trung Quốc-Lào có tên là Công ty Kali Quốc tế Sino-Agri sản xuất.
Công ty Trung Quốc khai thác kali tại Lào
Được biết, trước đó Trung Quốc đã có một công ty có tên East Steel Tower (trụ sở ở Thanh Đảo) cũng tham gia đầu tư và khai thác kali ở Lào. Năm 2020, công ty ra thông báo muốn tăng gấp đôi sản lượng của nhà máy lên 1 triệu tấn kali clorua.
East Steel Tower đã thực hiện tái cơ cấu tài sản vào tháng 10/2016 để sở hữu gián tiếp công ty Lao Kaiyuan Mining nhằm mục đích tăng nguồn doanh thu thông qua kinh doanh phân bón.
Lào có nguồn kali dồi dào, có khả năng mang lại lợi ích kinh tế lớn. Trữ lượng kali của Lào tập trung chủ yếu ở 2 khu vực: khu vực gần thủ đô Viêng Chăn (trữ lượng khoảng 50 triệu tấn, theo số liệu của chính phủ Lào) và khu vực ở tỉnh Khammouane.
Lao Kaiyuan Mining là một doanh nghiệp quốc tế chuyên sản xuất và kinh doanh phân bón kali, có mỏ và nhà máy đặt tại làng Nongpeu huyện Thakhek tỉnh Khammouane. Công ty hiện đang sở hữu 141 km2 quyền khai thác kali ở Lào. Trong đó, trữ lượng kali clorua đạt 218 triệu tấn ở tỉnh Khammouan, và rất dễ khai thác.
Các sản phẩm của nhà máy chủ yếu được bán cho Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, theo trang web của công ty. Năm 2018, công ty này đã bán được 550.000 tấn kali.
Trong tương lai, công ty mẹ muốn nâng công suất hàng năm của nhà máy lên 1,5 triệu tấn. Đầu tiên, để đạt sản lượng 1 triệu tấn, công ty ước tính sẽ chi 1,9 tỷ NDT trong thời gian xây dựng 2 năm. Khoảng 70% số tiền đầu tư sẽ được sử dụng để nâng cấp nhà máy trong khi phần còn lại sẽ bổ sung vào thanh khoản của công ty niêm yết.
Được thành lập vào tháng 10/2008, công ty Lao Kaiyuan Mining có quyền thăm dò 141km2 mỏ muối kali và magie ở tỉnh Khammouane và tỉnh Savannakhet của Lào.
Công ty đã đầu tư, tổ chức một số lượng lớn nhân lực, vật lực để thăm dò và phát triển mỏ muối kali và đã thu được những kết quả đáng kể, đáng chú ý là khoảng 400 triệu tấn kali clorua đã được xác định chắc chắn.
Năm 2015, trao đổi với tờ Nông nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Đạt, nguyên TGĐ Cty CP Phân bón Miền Nam nhận định: đối với Việt Nam, kali khai thác ở Lào có nhiều ưu điểm so với sản phẩm nhập khẩu truyền thống lâu nay từ Bắc Mỹ và Trung Đông, ví dụ như lợi thế về địa lý.
Theo đó, phân bón nhập từ Lào sẽ tiết kiệm thời gian vận chuyển, không cần phải đặt khối lượng lớn, tránh được rủi ro biến động giá. Chưa kể, kali của Lào có hàm lượng kali rất cao, thấp nhất cũng từ 60%, tương đương hoặc cao hơn nhập từ các nước ở xa. Do chi phí vận chuyển thấp hơn giá kali Lào cũng rẻ và qua đó giúp giảm giá thành cho nông dân.
Đại diện công ty Lao KaiYuan Mining cho biết, kali của công ty đã cung ứng cho nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Sản lượng sản xuất của công ty rất lớn đảm bảo cung cấp lượng hàng ổn định, lâu dài.
Hàng hóa, bao gồm cả nguyên liệu thô, cao su, gạo và nông sản tươi, có thể được vận chuyển đến Trung Quốc và sau đó là châu Âu thông qua mạng lưới đường sắt mới. Điều này sẽ tạo động lực cho không chỉ nền kinh tế địa phương mà còn cho các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore và Myanmar.
Tất Đạt