sophienguyen
12-08-2021, 01:05 AM
Việt Nam chính thức lên tiếng vụ Quốc ca bị tắt tiếng vì lý do bản quyền
https://photo-cms-plo.zadn.vn/w800/Uploaded/2021/ernccqrwq/2021_12_06/ban-quyen-quoc-ca_ygxc.jpg
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam tại sân Mỹ Đình trong mùa giải AFF Suzuki Cup 2018.
Lên tiếng chính thức về những lùm xùm xung quanh sự kiện Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Việt Nam hôm 7/12 khẳng định “Ca khúc Tiến quân ca là Quốc ca của Việt Nam” và Bộ này “có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và phải thực hiện các biện pháp cần thiết để gìn giữ, phát huy giá trị của Quốc ca”.
Trước đó, vào tối 6/12, ngay trước trận đấu giữa Việt Nam và Lào, khi bản Quốc ca Việt Nam vang lên thì âm thanh bị tắt trên một số kênh YouTube tiếp sóng trận đấu, kèm lời xin lỗi của kênh phát sóng, rằng “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm”.
Nhiều bình luận trên mạng xã hội sau đó đổ lỗi cho BH Media vì công ty này trước đây từng bị cho là nhận vơ bản quyền bài Quốc ca của Việt Nam.
Ngay lập tức, BH Media lên tiếng với báo chí rằng họ không nắm bản quyền bài Quốc ca mà chỉ được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý và khai thác bản thu âm Tiến quân ca trên YouTube. Công ty này cũng phủ nhận có liên quan đến việc bài Quốc ca bị tắt tiếng hôm 6/12.
Lên tiếng chính thức về vụ việc, Bộ VHTTDL Việt Nam ngày 7/12 nói Bộ này đã làm việc với các cơ quan liên quan về sự cố trên và yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức “không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam”.
Trên thực tế, ở trận đấu giữa Đông Timor và Thái Lan tại bảng A AFF Suzuki Cup 2020 vào chiều 5/12, Quốc ca của hai đội này cũng đã bị tắt tiếng trên kênh YouTube Next Sports, và trận đấu giữa Campuchia - Malaysia ở bảng B AFF Suzuki Cup 2020 cũng diễn ra tương tự.
Việc tắt tiếng các bài Quốc ca trong các trận đấu thể thao được phát sóng trực tiếp được xem là biện pháp khôn ngoan của các chủ kênh nhằm tránh bị đánh bản quyền trên YouTube hay một số nền tảng số khác.
VOA
https://photo-cms-plo.zadn.vn/w800/Uploaded/2021/ernccqrwq/2021_12_06/ban-quyen-quoc-ca_ygxc.jpg
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam tại sân Mỹ Đình trong mùa giải AFF Suzuki Cup 2018.
Lên tiếng chính thức về những lùm xùm xung quanh sự kiện Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Việt Nam hôm 7/12 khẳng định “Ca khúc Tiến quân ca là Quốc ca của Việt Nam” và Bộ này “có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và phải thực hiện các biện pháp cần thiết để gìn giữ, phát huy giá trị của Quốc ca”.
Trước đó, vào tối 6/12, ngay trước trận đấu giữa Việt Nam và Lào, khi bản Quốc ca Việt Nam vang lên thì âm thanh bị tắt trên một số kênh YouTube tiếp sóng trận đấu, kèm lời xin lỗi của kênh phát sóng, rằng “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm”.
Nhiều bình luận trên mạng xã hội sau đó đổ lỗi cho BH Media vì công ty này trước đây từng bị cho là nhận vơ bản quyền bài Quốc ca của Việt Nam.
Ngay lập tức, BH Media lên tiếng với báo chí rằng họ không nắm bản quyền bài Quốc ca mà chỉ được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý và khai thác bản thu âm Tiến quân ca trên YouTube. Công ty này cũng phủ nhận có liên quan đến việc bài Quốc ca bị tắt tiếng hôm 6/12.
Lên tiếng chính thức về vụ việc, Bộ VHTTDL Việt Nam ngày 7/12 nói Bộ này đã làm việc với các cơ quan liên quan về sự cố trên và yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức “không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam”.
Trên thực tế, ở trận đấu giữa Đông Timor và Thái Lan tại bảng A AFF Suzuki Cup 2020 vào chiều 5/12, Quốc ca của hai đội này cũng đã bị tắt tiếng trên kênh YouTube Next Sports, và trận đấu giữa Campuchia - Malaysia ở bảng B AFF Suzuki Cup 2020 cũng diễn ra tương tự.
Việc tắt tiếng các bài Quốc ca trong các trận đấu thể thao được phát sóng trực tiếp được xem là biện pháp khôn ngoan của các chủ kênh nhằm tránh bị đánh bản quyền trên YouTube hay một số nền tảng số khác.
VOA