duyanh
12-02-2021, 01:09 PM
Việt Nam sẽ tiến hành tiêm mũi 3, mũi 4… vắc-xin COVID-19; tiêm cùng loại hoặc khác loại vắc-xin
Bộ Y tế Việt Nam vừa công bố sẽ tiến hành tiêm mũi vắc-xin COVID-19 bổ sung đối với người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều vắc-xin COVID-19; và người đã tiêm đủ liều hoặc đã tiêm mũi bổ sung, 6 tháng sau kể từ mũi tiêm cuối cùng, tiếp tục tiêm mũi nhắc lại.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/12/tiem-vac-xin-tphcm-0.jpg
Một phụ nữ tại Quận Tân Bình (TP.HCM) đang nhận mũi tiêm vắc-xin COVID-19, tháng 7/2201. (Ảnh minh họa: HCDC)
Ngày 1/12, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký ban hành Công văn 10225/BYT-DP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế (Bộ Công an); Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) về việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại.
Văn bản trên đề cập đến việc tiêm các mũi tiêm vắc-xin COVID-19 theo 3 liệu trình, gồm: liều cơ bản, liều bổ sung và liều nhắc lại.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên, trong đó, trước tiên tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 50 tuổi trở lên.
Đối với liều bổ sung, người từ 18 tuổi trở lên sẽ tiêm tiếp mũi này; tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vắc-xin) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…
Mũi vắc-xin bổ sung này sẽ cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc-xin mRNA. Mũi bổ sung sẽ tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vắc-xin.
Đối với liều nhắc lại, người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung sẽ tiêm mũi này; tiêm trước cho người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.
Quy định về loại vắc-xin đối với mũi tiêm nhắc lại như sau:
nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc mũi bổ sung là cùng loại vắc-xin thì mũi nhắc lại là vắc-xin cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA;
nếu trước đó đã tiêm các loại vắc-xin khác nhau thì mũi nhắc lại sẽ dùng vắc-xin mRNA.
nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc-xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA hoặc vắc-xin véc-tơ virus (vắc-xin Astrazeneca)
Mũi vắc-xin nhắc lại cách ít nhất 6 tháng kể từ mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.
“Liều cơ bản”, “liều bổ sung” và “liều nhắc lại” là gì?
Công văn 10255 của Bộ Y tế không đưa ra giải thích khái niệm đối với các danh từ “liều cơ bản”, “liều bổ sung” và “liều nhắc lại”.
Vnexpress ngày 2/12 dẫn lời của một lãnh đạo Bộ Y tế (không nêu danh tính) giải thích về các khái niệm trên như sau: Liều cơ bản là liều vắc-xin tiêm theo liệu trình quy định của nhà sản xuất.
Ví dụ, Việt Nam đang tiêm chủ yếu là các loại vắc-xin liệu trình 2 liều (thường gọi là mũi 1, mũi 2), như vắc-xin của AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm…, mỗi liều tiêm cách nhau 3-6 tuần tùy loại. Vắc-xin của Johnson & Johnson, Sputnik Light là liệu trình một liều (tiêm 1 mũi duy nhất), song Việt Nam chưa có loại này. Vắc-xin Abdala của Cuba liệu trình 3 liều tiêm (3 mũi), khoảng cách giữa các liều là 14 ngày [cuối tháng 10 và trong tháng 11, Bộ Y tế đã phân bổ vắc-xin Abdala cho Nghệ An 1.306.600 liều, An Giang nhận 358.200 liều, Hà Giang nhận 2.370 liều; tiêm đủ 3 mũi – chú thích].
Liều bổ sung là liều tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày.
Liều nhắc lại, còn gọi là liều tăng cường, tiêm ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.
Với giải thích như trên, liều bổ sung có thể là mũi 2 (đối với vắc-xin liệu trình 1 mũi tiêm), mũi 3 (đối với vắc-xin liệu trình 2 mũi tiêm), mũi 4 (đối với vắc-xin liệu trình 3 mũi tiêm).
Và người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung sẽ tiêm thêm liều nhắc lại sau 6 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng; tiêm trước cho nhóm người có nguy cơ cao.
Việc tiêm các mũi bổ sung, nhắc lại sẽ tiến hành ngay từ tháng 12/2021
Theo Công văn 10255, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề xuất với Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quyết định nhóm người sẽ tiêm, căn cứ trên tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng dịch của địa phương, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vắc-xin.
Tương tự, Bộ này cũng đề nghị Cục Y tế (Bộ Công an) và Cục Quân y, Tổng Cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) đề xuất lãnh đạo Bộ của đơn vị mình quyết định nhóm người tiêm phù hợp và xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vắc-xin.
Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng.
Nguyễn Quân
Bộ Y tế Việt Nam vừa công bố sẽ tiến hành tiêm mũi vắc-xin COVID-19 bổ sung đối với người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều vắc-xin COVID-19; và người đã tiêm đủ liều hoặc đã tiêm mũi bổ sung, 6 tháng sau kể từ mũi tiêm cuối cùng, tiếp tục tiêm mũi nhắc lại.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/12/tiem-vac-xin-tphcm-0.jpg
Một phụ nữ tại Quận Tân Bình (TP.HCM) đang nhận mũi tiêm vắc-xin COVID-19, tháng 7/2201. (Ảnh minh họa: HCDC)
Ngày 1/12, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký ban hành Công văn 10225/BYT-DP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế (Bộ Công an); Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) về việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại.
Văn bản trên đề cập đến việc tiêm các mũi tiêm vắc-xin COVID-19 theo 3 liệu trình, gồm: liều cơ bản, liều bổ sung và liều nhắc lại.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên, trong đó, trước tiên tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 50 tuổi trở lên.
Đối với liều bổ sung, người từ 18 tuổi trở lên sẽ tiêm tiếp mũi này; tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vắc-xin) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…
Mũi vắc-xin bổ sung này sẽ cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc-xin mRNA. Mũi bổ sung sẽ tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vắc-xin.
Đối với liều nhắc lại, người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung sẽ tiêm mũi này; tiêm trước cho người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.
Quy định về loại vắc-xin đối với mũi tiêm nhắc lại như sau:
nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc mũi bổ sung là cùng loại vắc-xin thì mũi nhắc lại là vắc-xin cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA;
nếu trước đó đã tiêm các loại vắc-xin khác nhau thì mũi nhắc lại sẽ dùng vắc-xin mRNA.
nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc-xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA hoặc vắc-xin véc-tơ virus (vắc-xin Astrazeneca)
Mũi vắc-xin nhắc lại cách ít nhất 6 tháng kể từ mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.
“Liều cơ bản”, “liều bổ sung” và “liều nhắc lại” là gì?
Công văn 10255 của Bộ Y tế không đưa ra giải thích khái niệm đối với các danh từ “liều cơ bản”, “liều bổ sung” và “liều nhắc lại”.
Vnexpress ngày 2/12 dẫn lời của một lãnh đạo Bộ Y tế (không nêu danh tính) giải thích về các khái niệm trên như sau: Liều cơ bản là liều vắc-xin tiêm theo liệu trình quy định của nhà sản xuất.
Ví dụ, Việt Nam đang tiêm chủ yếu là các loại vắc-xin liệu trình 2 liều (thường gọi là mũi 1, mũi 2), như vắc-xin của AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm…, mỗi liều tiêm cách nhau 3-6 tuần tùy loại. Vắc-xin của Johnson & Johnson, Sputnik Light là liệu trình một liều (tiêm 1 mũi duy nhất), song Việt Nam chưa có loại này. Vắc-xin Abdala của Cuba liệu trình 3 liều tiêm (3 mũi), khoảng cách giữa các liều là 14 ngày [cuối tháng 10 và trong tháng 11, Bộ Y tế đã phân bổ vắc-xin Abdala cho Nghệ An 1.306.600 liều, An Giang nhận 358.200 liều, Hà Giang nhận 2.370 liều; tiêm đủ 3 mũi – chú thích].
Liều bổ sung là liều tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày.
Liều nhắc lại, còn gọi là liều tăng cường, tiêm ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.
Với giải thích như trên, liều bổ sung có thể là mũi 2 (đối với vắc-xin liệu trình 1 mũi tiêm), mũi 3 (đối với vắc-xin liệu trình 2 mũi tiêm), mũi 4 (đối với vắc-xin liệu trình 3 mũi tiêm).
Và người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung sẽ tiêm thêm liều nhắc lại sau 6 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng; tiêm trước cho nhóm người có nguy cơ cao.
Việc tiêm các mũi bổ sung, nhắc lại sẽ tiến hành ngay từ tháng 12/2021
Theo Công văn 10255, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề xuất với Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quyết định nhóm người sẽ tiêm, căn cứ trên tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng dịch của địa phương, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vắc-xin.
Tương tự, Bộ này cũng đề nghị Cục Y tế (Bộ Công an) và Cục Quân y, Tổng Cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) đề xuất lãnh đạo Bộ của đơn vị mình quyết định nhóm người tiêm phù hợp và xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vắc-xin.
Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng.
Nguyễn Quân