duyanh
11-30-2021, 01:41 PM
47 nhà dân chủ Hong Kong tiếp tục bị xét xử với tội danh 'lật đổ' chế độ
https://img.ntdvn.net/2021/11/ntdvn_etid13406203-content-1129-1-2-600x400-1.jpg (https://img.ntdvn.net/2021/11/ntdvn_etid13406203-content-1129-1-2-600x400-1.jpg)
Cảnh sát Hong Kong đứng trước Tòa án sơ thẩm Tây Cửu Long hôm 29/11/2021. (Song Bilong / The Epoch Times)
Hôm thứ Hai (29/11), 47 nhà dân chủ Hong Kong tiếp tục được đưa ra xét xử và bị buộc tội "âm mưu lật đổ chính quyền nhà nước" vì đã tổ chức và tham gia cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng 7/2020. Trong đó, 14 người tiếp tục gia hạn tại ngoại, các bị cáo còn lại tiếp tục bị tạm giam chờ xét xử.
Tổng hợp từ các kênh truyền thông cho thấy, vụ án về bầu cử sơ bộ của phe dân chủ Hong Kong đã được xét xử lần thứ ba tại Tòa án sơ thẩm Tây Cửu Long vào ngày hôm qua (29/11). Thẩm phán La Đức Tuyền (Luo Dequan) đã hoãn vụ án đến năm sau và sáng ngày 4/3/2022 sẽ là ngày xét xử lần thứ tư.
Trong số 47 bị cáo, 33 người tiếp tục bị đưa trở về trại giam hoặc thụ án cho các vụ án khác; 14 người khác được tại ngoại.
https://i.epochtimes.com/assets/uploads/2021/11/id13406200-content_1129-1-15-600x400.png
Trong ảnh là bà Dương Tuyết Doanh (Clarisse Yeung Suet-ying) – 1 trong số 14 người được tại ngoại. (Song Bilong / The Epoch Times)
https://i.epochtimes.com/assets/uploads/2021/11/id13406205-content_1129-1-16-600x400.png
Trong ảnh là ông Trần Chí Toàn (Raymond Chan Chi-chuen) – 1 trong số 14 người được tại ngoại. (Song Bilong / The Epoch Times)
RFI nói rằng, những nhà dân chủ này đều là những nhân vật nổi tiếng, được công chúng và giới chính trị Hong Kong kính trọng, một số họ đã có hàng chục năm hoạt động trong xã hội và chính trị. Nhưng kể từ tháng 2 năm nay, họ đã bị giam giữ trước khi xét xử, và sau đó chỉ có 14 người được tại ngoại.
47 người này bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền nhà nước, vi phạm mục 22 (3) của “Luật An ninh Quốc gia” và các mục 159A và 159C trong Chương 200 “Điều lệ Tội phạm Hình sự” của Luật Hong Kong.
Đây là tội danh có thể bị phạt tù chung thân.
Vào tháng 7/2020, 47 người này đã tổ chức hoặc tham gia cuộc bầu cử sơ bộ ở Hong Kong. Vào thời điểm đó, khoảng 600.000 công dân Hong Kong cũng tham gia và cuộc bầu cử diễn ra theo trình tự.
Mục đích của việc bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ là để tối đa hóa ảnh hưởng của phe ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp sẽ được tổ chức vào tháng 9 cùng năm. Nhưng nó đã bị hoãn lại đến tháng 12/2021.
Vào tháng 1 năm nay, 47 người này đã bị cảnh sát Hong Kong bắt giữ. Đến tháng 2, họ bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền. Đây là cuộc vây bắt lớn nhất do cảnh sát Hong Kong phát động kể từ khi "Luật An ninh Quốc gia Hong Kong" có hiệu lực vào tháng 7/2020. Vì luật này mà nhiều nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hong Kong đã bị bỏ tù hoặc buộc phải lưu vong ở nước ngoài.
Chuyên gia: Hong Kong chưa chết nhưng đã trở nên không thể nhận dạng
Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, ủy viên Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Hoa Kỳ - Trung Quốc Kimberly Glas cho biết tại phiên điều trần của Quốc hội Mỹ hồi tháng 9 rằng, “Chính quyền Hong Kong đã thay đổi các quy tắc bầu cử để đảm bảo rằng các thành viên phe dân chủ không bao giờ có thể ứng cử, chưa nói đến việc được bầu vào Hội đồng Lập pháp”.
Ông Michael Davis, hiện là nhà nghiên cứu tại “Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson” (Woodrow Wilson International Center for Scholars) ở Washington, đã chỉ ra tại buổi điều trần rằng, "Khi tôi nhìn thấy những gì đã xảy ra, những việc đã xảy ra vào năm ngoái, tôi chết lặng, những điều này thực sự không phải là đặt điều".
"[Chế độ] Trung Quốc không đưa chủ nghĩa tôn giáo cực đoan vào Hong Kong, mà là cấy ghép một hình thức chủ nghĩa chính phủ cực đoan vào một xã hội cởi mở. Họ thực sự không gì là không làm". Ông Davis cũng từng là một học giả luật cao cấp từng giảng dạy tại Trường Luật của Đại học Hong Kong và Đại học Trung văn Hong Kong trong nhiều năm.
Chiến dịch "chống dẫn độ về Trung Quốc đại lục" của Hong Kong nổ ra vào tháng 6/2019. Theo thông tin tổng hợp từ các kênh truyền thông, cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ hơn 10.200 người trong hai năm qua, và 750 người trong số họ đã bị buộc tội bạo loạn. Cho đến nay, có nhiều tổ chức xã hội dân sự ở Hong Kong đã đóng cửa, một số tổ chức nhân quyền quốc tế cũng đã rời khỏi Hong Kong.
Bà Angeli Datt, một nhà nghiên cứu cấp cao tại “Ngôi nhà Tự do (Freedom House)”, một tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ, cũng cho biết tại phiên điều trần rằng, “Hong Kong chưa chết, chỉ là khi nằm dưới Luật An ninh Quốc gia, mảnh đất đó đã thay đổi diện mạo và gần như không thể nhận dạng được nữa”.
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
https://img.ntdvn.net/2021/11/ntdvn_etid13406203-content-1129-1-2-600x400-1.jpg (https://img.ntdvn.net/2021/11/ntdvn_etid13406203-content-1129-1-2-600x400-1.jpg)
Cảnh sát Hong Kong đứng trước Tòa án sơ thẩm Tây Cửu Long hôm 29/11/2021. (Song Bilong / The Epoch Times)
Hôm thứ Hai (29/11), 47 nhà dân chủ Hong Kong tiếp tục được đưa ra xét xử và bị buộc tội "âm mưu lật đổ chính quyền nhà nước" vì đã tổ chức và tham gia cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng 7/2020. Trong đó, 14 người tiếp tục gia hạn tại ngoại, các bị cáo còn lại tiếp tục bị tạm giam chờ xét xử.
Tổng hợp từ các kênh truyền thông cho thấy, vụ án về bầu cử sơ bộ của phe dân chủ Hong Kong đã được xét xử lần thứ ba tại Tòa án sơ thẩm Tây Cửu Long vào ngày hôm qua (29/11). Thẩm phán La Đức Tuyền (Luo Dequan) đã hoãn vụ án đến năm sau và sáng ngày 4/3/2022 sẽ là ngày xét xử lần thứ tư.
Trong số 47 bị cáo, 33 người tiếp tục bị đưa trở về trại giam hoặc thụ án cho các vụ án khác; 14 người khác được tại ngoại.
https://i.epochtimes.com/assets/uploads/2021/11/id13406200-content_1129-1-15-600x400.png
Trong ảnh là bà Dương Tuyết Doanh (Clarisse Yeung Suet-ying) – 1 trong số 14 người được tại ngoại. (Song Bilong / The Epoch Times)
https://i.epochtimes.com/assets/uploads/2021/11/id13406205-content_1129-1-16-600x400.png
Trong ảnh là ông Trần Chí Toàn (Raymond Chan Chi-chuen) – 1 trong số 14 người được tại ngoại. (Song Bilong / The Epoch Times)
RFI nói rằng, những nhà dân chủ này đều là những nhân vật nổi tiếng, được công chúng và giới chính trị Hong Kong kính trọng, một số họ đã có hàng chục năm hoạt động trong xã hội và chính trị. Nhưng kể từ tháng 2 năm nay, họ đã bị giam giữ trước khi xét xử, và sau đó chỉ có 14 người được tại ngoại.
47 người này bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền nhà nước, vi phạm mục 22 (3) của “Luật An ninh Quốc gia” và các mục 159A và 159C trong Chương 200 “Điều lệ Tội phạm Hình sự” của Luật Hong Kong.
Đây là tội danh có thể bị phạt tù chung thân.
Vào tháng 7/2020, 47 người này đã tổ chức hoặc tham gia cuộc bầu cử sơ bộ ở Hong Kong. Vào thời điểm đó, khoảng 600.000 công dân Hong Kong cũng tham gia và cuộc bầu cử diễn ra theo trình tự.
Mục đích của việc bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ là để tối đa hóa ảnh hưởng của phe ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp sẽ được tổ chức vào tháng 9 cùng năm. Nhưng nó đã bị hoãn lại đến tháng 12/2021.
Vào tháng 1 năm nay, 47 người này đã bị cảnh sát Hong Kong bắt giữ. Đến tháng 2, họ bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền. Đây là cuộc vây bắt lớn nhất do cảnh sát Hong Kong phát động kể từ khi "Luật An ninh Quốc gia Hong Kong" có hiệu lực vào tháng 7/2020. Vì luật này mà nhiều nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hong Kong đã bị bỏ tù hoặc buộc phải lưu vong ở nước ngoài.
Chuyên gia: Hong Kong chưa chết nhưng đã trở nên không thể nhận dạng
Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, ủy viên Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Hoa Kỳ - Trung Quốc Kimberly Glas cho biết tại phiên điều trần của Quốc hội Mỹ hồi tháng 9 rằng, “Chính quyền Hong Kong đã thay đổi các quy tắc bầu cử để đảm bảo rằng các thành viên phe dân chủ không bao giờ có thể ứng cử, chưa nói đến việc được bầu vào Hội đồng Lập pháp”.
Ông Michael Davis, hiện là nhà nghiên cứu tại “Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson” (Woodrow Wilson International Center for Scholars) ở Washington, đã chỉ ra tại buổi điều trần rằng, "Khi tôi nhìn thấy những gì đã xảy ra, những việc đã xảy ra vào năm ngoái, tôi chết lặng, những điều này thực sự không phải là đặt điều".
"[Chế độ] Trung Quốc không đưa chủ nghĩa tôn giáo cực đoan vào Hong Kong, mà là cấy ghép một hình thức chủ nghĩa chính phủ cực đoan vào một xã hội cởi mở. Họ thực sự không gì là không làm". Ông Davis cũng từng là một học giả luật cao cấp từng giảng dạy tại Trường Luật của Đại học Hong Kong và Đại học Trung văn Hong Kong trong nhiều năm.
Chiến dịch "chống dẫn độ về Trung Quốc đại lục" của Hong Kong nổ ra vào tháng 6/2019. Theo thông tin tổng hợp từ các kênh truyền thông, cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ hơn 10.200 người trong hai năm qua, và 750 người trong số họ đã bị buộc tội bạo loạn. Cho đến nay, có nhiều tổ chức xã hội dân sự ở Hong Kong đã đóng cửa, một số tổ chức nhân quyền quốc tế cũng đã rời khỏi Hong Kong.
Bà Angeli Datt, một nhà nghiên cứu cấp cao tại “Ngôi nhà Tự do (Freedom House)”, một tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ, cũng cho biết tại phiên điều trần rằng, “Hong Kong chưa chết, chỉ là khi nằm dưới Luật An ninh Quốc gia, mảnh đất đó đã thay đổi diện mạo và gần như không thể nhận dạng được nữa”.
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung