duyanh
11-27-2021, 01:27 PM
TP.HCM cưa hạ cây dầu cổ thụ: ‘Cây suy yếu nên phải có phương án đốn hạ’
Trưa 26/11, 3 cây dầu cổ thụ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) bị cưa hạ, cắt rễ, phân khúc thân cây khiến nhiều người sửng sốt. Khi được hỏi lý do, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM nói rằng do cây suy yếu nên phải đốn hạ…
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cua-ha-cay-dau-1.jpg
Các nhân viên đô thị đang đưa máy cắt và xe cẩu để cưa bỏ một gốc dầu. Cây bên cạnh đã bị cắt cụt thân, cũng chuẩn bị bị kéo đổ. Ảnh chụp lúc 11h10 ngày 26/11, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP.HCM. (Ảnh: Chien Bau/Facebook)
Trưa 26/11, nhiều người dân TP.HCM đi ngang trục đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) bất ngờ vì nhiều cây dầu lâu năm đang bị cưa hạ. Thân cây bị phân nhỏ thành từng khúc, hạ dần. Với phần thân gốc, các nhân viên công ty cây xanh cắt rễ, kéo đổ.
Đưa tin sớm nhất về vụ việc, báo Pháp Luật TP.HCM dẫn lời ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM phủ định việc đốn hạ do dự án, mà là do tuyến đường này từng có cây bị bật gốc, đổ.
“Việc đốn hạ cây ở trục đường Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải phục vụ dự án nào mà từ việc thời gian qua có cây ở trục đường này bật gốc vào Thảo Cầm Viên gây nguy hiểm. Việc đốn cây là trong kế hoạch rà soát xử lý cây xanh gây mất an toàn vẫn thường làm”, ông Điệp nói.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cua-ha-cay-dau.jpg
Một gốc dầu đã bị cưa rễ, đẩy đổ, một gốc đang chuẩn bị cưa gốc. Xung quanh, các nhân viên cây xanh đang cưa thân gỗ thành khúc. (Ảnh: Chien Bau/Facebook)
Trong khi đó, trang Zing dẫn lời ông Điệp cho hay 3 cây dầu lâu năm bị cưa hạ là bị sâu bệnh, suy yếu, mất an toàn, có nguy cơ ngã đổ.
“Qua nhiều đợt kiểm tra, chúng tôi nhận thấy cây suy yếu nên phải có phương án đốn hạ. Vấn đề an toàn phải đặt lên trên hết vì đường phố có nhiều người qua lại, cây ngã đổ sẽ gây hậu quả khôn lường”, ông Điệp nói.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cua-ha-cay-dau-6.jpg
Thêm một gốc dầu bị cưa hạ trước cổng trường Trưng Vương, trưa 26/11. (Ảnh: Chien Bau/Facebook)
Ông Điệp dẫn lại việc chiều 9/10, một cây cổ thụ đường kính hơn 1,5m bật gốc đè sập tường, chuồng thú nuôi hơn chục con rái cá ở Thảo Cầm Viên. Tháng 8 năm ngoái, một cây xanh bị tét nhánh rơi vào mái ngói của Trường THPT Trưng Vương gây nhiều hư hại.
Về việc đốn hạ 3 cây dầu này, ông Điệp cho hay đơn vị sẽ có phương án trồng thay thế những cây dầu khác tại tuyến đường trên để đảm bảo mảng xanh của thành phố.
Nhận những tấm ảnh chụp từ hiện trường cưa hạ cây từ Nhóm Save Heritage Vietnam, trưa 26/11, TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên đã lên tiếng kêu gọi “Hãy cứu những hàng dầu cổ thụ ở Sài Gòn”. Chị viết: “Vì sao mấy tuần nay TP.HCM cho chặt hạ trên diện rộng các cây xanh đô thị là những cây lâu năm, đang cho bóng mát và đặc biệt, những hàng cây gắn liền với thành phố này, với con người Sài Gòn.
Có ai không bị cảm giác đau đớn hành hạ khi nhìn thấy cảnh cưa cây? Có ai cầm lòng khi nghe tiếng máy cưa cắt xé thân cây???
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cua-ha-cay-dau-2-1024x768.jpg
Ảnh chụp cắt ngang thân cây dầu vừa bị cưa hạ. (Ảnh: Minh Hòa/Facebook)
Mỗi cái cây là một linh hồn. Biết bao năm chờ đợi mới có một tán cây cao như vậy. Nhưng chỉ 10 phút là người ta dùng cưa máy cưa được 1 thân cây rồi. Những thân cây còn nguyên nhựa sống. Chưa hề có dấu vết của sự mục ruỗng. Vì sao vậy???
Có bao nhiêu cuộc hội thảo đô thị xanh, phát triển bền vững được diễn ra. Và có biết bao nhiêu cây cổ thụ vẫn bị đốn hạ hàng ngày. Nếu nó bị sâu bệnh thì phải thăm khám và chỉ tỉa 1 vài cây. Nhưng điều gì đang xảy ra với hàng cây Dầu cổ thụ của Sài Gòn vậy?
Hàng cây trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, con đường đẹp nhất Sài Gòn, cũng đang bị chặt hạ với tốc độ rất nhanh, vài phút đã đổ ngã 1 cây.
Mọi lời kêu cứu có kịp không?
Save the Trees!
Save the City!”
Nhiếp ảnh gia Minh Hòa, người kịp ghi lại cảnh một gốc dầu bị cưa rễ chính và kéo đổ vào trưa 26/11 cho hay khi hỏi các nhân viên đô thị thì mọi người nói rằng “các nhà chuyên môn dùng “máy siêu âm” phát hiện bộ rễ cây này có dấu hiệu bị mục nên buộc phải đốn hạ”. Tuy nhiên, anh cho hay theo quan sát lõi thân cắt ngang, thân gỗ vẫn rất chắc khỏe.
“Hàng cây Dầu đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, với mình là Top 3 con đường có hàng cây Dầu đẹp nhất Sài Gòn. Mỗi lần có dịp đi ngang con đường này vào bất kể giờ nào trong ngày cũng rợp bóng mát, đặc biệt nhất khi mùa hoa Dầu đến những cánh hoa Dầu rơi xoay tít vào những buổi chiều gió lớn…” – người nhiếp ảnh gia viết.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cua-ha-cay-dau-5-1024x768.jpg
Một nhánh rễ dầu có đường kính khoảng 12-14 cm. (Ảnh: Minh Hòa/Facebook)
Anh Hòa kể lại sau khi cây ngã xuống đã đến gần chụp ảnh thì thấy nhúm rễ nhỏ ở giữa có mục, nhưng bộ rễ chính bao quanh rất to và còn ngon. “Để đốn một cây, kể cả một cây cổ thụ còn khỏe, nếu muốn cũng dễ, người ta đào xung quanh và dùng cưa ngang hết tất cả các nhánh rễ, lúc này cây đâu còn sức bám, nên chỉ cần một lực tác động nhẹ là cây ngã thôi”, anh nói thêm.
Kiến trúc sư Hồ Lê Phương cũng đặt nghi vấn về lời giải thích cây phải cưa hạ do “bộ rễ đã bị hỏng”. Theo ông, “nhìn các thân cây đã cắt thì thấy còn rất tốt”.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cua-ha-cay-dau-3-731x1024.jpg
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cua-ha-cay-dau-3-731x1024.jpg
Cổng trường Trưng Vương trước và sau khi 3 gốc dầu cổ thụ bị cưa hạ. (Ảnh: Minh Hòa/Facebook)
Kiến trúc sư Sơn Đặng cảm thán: “Còn con đường và hàng cây đẹp nhất Saigon!”, và đặt câu hỏi: “Họ chặt vài cây sâu bệnh hay chặt nguyên con đường? Có quan chức nào trả lời chưa?”.
Kiến trúc sư Đặng Thanh Hưng (giảng viên Khoa Kiến trúc trường Đại học Kiến trúc TP.HCM) viết: “Có những thứ đã mất không thể lấy lại được. Có những điều đã làm có hối hận cũng không giải quyết được gì”.
Vĩnh Long
Trưa 26/11, 3 cây dầu cổ thụ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) bị cưa hạ, cắt rễ, phân khúc thân cây khiến nhiều người sửng sốt. Khi được hỏi lý do, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM nói rằng do cây suy yếu nên phải đốn hạ…
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cua-ha-cay-dau-1.jpg
Các nhân viên đô thị đang đưa máy cắt và xe cẩu để cưa bỏ một gốc dầu. Cây bên cạnh đã bị cắt cụt thân, cũng chuẩn bị bị kéo đổ. Ảnh chụp lúc 11h10 ngày 26/11, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP.HCM. (Ảnh: Chien Bau/Facebook)
Trưa 26/11, nhiều người dân TP.HCM đi ngang trục đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) bất ngờ vì nhiều cây dầu lâu năm đang bị cưa hạ. Thân cây bị phân nhỏ thành từng khúc, hạ dần. Với phần thân gốc, các nhân viên công ty cây xanh cắt rễ, kéo đổ.
Đưa tin sớm nhất về vụ việc, báo Pháp Luật TP.HCM dẫn lời ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM phủ định việc đốn hạ do dự án, mà là do tuyến đường này từng có cây bị bật gốc, đổ.
“Việc đốn hạ cây ở trục đường Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải phục vụ dự án nào mà từ việc thời gian qua có cây ở trục đường này bật gốc vào Thảo Cầm Viên gây nguy hiểm. Việc đốn cây là trong kế hoạch rà soát xử lý cây xanh gây mất an toàn vẫn thường làm”, ông Điệp nói.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cua-ha-cay-dau.jpg
Một gốc dầu đã bị cưa rễ, đẩy đổ, một gốc đang chuẩn bị cưa gốc. Xung quanh, các nhân viên cây xanh đang cưa thân gỗ thành khúc. (Ảnh: Chien Bau/Facebook)
Trong khi đó, trang Zing dẫn lời ông Điệp cho hay 3 cây dầu lâu năm bị cưa hạ là bị sâu bệnh, suy yếu, mất an toàn, có nguy cơ ngã đổ.
“Qua nhiều đợt kiểm tra, chúng tôi nhận thấy cây suy yếu nên phải có phương án đốn hạ. Vấn đề an toàn phải đặt lên trên hết vì đường phố có nhiều người qua lại, cây ngã đổ sẽ gây hậu quả khôn lường”, ông Điệp nói.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cua-ha-cay-dau-6.jpg
Thêm một gốc dầu bị cưa hạ trước cổng trường Trưng Vương, trưa 26/11. (Ảnh: Chien Bau/Facebook)
Ông Điệp dẫn lại việc chiều 9/10, một cây cổ thụ đường kính hơn 1,5m bật gốc đè sập tường, chuồng thú nuôi hơn chục con rái cá ở Thảo Cầm Viên. Tháng 8 năm ngoái, một cây xanh bị tét nhánh rơi vào mái ngói của Trường THPT Trưng Vương gây nhiều hư hại.
Về việc đốn hạ 3 cây dầu này, ông Điệp cho hay đơn vị sẽ có phương án trồng thay thế những cây dầu khác tại tuyến đường trên để đảm bảo mảng xanh của thành phố.
Nhận những tấm ảnh chụp từ hiện trường cưa hạ cây từ Nhóm Save Heritage Vietnam, trưa 26/11, TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên đã lên tiếng kêu gọi “Hãy cứu những hàng dầu cổ thụ ở Sài Gòn”. Chị viết: “Vì sao mấy tuần nay TP.HCM cho chặt hạ trên diện rộng các cây xanh đô thị là những cây lâu năm, đang cho bóng mát và đặc biệt, những hàng cây gắn liền với thành phố này, với con người Sài Gòn.
Có ai không bị cảm giác đau đớn hành hạ khi nhìn thấy cảnh cưa cây? Có ai cầm lòng khi nghe tiếng máy cưa cắt xé thân cây???
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cua-ha-cay-dau-2-1024x768.jpg
Ảnh chụp cắt ngang thân cây dầu vừa bị cưa hạ. (Ảnh: Minh Hòa/Facebook)
Mỗi cái cây là một linh hồn. Biết bao năm chờ đợi mới có một tán cây cao như vậy. Nhưng chỉ 10 phút là người ta dùng cưa máy cưa được 1 thân cây rồi. Những thân cây còn nguyên nhựa sống. Chưa hề có dấu vết của sự mục ruỗng. Vì sao vậy???
Có bao nhiêu cuộc hội thảo đô thị xanh, phát triển bền vững được diễn ra. Và có biết bao nhiêu cây cổ thụ vẫn bị đốn hạ hàng ngày. Nếu nó bị sâu bệnh thì phải thăm khám và chỉ tỉa 1 vài cây. Nhưng điều gì đang xảy ra với hàng cây Dầu cổ thụ của Sài Gòn vậy?
Hàng cây trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, con đường đẹp nhất Sài Gòn, cũng đang bị chặt hạ với tốc độ rất nhanh, vài phút đã đổ ngã 1 cây.
Mọi lời kêu cứu có kịp không?
Save the Trees!
Save the City!”
Nhiếp ảnh gia Minh Hòa, người kịp ghi lại cảnh một gốc dầu bị cưa rễ chính và kéo đổ vào trưa 26/11 cho hay khi hỏi các nhân viên đô thị thì mọi người nói rằng “các nhà chuyên môn dùng “máy siêu âm” phát hiện bộ rễ cây này có dấu hiệu bị mục nên buộc phải đốn hạ”. Tuy nhiên, anh cho hay theo quan sát lõi thân cắt ngang, thân gỗ vẫn rất chắc khỏe.
“Hàng cây Dầu đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, với mình là Top 3 con đường có hàng cây Dầu đẹp nhất Sài Gòn. Mỗi lần có dịp đi ngang con đường này vào bất kể giờ nào trong ngày cũng rợp bóng mát, đặc biệt nhất khi mùa hoa Dầu đến những cánh hoa Dầu rơi xoay tít vào những buổi chiều gió lớn…” – người nhiếp ảnh gia viết.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cua-ha-cay-dau-5-1024x768.jpg
Một nhánh rễ dầu có đường kính khoảng 12-14 cm. (Ảnh: Minh Hòa/Facebook)
Anh Hòa kể lại sau khi cây ngã xuống đã đến gần chụp ảnh thì thấy nhúm rễ nhỏ ở giữa có mục, nhưng bộ rễ chính bao quanh rất to và còn ngon. “Để đốn một cây, kể cả một cây cổ thụ còn khỏe, nếu muốn cũng dễ, người ta đào xung quanh và dùng cưa ngang hết tất cả các nhánh rễ, lúc này cây đâu còn sức bám, nên chỉ cần một lực tác động nhẹ là cây ngã thôi”, anh nói thêm.
Kiến trúc sư Hồ Lê Phương cũng đặt nghi vấn về lời giải thích cây phải cưa hạ do “bộ rễ đã bị hỏng”. Theo ông, “nhìn các thân cây đã cắt thì thấy còn rất tốt”.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cua-ha-cay-dau-3-731x1024.jpg
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cua-ha-cay-dau-3-731x1024.jpg
Cổng trường Trưng Vương trước và sau khi 3 gốc dầu cổ thụ bị cưa hạ. (Ảnh: Minh Hòa/Facebook)
Kiến trúc sư Sơn Đặng cảm thán: “Còn con đường và hàng cây đẹp nhất Saigon!”, và đặt câu hỏi: “Họ chặt vài cây sâu bệnh hay chặt nguyên con đường? Có quan chức nào trả lời chưa?”.
Kiến trúc sư Đặng Thanh Hưng (giảng viên Khoa Kiến trúc trường Đại học Kiến trúc TP.HCM) viết: “Có những thứ đã mất không thể lấy lại được. Có những điều đã làm có hối hận cũng không giải quyết được gì”.
Vĩnh Long