duyanh
11-26-2021, 02:01 PM
WHO sắp họp khẩn, Anh cấm bay từ 6 nước châu Phi trước lo ngại biến thể mới “siêu đột biến”
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện đang theo dõi biến thể B.1.1.529 của virus corona (gây bệnh COVID-19) mới được phát hiện tại Nam Phi. Cơ quan này dự kiến triệu tập một cuộc họp khẩn trong ngày 26/11 để thảo luận về tác dụng của các phương pháp điều trị và các loại vắc-xin đối với biến thể mới này. Được biết, B.1.1.529 chứa đến 32 đột biến (gấp đôi Delta) và có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc-xin cũng như gây bùng phát các làn sóng dịch bệnh bằng cách lẩn tránh hệ miễn dịch của cơ thể.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/07/Nghien-cuu-Phat-hien-DNA-nguoi-Viet-co-dau-vet-cua-virus-corona-20.000-nam-truoc-1.jpg
(Ảnh minh họa: Par peterschreiber.media/Shutterstock)
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO cho hay rằng: “Chúng tôi không biết gì nhiều về nó [biến thể mới]. Chúng tôi chỉ biết rằng chủng này chứa rất nhiều biến thể, và điều này có thể tác động đến khả năng lây nhiễm của virus”.
Bà Van Kerkhove cho biết nhóm nghiên cứu sự phát triển của virus sẽ xác định xem B.1.1.529 là một biến thể đáng quan tâm hay đáng lo ngại, và sau đó WHO sẽ đặt tên cho biến thể này.
Trước đó, vào hôm 24/11, các nhà khoa học Anh đã cảnh báo về sự xuất hiện của biến thể B.1.1.529 chứa tới 32 đột biến trong protein gai. Giới khoa học nhận định nhiều khả năng biến thể này nguy hiểm hơn các biến thể khác của virus corona và lẩn tránh hệ miễn dịch.
Ngày 25/11, các nhà khoa học tại Nam Phi thông báo đã phát hiện biến thể B.1.1.529, cho rằng đây có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc mới COVID-19 tại nước này tăng mạnh.
Viện quốc gia về bệnh truyền nhiễm Nam Phi cho hay rằng các nhà khoa học đã phát hiện biến thể B.1.1.529 sau khi theo dõi sự gia tăng số ca mắc mới COVID-19 ở tỉnh Gauteng. Tính đến nay, giới chức y tế Nam Phi đã ghi nhận 22 ca mắc biến thể mới này.
Bộ Y tế Botswana cũng xác nhận có 4 ca nhiễm biến thể B1.1.529 ở nước này. Những người này đã tiêm đủ liều vắc-xin COVID-19.
Bên cạnh đó, giới chức y tế Hồng Kông thông báo đã ghi nhận 2 ca nhiễm biến thể B.1.1.529, trong đó trường hợp đầu tiên là du khách trở về từ Nam Phi và được phát hiện nhiễm biến thể này khi đang trong thời gian cách ly. Trường hợp thứ 2 là người cách ly ở phòng đối diện phòng của ca nhiễm đầu tiên trong cùng khách sạn.
Theo ông Tulio de Oliveira, Giám đốc Cơ quan sáng tạo và nghiên cứu dữ liệu giải trình tự gen KwaZulu-Natalt tại Nam Phi, trong biến thể B1.1.529, thụ thể ACE2, loại protein giúp virus xâm nhập tế bào miễn dịch con người, có tới 10 đột biến. Thụ thể ACE2 của biến thể Beta chỉ có 3 đột biến và của biến thể Delta chỉ có 2 đột biến.
Chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm Richard Lessells cũng thuộc cơ quan trên cho rằng biến thể B.1.1.529 có cùng số đột biến với biến thể Lambda và Beta, trong đó có đột biến có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch. Do vậy, ông Lessells nhận định biến thể B1.1.529 không chỉ có khả năng lây nhiễm mạnh hơn mà còn có thể tấn công các bộ phận của hệ miễn dịch.
Trước tình hình trên, chính phủ Anh đã ban hành lệnh cấm các chuyến bay từ 6 nước châu Phi, gồm Nam Phi, Namibia, Botswana, Zimbabwe, Lesotho và Eswatini. Công dân Anh trở về từ những nước trên sẽ phải cách ly.
“Điều chúng ta đã biết là biến thể này có số lượng đột biến lớn, có lẽ là gấp đôi số đột biến ở chủng Delta”, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid nói về biến chủng mới với tên gọi B.1.1.529. “Điều này đồng nghĩa với việc biến chủng mới dễ lây nhiễm hơn và các loại vắc-xin hiện tại có thể kém hiệu quả hơn”.
Ngoài ra, chính phủ Israel cũng các cấm chuyến từ 7 nước châu Phi, gồm Nam Phi, Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia, và Eswatini sau khi xuất hiện thông tin từ biến thể B.1.1.529.
Phan Anh (tổng hợp)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện đang theo dõi biến thể B.1.1.529 của virus corona (gây bệnh COVID-19) mới được phát hiện tại Nam Phi. Cơ quan này dự kiến triệu tập một cuộc họp khẩn trong ngày 26/11 để thảo luận về tác dụng của các phương pháp điều trị và các loại vắc-xin đối với biến thể mới này. Được biết, B.1.1.529 chứa đến 32 đột biến (gấp đôi Delta) và có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc-xin cũng như gây bùng phát các làn sóng dịch bệnh bằng cách lẩn tránh hệ miễn dịch của cơ thể.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/07/Nghien-cuu-Phat-hien-DNA-nguoi-Viet-co-dau-vet-cua-virus-corona-20.000-nam-truoc-1.jpg
(Ảnh minh họa: Par peterschreiber.media/Shutterstock)
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO cho hay rằng: “Chúng tôi không biết gì nhiều về nó [biến thể mới]. Chúng tôi chỉ biết rằng chủng này chứa rất nhiều biến thể, và điều này có thể tác động đến khả năng lây nhiễm của virus”.
Bà Van Kerkhove cho biết nhóm nghiên cứu sự phát triển của virus sẽ xác định xem B.1.1.529 là một biến thể đáng quan tâm hay đáng lo ngại, và sau đó WHO sẽ đặt tên cho biến thể này.
Trước đó, vào hôm 24/11, các nhà khoa học Anh đã cảnh báo về sự xuất hiện của biến thể B.1.1.529 chứa tới 32 đột biến trong protein gai. Giới khoa học nhận định nhiều khả năng biến thể này nguy hiểm hơn các biến thể khác của virus corona và lẩn tránh hệ miễn dịch.
Ngày 25/11, các nhà khoa học tại Nam Phi thông báo đã phát hiện biến thể B.1.1.529, cho rằng đây có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc mới COVID-19 tại nước này tăng mạnh.
Viện quốc gia về bệnh truyền nhiễm Nam Phi cho hay rằng các nhà khoa học đã phát hiện biến thể B.1.1.529 sau khi theo dõi sự gia tăng số ca mắc mới COVID-19 ở tỉnh Gauteng. Tính đến nay, giới chức y tế Nam Phi đã ghi nhận 22 ca mắc biến thể mới này.
Bộ Y tế Botswana cũng xác nhận có 4 ca nhiễm biến thể B1.1.529 ở nước này. Những người này đã tiêm đủ liều vắc-xin COVID-19.
Bên cạnh đó, giới chức y tế Hồng Kông thông báo đã ghi nhận 2 ca nhiễm biến thể B.1.1.529, trong đó trường hợp đầu tiên là du khách trở về từ Nam Phi và được phát hiện nhiễm biến thể này khi đang trong thời gian cách ly. Trường hợp thứ 2 là người cách ly ở phòng đối diện phòng của ca nhiễm đầu tiên trong cùng khách sạn.
Theo ông Tulio de Oliveira, Giám đốc Cơ quan sáng tạo và nghiên cứu dữ liệu giải trình tự gen KwaZulu-Natalt tại Nam Phi, trong biến thể B1.1.529, thụ thể ACE2, loại protein giúp virus xâm nhập tế bào miễn dịch con người, có tới 10 đột biến. Thụ thể ACE2 của biến thể Beta chỉ có 3 đột biến và của biến thể Delta chỉ có 2 đột biến.
Chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm Richard Lessells cũng thuộc cơ quan trên cho rằng biến thể B.1.1.529 có cùng số đột biến với biến thể Lambda và Beta, trong đó có đột biến có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch. Do vậy, ông Lessells nhận định biến thể B1.1.529 không chỉ có khả năng lây nhiễm mạnh hơn mà còn có thể tấn công các bộ phận của hệ miễn dịch.
Trước tình hình trên, chính phủ Anh đã ban hành lệnh cấm các chuyến bay từ 6 nước châu Phi, gồm Nam Phi, Namibia, Botswana, Zimbabwe, Lesotho và Eswatini. Công dân Anh trở về từ những nước trên sẽ phải cách ly.
“Điều chúng ta đã biết là biến thể này có số lượng đột biến lớn, có lẽ là gấp đôi số đột biến ở chủng Delta”, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid nói về biến chủng mới với tên gọi B.1.1.529. “Điều này đồng nghĩa với việc biến chủng mới dễ lây nhiễm hơn và các loại vắc-xin hiện tại có thể kém hiệu quả hơn”.
Ngoài ra, chính phủ Israel cũng các cấm chuyến từ 7 nước châu Phi, gồm Nam Phi, Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia, và Eswatini sau khi xuất hiện thông tin từ biến thể B.1.1.529.
Phan Anh (tổng hợp)