sophienguyen
11-21-2021, 10:49 PM
Đài Loan khai triển chiến đấu cơ tân tiến F-16V trước đe dọa của Trung Quốc
https://img.etviet.com/2021/11/APTOPIX_Taiwan_US_F16s_21322169189664-700x420.jpg (https://img.etviet.com/2021/11/APTOPIX_Taiwan_US_F16s_21322169189664-700x420.jpg)
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn chụp ảnh trong một buổi lễ đưa 64 chiến đấu cơ F-16V đã được nâng cấp vào hoạt động tích cực tại một căn cứ không quân ở Gia Nghĩa, tây nam Đài Loan hôm 18/11/2021. (Ảnh: Johnson Lai/AP Photo)
Đài Loan đã khai triển phiên bản tân tiến nhất của chiến đấu cơ F-16 trong lực lượng không quân của mình. Hòn đảo tự trị này đang tăng cường đẩy mạnh khả năng phòng thủ khi phải đối mặt với mối đe dọa triền miên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng), vốn tuyên bố hòn đảo là một phần lãnh thổ của mình.
Hôm thứ Năm (18/11), Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã đưa vào hoạt động tích cực 64 chiến đấu cơ F-16V đã được nâng cấp tại một căn cứ không quân ở Gia Nghĩa. Biên đội chiến cơ này là một phần trong tổng số 141 chiếc F-16 A/B của Đài Loan, một mẫu chiến cơ cũ hơn từ những năm 1990 sẽ được tân trang và nâng cấp lại hoàn toàn [thành F-16V] vào cuối năm 2023.
Bà Thái cho biết dự án nâng cấp này cho thấy sức mạnh hợp tác của Đài Loan với ngành công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ. Điều đó xảy ra vào thời điểm tình trạng của hòn đảo đã trở thành một điểm căng thẳng chính trong mối bang giao Mỹ-Trung.
Bắc Kinh đã liên tục tăng cường mối đe dọa của mình bằng cách điều các chiến đấu cơ trong đội hình chiến đấu vào vùng đệm của Đài Loan ở phía tây nam hòn đảo một cách thường xuyên, cùng với các sứ mệnh tầm xa hơn vào khu vực Tây Thái Bình Dương.
Chế độ cộng sản Trung Quốc cũng tăng cường luận điệu của mình, khi lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình nói với Tổng thống Joe Biden trong một cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến vào tuần này rằng những thách thức đối với yêu sách của Trung Cộng về hòn đảo này gần như đang đùa với lửa.
Trung Quốc và Đài Loan chia rẽ sau khi những người cộng sản tiếp quản vào năm 1949, và Bắc Kinh đã không loại trừ việc chiếm hòn đảo này bằng vũ lực.
Chế độ Trung Quốc tuyên bố hòn đảo này là của riêng mình, bất chấp việc Đài Loan là một quốc gia độc lập trên thực tế, có quân đội, chính phủ được bầu cử dân chủ, và hiến pháp của riêng mình.
Chính sách “Một Trung Quốc” của Hoa Kỳ công nhận Bắc Kinh là đầu não chính quyền trung ương của Trung Quốc nhưng đồng ý liên hệ không chính thức và quan hệ quốc phòng với Đài Bắc.
Bà Thái cho biết, “Điều này thể hiện lời hứa kiên định của liên kết đối tác giữa Đài Loan-Hoa Kỳ. Tôi tin tưởng rằng việc kiên định với các giá trị dân chủ, chắc chắn sẽ có nhiều quốc gia với các giá trị tương tự sẽ sát cánh cùng chúng tôi trên mặt trận này.”
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đã nhắc lại sự phản đối của Trung Cộng đối với các cuộc tiếp xúc chính thức giữa Đài Loan và Hoa Kỳ.
F-16V là phiên bản công nghệ tân tiến nhất của chiến đấu cơ đa nhiệm hạng nhẹ được trang bị radar có khả năng hoạt động cao, cho phép nó theo dõi hơn 20 mục tiêu cùng một lúc. Chiến cơ này cũng có hệ thống tác chiến điện tử tối tân, cùng với vũ khí tân tiến, định vị GPS chính xác, và hệ thống tự động tránh va chạm với mặt đất.
Các chiến cơ này đại diện cho thế hệ chiến đấu cơ thứ tư tiên tiến nhất, nhưng vẫn thấp hơn thế hệ thứ năm mới nhất như F-22 và F-35 của Hoa Kỳ, Su-57 của Nga và J-20 của Trung Quốc. Đài Loan đã khuyến khích ý tưởng mua chiến cơ thế hệ thứ năm từ Hoa Kỳ nhưng họ đã quyết định nâng cấp F-16. Đây là biện pháp tối ưu nhất trong hoàn cảnh hiện tại.
Lực lượng không quân của Đài Loan cũng vận hành tiêm kích cơ Dassault Mirage 2000 của Pháp và Kinh Quốc hiệu chiến cơ AIDC F-CK được thiết kế và sản xuất trong nước cho tổng số phi đội khoảng 400 chiếc.
Ngược lại, Trung Cộng vận hành khoảng 1,600 chiến đấu cơ, khoảng một nửa trong số đó đóng tại các chiến khu đông bộ và nam bộ tiếp giáp với Đài Loan, cùng với khoảng 450 oanh tạc cơ. Lực lượng không quân tầm cỡ hơn của Trung Quốc được coi là đang biến cán cân quân sự ở Eo biển Đài Loan thành lợi thế của mình, không phụ thuộc vào sự can dự của lực lượng Hoa Kỳ.
Ông Kitsch Liao, nhà tư vấn về quân sự và mạng cho DoubleThink Lab, một tổ chức nhắm vào thông tin sai lệch, cho biết, với việc nâng cấp và dự kiến giao 66 chiếc F-16V mới vào năm 2023, Đài Loan sẽ là nhà khai thác F-16 lớn nhất ở Á Châu. Điều này có nghĩa là hòn đảo này nên đầu tư vào các trung tâm bảo dưỡng phản lực cơ để cải thiện khả năng sẵn sàng hoạt động, ông Liao nói. Trước đây, Đài Loan đã phải gửi các phản lực cơ đến các nước khác để duy tu sửa chữa.
Tại Gia Nghĩa, các phi công trên chiến cơ F-16 đã trình diễn các thao tác phức tạp vào hôm thứ Năm, bay thấp trên bầu trời.
Bà Sandra Oudkirk, Giám đốc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, đại sứ quán Hoa Kỳ trên thực tế tại Đài Loan, cũng đã tham dự.
Bản tin có sự đóng góp của The Epoch Times
Do Huizhong Wu and Johnson Lai của The Associated Press thực hiện
https://img.etviet.com/2021/11/APTOPIX_Taiwan_US_F16s_21322169189664-700x420.jpg (https://img.etviet.com/2021/11/APTOPIX_Taiwan_US_F16s_21322169189664-700x420.jpg)
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn chụp ảnh trong một buổi lễ đưa 64 chiến đấu cơ F-16V đã được nâng cấp vào hoạt động tích cực tại một căn cứ không quân ở Gia Nghĩa, tây nam Đài Loan hôm 18/11/2021. (Ảnh: Johnson Lai/AP Photo)
Đài Loan đã khai triển phiên bản tân tiến nhất của chiến đấu cơ F-16 trong lực lượng không quân của mình. Hòn đảo tự trị này đang tăng cường đẩy mạnh khả năng phòng thủ khi phải đối mặt với mối đe dọa triền miên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng), vốn tuyên bố hòn đảo là một phần lãnh thổ của mình.
Hôm thứ Năm (18/11), Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã đưa vào hoạt động tích cực 64 chiến đấu cơ F-16V đã được nâng cấp tại một căn cứ không quân ở Gia Nghĩa. Biên đội chiến cơ này là một phần trong tổng số 141 chiếc F-16 A/B của Đài Loan, một mẫu chiến cơ cũ hơn từ những năm 1990 sẽ được tân trang và nâng cấp lại hoàn toàn [thành F-16V] vào cuối năm 2023.
Bà Thái cho biết dự án nâng cấp này cho thấy sức mạnh hợp tác của Đài Loan với ngành công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ. Điều đó xảy ra vào thời điểm tình trạng của hòn đảo đã trở thành một điểm căng thẳng chính trong mối bang giao Mỹ-Trung.
Bắc Kinh đã liên tục tăng cường mối đe dọa của mình bằng cách điều các chiến đấu cơ trong đội hình chiến đấu vào vùng đệm của Đài Loan ở phía tây nam hòn đảo một cách thường xuyên, cùng với các sứ mệnh tầm xa hơn vào khu vực Tây Thái Bình Dương.
Chế độ cộng sản Trung Quốc cũng tăng cường luận điệu của mình, khi lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình nói với Tổng thống Joe Biden trong một cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến vào tuần này rằng những thách thức đối với yêu sách của Trung Cộng về hòn đảo này gần như đang đùa với lửa.
Trung Quốc và Đài Loan chia rẽ sau khi những người cộng sản tiếp quản vào năm 1949, và Bắc Kinh đã không loại trừ việc chiếm hòn đảo này bằng vũ lực.
Chế độ Trung Quốc tuyên bố hòn đảo này là của riêng mình, bất chấp việc Đài Loan là một quốc gia độc lập trên thực tế, có quân đội, chính phủ được bầu cử dân chủ, và hiến pháp của riêng mình.
Chính sách “Một Trung Quốc” của Hoa Kỳ công nhận Bắc Kinh là đầu não chính quyền trung ương của Trung Quốc nhưng đồng ý liên hệ không chính thức và quan hệ quốc phòng với Đài Bắc.
Bà Thái cho biết, “Điều này thể hiện lời hứa kiên định của liên kết đối tác giữa Đài Loan-Hoa Kỳ. Tôi tin tưởng rằng việc kiên định với các giá trị dân chủ, chắc chắn sẽ có nhiều quốc gia với các giá trị tương tự sẽ sát cánh cùng chúng tôi trên mặt trận này.”
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đã nhắc lại sự phản đối của Trung Cộng đối với các cuộc tiếp xúc chính thức giữa Đài Loan và Hoa Kỳ.
F-16V là phiên bản công nghệ tân tiến nhất của chiến đấu cơ đa nhiệm hạng nhẹ được trang bị radar có khả năng hoạt động cao, cho phép nó theo dõi hơn 20 mục tiêu cùng một lúc. Chiến cơ này cũng có hệ thống tác chiến điện tử tối tân, cùng với vũ khí tân tiến, định vị GPS chính xác, và hệ thống tự động tránh va chạm với mặt đất.
Các chiến cơ này đại diện cho thế hệ chiến đấu cơ thứ tư tiên tiến nhất, nhưng vẫn thấp hơn thế hệ thứ năm mới nhất như F-22 và F-35 của Hoa Kỳ, Su-57 của Nga và J-20 của Trung Quốc. Đài Loan đã khuyến khích ý tưởng mua chiến cơ thế hệ thứ năm từ Hoa Kỳ nhưng họ đã quyết định nâng cấp F-16. Đây là biện pháp tối ưu nhất trong hoàn cảnh hiện tại.
Lực lượng không quân của Đài Loan cũng vận hành tiêm kích cơ Dassault Mirage 2000 của Pháp và Kinh Quốc hiệu chiến cơ AIDC F-CK được thiết kế và sản xuất trong nước cho tổng số phi đội khoảng 400 chiếc.
Ngược lại, Trung Cộng vận hành khoảng 1,600 chiến đấu cơ, khoảng một nửa trong số đó đóng tại các chiến khu đông bộ và nam bộ tiếp giáp với Đài Loan, cùng với khoảng 450 oanh tạc cơ. Lực lượng không quân tầm cỡ hơn của Trung Quốc được coi là đang biến cán cân quân sự ở Eo biển Đài Loan thành lợi thế của mình, không phụ thuộc vào sự can dự của lực lượng Hoa Kỳ.
Ông Kitsch Liao, nhà tư vấn về quân sự và mạng cho DoubleThink Lab, một tổ chức nhắm vào thông tin sai lệch, cho biết, với việc nâng cấp và dự kiến giao 66 chiếc F-16V mới vào năm 2023, Đài Loan sẽ là nhà khai thác F-16 lớn nhất ở Á Châu. Điều này có nghĩa là hòn đảo này nên đầu tư vào các trung tâm bảo dưỡng phản lực cơ để cải thiện khả năng sẵn sàng hoạt động, ông Liao nói. Trước đây, Đài Loan đã phải gửi các phản lực cơ đến các nước khác để duy tu sửa chữa.
Tại Gia Nghĩa, các phi công trên chiến cơ F-16 đã trình diễn các thao tác phức tạp vào hôm thứ Năm, bay thấp trên bầu trời.
Bà Sandra Oudkirk, Giám đốc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, đại sứ quán Hoa Kỳ trên thực tế tại Đài Loan, cũng đã tham dự.
Bản tin có sự đóng góp của The Epoch Times
Do Huizhong Wu and Johnson Lai của The Associated Press thực hiện