giavui
11-21-2021, 02:25 PM
F0 tăng nhanh, Hà Nội thúc đẩy lập trạm y tế lưu động toàn TP
Với chủ trương sẽ không đưa F0 không triệu chứng vào bệnh viện điều trị tập trung, Sở Y tế Hà Nội đang tiến hành kế hoạch lập 508 trạm lưu động y tế toàn TP, trong đó, 20 trạm sẽ đặt ở đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/tram-y-te-luu-dong.jpg
Một buổi tthực nghiệm trạm y tế lưu động ở phường Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội), mở tại một trường học, tháng 11/2021. (Ảnh: suckhoedoisong.vn)
Theo tin từ Thanh Niên ngày 21/11, hiện quận Hà Đông đang chuẩn bị 17 trạm y tế lưu động tại 17 phường, dự kiến đặt tại các nhà văn hóa, trường học, công sở, ông Trương Kỳ Phong, Giám đốc Trung tâm y tế quận cho hay. Mỗi trạm có 5 nhân viên y tế, từ nguồn cán bộ y tế quận, phường và huy động thêm các y bác sĩ đã nghỉ hưu, khu vực tư nhân.
Tương tự, quận Nam Từ Liêm đã lập 10 trạm y tế lưu động trên 10 phường và đang lên phương án tài chính để trang bị cho các trạm y tế, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Y tế quận.
Diễn biến trên nằm trong kế hoạch thiết lập 508 trạm lưu động y tế toàn TP của Sở Y tế Hà Nội, trong đó, 20 trạm sẽ đặt ở đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
Một tuần trước, trên báo Lao Động ngày 15/11, ông Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết tới đây, Hà Nội sẽ không đưa F0 không triệu chứng vào bệnh viện điều trị tập trung mà điều trị tại các trạm y tế lưu động. Điều trị tại trạm y tế lưu động địa phương cũng tương tự điều trị tại nhà bởi các trạm y tế lưu động này không cố định, không điều trị tập trung.
Hà Nội dự kiến thành lập 508 trạm y tế lưu động, trong đó có 20 trạm y tế xã lưu động được đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
Phía Sở Y tế Hà Nội, Giám đốc Trần Thị Nhị Hà cho biết 30/30 quận, huyện, thị xã đã chuẩn bị phương án triển khai trạm y tế lưu động, tổ y tế lưu động, địa điểm thu dung tại chỗ; chuẩn bị oxy y tế, thuốc, thiết bị cấp cứu cơ bản…
Theo Quyết định 4042/QĐ BYT do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành cuối tháng 8/2021, các trạm y tế lưu động có chức năng quản lý, chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà và tại cộng đồng, phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời.
Ngoài ra, trạm y tế lưu động sẽ hỗ trợ việc xét nghiệm COVID-19, tổ chức cách ly F0 tại nhà hoặc nơi cách ly tập trung; tiêm chủng vắc-xin COVID-19, (bao gồm quản lý danh sách người cần tiêm chủng trên địa bàn, thực hiện công tác tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm, sơ cấp cứu và chuyển tuyến các trường hợp có phản ứng muộn sau tiêm); đồng thời khám bệnh, sơ cấp cứu các bệnh thông thường khác để bảo đảm người dân trong vùng dịch vẫn được chăm sóc sức khỏe cơ bản kịp thời.
Mỗi trạm có tối thiểu 5 nhân viên y tế, trong đó có tối thiểu một người nắm rõ khu vực địa phương, ngoài nhân viên biên chế có thể huy động nhân viên y tế đã về hưu, từ địa phương khác. Ngoài nhân viên y tế, chính quyền cấp xã có trách nhiệm huy động thêm các nhân lực khác trên địa bàn, như Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên phường, Tổ dân phố… để tham gia hỗ trợ.
Các trang thiết bị tại mỗi trạm y tế lưu động gồm bình oxy phục vụ tại chỗ, 2 bình oxy nhỏ để mang đến nhà người dân, máy đo SpO2, bóng Ambu, test xét nghiệm nhanh COVID-19, trang phục bảo hộ phòng, chống lây nhiễm SARS- COV-2, khẩu trang, găng tay, kính chắn giọt bắn…; máy tính kết nối mạng; 2 số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin; đảm bảo cơ số thuốc cấp cứu, cơ số thuốc để chăm sóc các bệnh lý phổ biến khác…
Mô hình trạm y tế lưu động không mới, đã được áp dụng tại Bình Dương và TP HCM từ hồi tháng 8. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Hà Nội áp dụng mô hình này. Việc lập các trạm y tế lưu động tại Hà Nội để chuẩn bị cho việc điều trị F0 không triệu chứng tại nhà, địa phương, Hà Nội chưa có thông báo chính thức cho việc này.
Vào sáng 19/11, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Đống Đa, Chủ tịch UBND TP Hà Nội – ông Chu Ngọc Anh cho biết tỷ lệ F1 chuyển thành F0 lên tới 13%, thay vì 7 – 8% như trước (theo mốc áp dụng Nghị quyết 128). Ông Anh cho hay tính từ ngày 10/10, Hà Nội đã ghi nhận khoảng 3.000 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó trung bình 70 ca/ngày, mấy ngày gần đây lên tới trung bình 76 ca/ngày. Đáng chú ý, trong thời gian này Hà Nội có 920 ca mắc mới trong cộng đồng, chiếm từ 20-30% tổng số ca mắc.
Tối 19/11, Bộ Y tế công bố Hà Nội thêm 287 ca nhiễm, nâng tổng số ca tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 lên 7.336 ca.
Ba ngày trước, từ ngày 16/11, Hà Nội triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà, song F0 vẫn điều trị tập trung.
Nguyễn Sơn
Với chủ trương sẽ không đưa F0 không triệu chứng vào bệnh viện điều trị tập trung, Sở Y tế Hà Nội đang tiến hành kế hoạch lập 508 trạm lưu động y tế toàn TP, trong đó, 20 trạm sẽ đặt ở đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/tram-y-te-luu-dong.jpg
Một buổi tthực nghiệm trạm y tế lưu động ở phường Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội), mở tại một trường học, tháng 11/2021. (Ảnh: suckhoedoisong.vn)
Theo tin từ Thanh Niên ngày 21/11, hiện quận Hà Đông đang chuẩn bị 17 trạm y tế lưu động tại 17 phường, dự kiến đặt tại các nhà văn hóa, trường học, công sở, ông Trương Kỳ Phong, Giám đốc Trung tâm y tế quận cho hay. Mỗi trạm có 5 nhân viên y tế, từ nguồn cán bộ y tế quận, phường và huy động thêm các y bác sĩ đã nghỉ hưu, khu vực tư nhân.
Tương tự, quận Nam Từ Liêm đã lập 10 trạm y tế lưu động trên 10 phường và đang lên phương án tài chính để trang bị cho các trạm y tế, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Y tế quận.
Diễn biến trên nằm trong kế hoạch thiết lập 508 trạm lưu động y tế toàn TP của Sở Y tế Hà Nội, trong đó, 20 trạm sẽ đặt ở đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
Một tuần trước, trên báo Lao Động ngày 15/11, ông Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết tới đây, Hà Nội sẽ không đưa F0 không triệu chứng vào bệnh viện điều trị tập trung mà điều trị tại các trạm y tế lưu động. Điều trị tại trạm y tế lưu động địa phương cũng tương tự điều trị tại nhà bởi các trạm y tế lưu động này không cố định, không điều trị tập trung.
Hà Nội dự kiến thành lập 508 trạm y tế lưu động, trong đó có 20 trạm y tế xã lưu động được đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
Phía Sở Y tế Hà Nội, Giám đốc Trần Thị Nhị Hà cho biết 30/30 quận, huyện, thị xã đã chuẩn bị phương án triển khai trạm y tế lưu động, tổ y tế lưu động, địa điểm thu dung tại chỗ; chuẩn bị oxy y tế, thuốc, thiết bị cấp cứu cơ bản…
Theo Quyết định 4042/QĐ BYT do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành cuối tháng 8/2021, các trạm y tế lưu động có chức năng quản lý, chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà và tại cộng đồng, phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời.
Ngoài ra, trạm y tế lưu động sẽ hỗ trợ việc xét nghiệm COVID-19, tổ chức cách ly F0 tại nhà hoặc nơi cách ly tập trung; tiêm chủng vắc-xin COVID-19, (bao gồm quản lý danh sách người cần tiêm chủng trên địa bàn, thực hiện công tác tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm, sơ cấp cứu và chuyển tuyến các trường hợp có phản ứng muộn sau tiêm); đồng thời khám bệnh, sơ cấp cứu các bệnh thông thường khác để bảo đảm người dân trong vùng dịch vẫn được chăm sóc sức khỏe cơ bản kịp thời.
Mỗi trạm có tối thiểu 5 nhân viên y tế, trong đó có tối thiểu một người nắm rõ khu vực địa phương, ngoài nhân viên biên chế có thể huy động nhân viên y tế đã về hưu, từ địa phương khác. Ngoài nhân viên y tế, chính quyền cấp xã có trách nhiệm huy động thêm các nhân lực khác trên địa bàn, như Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên phường, Tổ dân phố… để tham gia hỗ trợ.
Các trang thiết bị tại mỗi trạm y tế lưu động gồm bình oxy phục vụ tại chỗ, 2 bình oxy nhỏ để mang đến nhà người dân, máy đo SpO2, bóng Ambu, test xét nghiệm nhanh COVID-19, trang phục bảo hộ phòng, chống lây nhiễm SARS- COV-2, khẩu trang, găng tay, kính chắn giọt bắn…; máy tính kết nối mạng; 2 số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin; đảm bảo cơ số thuốc cấp cứu, cơ số thuốc để chăm sóc các bệnh lý phổ biến khác…
Mô hình trạm y tế lưu động không mới, đã được áp dụng tại Bình Dương và TP HCM từ hồi tháng 8. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Hà Nội áp dụng mô hình này. Việc lập các trạm y tế lưu động tại Hà Nội để chuẩn bị cho việc điều trị F0 không triệu chứng tại nhà, địa phương, Hà Nội chưa có thông báo chính thức cho việc này.
Vào sáng 19/11, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Đống Đa, Chủ tịch UBND TP Hà Nội – ông Chu Ngọc Anh cho biết tỷ lệ F1 chuyển thành F0 lên tới 13%, thay vì 7 – 8% như trước (theo mốc áp dụng Nghị quyết 128). Ông Anh cho hay tính từ ngày 10/10, Hà Nội đã ghi nhận khoảng 3.000 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó trung bình 70 ca/ngày, mấy ngày gần đây lên tới trung bình 76 ca/ngày. Đáng chú ý, trong thời gian này Hà Nội có 920 ca mắc mới trong cộng đồng, chiếm từ 20-30% tổng số ca mắc.
Tối 19/11, Bộ Y tế công bố Hà Nội thêm 287 ca nhiễm, nâng tổng số ca tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 lên 7.336 ca.
Ba ngày trước, từ ngày 16/11, Hà Nội triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà, song F0 vẫn điều trị tập trung.
Nguyễn Sơn