PDA

View Full Version : Ngày 19/11 sẽ diễn ra hiện tượng nguyệt thực dài nhất trong 580 năm qua



sophienguyen
11-19-2021, 11:13 PM
Ngày 19/11 sẽ diễn ra hiện tượng nguyệt thực dài nhất trong 580 năm qua



Ngày hôm nay (19/11) sẽ xảy ra hiện tượng nguyệt thực dài nhất trong vòng 580 năm qua. Tại Việt Nam có thể trông thấy hiện tượng này từ lúc 17 giờ 26, đạt cực đại vào lúc 17 giờ 32 và kết thúc lúc 17 giờ 47.

Theo NASA, ngày hôm nay (19/11) sẽ là ngày diễn ra nguyệt thực một phần dài nhất trong 580 năm qua và sẽ được nhìn thấy rõ nhất ở Bắc Mỹ, Thái Bình Dương, Tây Âu, New Zealand, miền Đông nước Úc và Nhật Bản.


https://tinhhoa.tv/wp-content/uploads/2021/11/nguyet-thuc.jpg

Các giai đoạn của nguyệt thực ngày 19/11. (Ảnh: NASA)

Theo mô tả từ Đài quan sát Holcomb tại Đại học Butler, bang Indiana (Mỹ), bóng của Trái đất sẽ che 97% Mặt trăng, chặn hầu hết ánh sáng của Mặt trời và nhuộm Mặt trăng thành màu đỏ sẫm.

Nguyệt thực này có tên là Micro Beaver, do xảy ra trước mùa bẫy hải ly và tại thời điểm Mặt trăng ở xa Trái đất nhất. Mặt trăng càng ở xa trái đất thì thời gian di chuyển sẽ càng lâu, dẫn đến thời gian di chuyển ra khỏi bóng của Trái đất càng nhiều.


Theo tờ Almanac, với tổng thời gian hơn 6 giờ, đây chính là nguyệt thực một phần dài nhất trong vòng 1.000 năm qua. Kỷ lục trước đó ghi nhận vào năm 1440 và lần nguyệt thực dài tương tự tiếp theo là 19/11/2021. Theo tính toán, trong tương lai vào ngày 8/2/2669 cũng sẽ có ngày nguyệt thực dài như vậy.

Dự báo đợt nguyệt thực này sẽ kéo dài trong khoảng 3 giờ 28 phút 23 giây, cụ thể là bắt đầu từ khoảng 2 giờ 19 giờ miền Đông nước Mỹ (EST), (tức 14 giờ 19 giờ Việt Nam) và kết thúc vào lúc 5 giờ 47 ( tức 17 giờ 47 giờ Việt Nam). Thời điểm đạt mức tối đa của nguyệt thực là vào khoảng 4 giờ sáng EST (tức 16 giờ của Việt Nam).

Vì Việt Nam nằm ở khu vực “rìa” của vùng có thể quan sát nguyệt thực nên chúng ta có thể trông thấy hiện tượng này từ lúc 17 giờ 26, đạt cực đại vào lúc 17 giờ 32 và kết thúc lúc 17 giờ 47.

Nếu không thể tận mắt chứng kiến​, bạn có thể xem trực tiếp trên trang web LiveScience vào 14 giờ của nước ta.


Yên Yên (t/h)