duyanh
11-17-2021, 01:35 PM
Không có đột phá sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên giữa Biden và Tập Cận Bình
https://img.ntdvn.net/2021/11/ntdvn_211117-c01.jpg
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến từ Phòng Roosevelt của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 15/11/2021. (Ảnh của MANDEL NGAN / AFP qua Getty Images)
Giải pháp cụ thể về vấn đề Đài Loan ‘không có phần trong cuộc hội đàm tối nay'
Tổng thống Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã không đạt được “đột phá" nào về các vấn đề liên quan đến cả hai quốc gia sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên của họ với tư cách là những lãnh đạo nhà nước vào ngày 15/11.
Ông Biden nói rằng Hoa Kỳ sẽ làm việc để “thúc đẩy một hệ thống quốc tế tự do, cởi mở và công bằng,” nêu lên quan ngại về hồ sơ nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những vi phạm mà ông biết tại Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong.
Theo Tòa Bạch Ốc, Biden sử dụng các cuộc hội đàm như một cơ hội để “nói chuyện thẳng thắn và trực tiếp" với ông Tập về những ý định và ưu tiên của chính quyền của ông về nhiều vấn đề.
“Chúng tôi không mong cuộc gặp gỡ này bằng cách nào đó sẽ là một điểm khởi đầu cơ bản mà chúng ta đang có trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.” Một quan chức chính phủ cấp cao nói với các phóng viên trong một cuộc gọi sau khi kết thúc hội nghị kéo dài 3 tiếng rưỡi.
Theo vị quan chức này, hai nhà lãnh đạo đã có một “cuộc thảo luận mở rộng” về Đài Loan - một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ tại khu vực Indo-Pacific vốn được nhà nước cộng sản Trung Quốc xem là một phần lãnh thổ của họ cần được thống nhất với đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiết.
Quan chức này nói: “Về vấn đề Đài Loan, không có gì mới được thiết lập về mặt giải pháp hay cách hiểu nào khác.”
Ông nói thêm: “Ý tưởng tiết lập giải pháp cụ thể đối với Đài Loan không có phần trong cuộc hội đàm tối nay.”
Biden nói với ông Tập rằng Hoa Kỳ duy trì “cam kết chính sách Một Trung Quốc, tuân thủ Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Ba Thông cáo chung, và Nguyên tắc Sáu Bảo đảm.”
Tòa Bạch Ốc cho biết trong một tuyên bố: “Hoa Kỳ mạnh mẽ phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng hoặc phá hoại hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.”
Vào tháng 10, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Đài Loan cảnh báo rằng nhà nước Trung Quốc sẽ có khả năng tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện đối với đảo quốc dân chủ tự do tự trị này vào năm 2025.
Với đạo luật Quan hệ Đài Loan, Washington sẽ cung cấp khí tài quân sự cho đảo quốc tự trị này để tự vệ.
Theo cơ quan tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc, ông Tập cảnh báo Biden rằng Trung Quốc “sẽ phải thực hiện các biện pháp quyết định "nếu cái gọi là lực lượng đòi độc lập cho Đài Loan “vượt lằn ranh đỏ.”
Tòa Bạch Ốc cho biết các vấn đề khác được thảo luận trong cuộc họp gồm có khủng hoảng khí hậu, nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu, Bắc Triều Tiên, Afghanistan và Iran.
Vị quan chức này không đưa ra bình luận khi được hỏi liệu hai nhà lãnh đạo có thảo luận về sự ổn định hạt nhân hay việc Trung Quốc được cho là đã thử tên lửa siêu thanh có khả năng hạt nhân vào mùa hè qua hay không.
Khi được hỏi liệu cuộc họp sẽ xoa dịu được căng thẳng giữa hai quốc gia hay không thì vị quan chức này trả lời rằng cuộc họp nên được nhìn nhận ở một góc độ khác.
“Vì vậy, tôi không nghĩ rằng mục đích là để đặc biệt xoa dịu căng thẳng … chúng tôi muốn bảo đảm rằng sự cạnh tranh được kiểm soát có trách nhiệm, và chúng ta có cách để làm điều đó.”
‘Tầm nhìn khác biệt về tương lai’
Trong một cuộc phỏng vấn với NTD, cơ quan truyền thông chi nhánh của The Epoch Times vào ngày 15/11 trước thềm cuộc họp trực tuyến, ông Ian Easton, giám đốc cấp cao Viện Project 2049 nói ông hoài nghi rằng hội nghị trực tuyến này có thể làm lan tỏa căng thẳng giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ.
Ông Eston nghĩ rằng hai nhà lãnh đạo có thể sẽ có tranh luận bởi vì “họ có tầm nhìn khác biệt về tương lai, đặc biệt là về tương lai của Đài Loan.”
Ông nói: “Tôi nghĩ đối với Tổng thống Biden, mục tiêu chính của ông ấy sẽ là răn đe, trao đổi rất rõ ràng với chủ tịch Tập Cận Bình, rằng nếu Trung Quốc tiếp tục có hành động gây hấn đối với Đài Loan, rằng điều này cuối cùng có thể buộc Hoa Kỳ phải tiến tới một mối quan hệ ngoại giao bình thường hơn với Đài Loan và ngày càng rõ ràng hơn về cam kết của Hoa Kỳ nhằm bảo vệ Đài Loan nếu điều đó trở nên cần thiết.
Nói cách khác, ông Easton cho rằng cuộc họp sẽ thiên về “tái thiết lập, khôi phục và xây dựng lại uy tín về khả năng răng đe của Hoa Kỳ.”
Đối thoại ‘Không có lợi cho Hoa Kỳ’
Robert Sutter, giáo sư khoa Quan hệ Quốc tế thuộc trường Đại học George Washington nói với NTD hôm 15/11 về cách mà Bắc Kinh không thể giữ lời hứa của họ sau khi đồng thuận điều gì đó, chỉ ra cho thấy kỷ lục trong quá khứ của nhà nước này về đánh cắp sở hữu trí tuệ, thương mại và vấn đề Biển Đông.
Giáo sư Sutter giải thích: “Về Biển Đông, Tập Cận Bình nổi tiếng vì đã nói rằng ông ấy sẽ không quân sự hóa các hòn đảo trên Biển Đông. Và Washington biết rằng ông ấy đã nói điều đó, và tất nhiên, điều này không bao giờ xảy ra mà nó đã đi ngược lại. Vì vậy, chính là kỷ lục này.
Ông cảnh báo rằng Trung Quốc đã sử dụng những cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo cấp cao “như sự ngụy tạo về chính sách của họ" và rằng “họ nói là một chuyện còn họ làm gì là chuyện khác.”
“Vì vậy những cuộc đối thoại kiểu này không nhất thiết là có lợi cho Hoa Kỳ.” Ông nói.
Ông Sutter cũng nói rằng cả Biden và ông Tập đều không muốn lùi bước trong các cuộc đàm phán của họ vì cả hai nhà lãnh đạo “đều có những yêu cầu cứng rắn để giữ vững sức mạnh,” có nghĩa là sẽ “rất khó biết được cách mà họ sẽ giải quyết các vấn đề cụ thể nhạy cảm đối với cả hai bên.”
“Tập Cận Bình đang tỏ ra rất cứng rắn tại cuộc họp toàn thể. Và đại hội Đảng sắp diễn ra vào năm sau. Ông ấy sẽ đề ra toàn bộ chính sách rất hiềm khích với Hoa Kỳ. Nhưng tôi không nghĩ rằng ông ấy sẽ từ bỏ những chính sách này. Ông ấy muốn tỏ ra cứng rắn.” Ông Sutter nói.
Vào tháng 10, Bắc Kinh vừa ban hành một bộ quy tắc dự thảo mới yêu cầu các công ty phải xin phép chính phủ trước khi chuyển dữ liệu ra nước ngoài. Điều này có khả năng ảnh hưởng đến các công ty nước ngoài tại Trung Quốc và Hong Kong.
Vào tháng 6, Bắc Kinh thông qua luật mới ngăn các công ty tuân thủ các hạn chế của nước ngoài đối với công dân và công ty Trung Quốc.
Ông Lee Cheng-hsiu, một nhà nghiên cứu của Quỹ Chính sách Quốc gia Đài Loan nói với The Epoch Times sau hội nghị rằng không có chuyện Biden sẽ từ bỏ sự ủng hộ của ông ấy đối với Đài Loan.
Nếu Biden làm thế thì cũng tương đương với việc Hoa Kỳ từ bỏ cam kết đối với toàn bộ khu vực Indo-Pacific.
Diệp Thanh
https://img.ntdvn.net/2021/11/ntdvn_211117-c01.jpg
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến từ Phòng Roosevelt của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 15/11/2021. (Ảnh của MANDEL NGAN / AFP qua Getty Images)
Giải pháp cụ thể về vấn đề Đài Loan ‘không có phần trong cuộc hội đàm tối nay'
Tổng thống Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã không đạt được “đột phá" nào về các vấn đề liên quan đến cả hai quốc gia sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên của họ với tư cách là những lãnh đạo nhà nước vào ngày 15/11.
Ông Biden nói rằng Hoa Kỳ sẽ làm việc để “thúc đẩy một hệ thống quốc tế tự do, cởi mở và công bằng,” nêu lên quan ngại về hồ sơ nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những vi phạm mà ông biết tại Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong.
Theo Tòa Bạch Ốc, Biden sử dụng các cuộc hội đàm như một cơ hội để “nói chuyện thẳng thắn và trực tiếp" với ông Tập về những ý định và ưu tiên của chính quyền của ông về nhiều vấn đề.
“Chúng tôi không mong cuộc gặp gỡ này bằng cách nào đó sẽ là một điểm khởi đầu cơ bản mà chúng ta đang có trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.” Một quan chức chính phủ cấp cao nói với các phóng viên trong một cuộc gọi sau khi kết thúc hội nghị kéo dài 3 tiếng rưỡi.
Theo vị quan chức này, hai nhà lãnh đạo đã có một “cuộc thảo luận mở rộng” về Đài Loan - một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ tại khu vực Indo-Pacific vốn được nhà nước cộng sản Trung Quốc xem là một phần lãnh thổ của họ cần được thống nhất với đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiết.
Quan chức này nói: “Về vấn đề Đài Loan, không có gì mới được thiết lập về mặt giải pháp hay cách hiểu nào khác.”
Ông nói thêm: “Ý tưởng tiết lập giải pháp cụ thể đối với Đài Loan không có phần trong cuộc hội đàm tối nay.”
Biden nói với ông Tập rằng Hoa Kỳ duy trì “cam kết chính sách Một Trung Quốc, tuân thủ Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Ba Thông cáo chung, và Nguyên tắc Sáu Bảo đảm.”
Tòa Bạch Ốc cho biết trong một tuyên bố: “Hoa Kỳ mạnh mẽ phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng hoặc phá hoại hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.”
Vào tháng 10, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Đài Loan cảnh báo rằng nhà nước Trung Quốc sẽ có khả năng tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện đối với đảo quốc dân chủ tự do tự trị này vào năm 2025.
Với đạo luật Quan hệ Đài Loan, Washington sẽ cung cấp khí tài quân sự cho đảo quốc tự trị này để tự vệ.
Theo cơ quan tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc, ông Tập cảnh báo Biden rằng Trung Quốc “sẽ phải thực hiện các biện pháp quyết định "nếu cái gọi là lực lượng đòi độc lập cho Đài Loan “vượt lằn ranh đỏ.”
Tòa Bạch Ốc cho biết các vấn đề khác được thảo luận trong cuộc họp gồm có khủng hoảng khí hậu, nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu, Bắc Triều Tiên, Afghanistan và Iran.
Vị quan chức này không đưa ra bình luận khi được hỏi liệu hai nhà lãnh đạo có thảo luận về sự ổn định hạt nhân hay việc Trung Quốc được cho là đã thử tên lửa siêu thanh có khả năng hạt nhân vào mùa hè qua hay không.
Khi được hỏi liệu cuộc họp sẽ xoa dịu được căng thẳng giữa hai quốc gia hay không thì vị quan chức này trả lời rằng cuộc họp nên được nhìn nhận ở một góc độ khác.
“Vì vậy, tôi không nghĩ rằng mục đích là để đặc biệt xoa dịu căng thẳng … chúng tôi muốn bảo đảm rằng sự cạnh tranh được kiểm soát có trách nhiệm, và chúng ta có cách để làm điều đó.”
‘Tầm nhìn khác biệt về tương lai’
Trong một cuộc phỏng vấn với NTD, cơ quan truyền thông chi nhánh của The Epoch Times vào ngày 15/11 trước thềm cuộc họp trực tuyến, ông Ian Easton, giám đốc cấp cao Viện Project 2049 nói ông hoài nghi rằng hội nghị trực tuyến này có thể làm lan tỏa căng thẳng giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ.
Ông Eston nghĩ rằng hai nhà lãnh đạo có thể sẽ có tranh luận bởi vì “họ có tầm nhìn khác biệt về tương lai, đặc biệt là về tương lai của Đài Loan.”
Ông nói: “Tôi nghĩ đối với Tổng thống Biden, mục tiêu chính của ông ấy sẽ là răn đe, trao đổi rất rõ ràng với chủ tịch Tập Cận Bình, rằng nếu Trung Quốc tiếp tục có hành động gây hấn đối với Đài Loan, rằng điều này cuối cùng có thể buộc Hoa Kỳ phải tiến tới một mối quan hệ ngoại giao bình thường hơn với Đài Loan và ngày càng rõ ràng hơn về cam kết của Hoa Kỳ nhằm bảo vệ Đài Loan nếu điều đó trở nên cần thiết.
Nói cách khác, ông Easton cho rằng cuộc họp sẽ thiên về “tái thiết lập, khôi phục và xây dựng lại uy tín về khả năng răng đe của Hoa Kỳ.”
Đối thoại ‘Không có lợi cho Hoa Kỳ’
Robert Sutter, giáo sư khoa Quan hệ Quốc tế thuộc trường Đại học George Washington nói với NTD hôm 15/11 về cách mà Bắc Kinh không thể giữ lời hứa của họ sau khi đồng thuận điều gì đó, chỉ ra cho thấy kỷ lục trong quá khứ của nhà nước này về đánh cắp sở hữu trí tuệ, thương mại và vấn đề Biển Đông.
Giáo sư Sutter giải thích: “Về Biển Đông, Tập Cận Bình nổi tiếng vì đã nói rằng ông ấy sẽ không quân sự hóa các hòn đảo trên Biển Đông. Và Washington biết rằng ông ấy đã nói điều đó, và tất nhiên, điều này không bao giờ xảy ra mà nó đã đi ngược lại. Vì vậy, chính là kỷ lục này.
Ông cảnh báo rằng Trung Quốc đã sử dụng những cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo cấp cao “như sự ngụy tạo về chính sách của họ" và rằng “họ nói là một chuyện còn họ làm gì là chuyện khác.”
“Vì vậy những cuộc đối thoại kiểu này không nhất thiết là có lợi cho Hoa Kỳ.” Ông nói.
Ông Sutter cũng nói rằng cả Biden và ông Tập đều không muốn lùi bước trong các cuộc đàm phán của họ vì cả hai nhà lãnh đạo “đều có những yêu cầu cứng rắn để giữ vững sức mạnh,” có nghĩa là sẽ “rất khó biết được cách mà họ sẽ giải quyết các vấn đề cụ thể nhạy cảm đối với cả hai bên.”
“Tập Cận Bình đang tỏ ra rất cứng rắn tại cuộc họp toàn thể. Và đại hội Đảng sắp diễn ra vào năm sau. Ông ấy sẽ đề ra toàn bộ chính sách rất hiềm khích với Hoa Kỳ. Nhưng tôi không nghĩ rằng ông ấy sẽ từ bỏ những chính sách này. Ông ấy muốn tỏ ra cứng rắn.” Ông Sutter nói.
Vào tháng 10, Bắc Kinh vừa ban hành một bộ quy tắc dự thảo mới yêu cầu các công ty phải xin phép chính phủ trước khi chuyển dữ liệu ra nước ngoài. Điều này có khả năng ảnh hưởng đến các công ty nước ngoài tại Trung Quốc và Hong Kong.
Vào tháng 6, Bắc Kinh thông qua luật mới ngăn các công ty tuân thủ các hạn chế của nước ngoài đối với công dân và công ty Trung Quốc.
Ông Lee Cheng-hsiu, một nhà nghiên cứu của Quỹ Chính sách Quốc gia Đài Loan nói với The Epoch Times sau hội nghị rằng không có chuyện Biden sẽ từ bỏ sự ủng hộ của ông ấy đối với Đài Loan.
Nếu Biden làm thế thì cũng tương đương với việc Hoa Kỳ từ bỏ cam kết đối với toàn bộ khu vực Indo-Pacific.
Diệp Thanh