giavui
11-14-2021, 01:22 PM
Châu Âu lại thành tâm dịch COVID-19, bệnh viện "căng mình" ứng phó
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca tử vong vì COVID-19 tăng 10% ở châu Âu trong tuần qua và một quan chức WHO tuần trước tuyên bố rằng, lục địa này đã "trở lại tâm chấn của đại dịch".
Số ca tử vong vì COVID ở Châu Âu tăng mạnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca tử vong vì COVID-19 tăng 10% ở châu Âu trong tuần qua và một quan chức WHO tuần trước tuyên bố rằng, lục địa này đã "trở lại tâm chấn của đại dịch". Làn sóng dịch bệnh mới nhất phần lớn bùng phát ở Nga và Đông Âu - nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, nhưng các nước ở phía Tây như Đức và Anh cũng ghi nhận tỷ lệ mắc COVID-19 cao nhất thế giới.
https://media.doisongphapluat.com/media/dinh-vu-linh-chi/2021/11/13/chau-au-tro-thanh-tam-dich-2.jpg
Nhiều nước Châu Âu đang ghi nhận số ca tử vong và ca mắc mới COVID-19 tăng mạnh.
Mặc dù các quốc gia ở Tây Âu đều có tỷ lệ tiêm chủng trên 60%, thậm chí một số nước như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn nhiều, nhưng vẫn còn một bộ phận đáng kể dân số chưa được vaccine bảo vệ.
Phần lớn nhờ vào việc tiêm chủng vaccine, các bệnh viện ở Tây Âu không phải chịu áp lực quá lớn như giai đoạn đầu của đại dịch, nhưng nhiều bệnh viện vẫn đang phải "căng mình" để điều trị số lượng bệnh nhân COVID-19 gia tăng, trong khi vẫn phải giải quyết các khó khăn về xét nghiệm và phẫu thuật do nhân viên y tế kiệt sức hoặc nhiễm bệnh. “Chúng ta đang trong tình huống khẩn cấp”, tiến sĩ Christian Drosten, trưởng khoa virus của Bệnh viện Charite, Berlin, nói.
Báo cáo của WHO cũng lưu ý, Châu Âu chiếm khoảng 2/3 trong số 3,1 triệu ca mới trên thế giới. Các quan chức ở những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề đang cân nhắc các biện pháp hạn chế mới trong nỗ lực kiểm soát dịch khi mùa đông đang đến gần.
Các biện pháp phòng chống dịch mới
Chính phủ Hà Lan tuyên bố áp đặt trở lại một số biện pháp phong tỏa để phòng dịch COVID-19 bắt đầu từ 13/11. Theo đó các quán rượu, nhà hàng và cửa hàng cung cấp dịch vụ, hàng hóa không thiết yếu tại Hà Lan sẽ phải đóng cửa vào lúc 19h hằng ngày.
Quy định trên sẽ có hiệu lực trong ít nhất 3 tuần. Cũng theo quy định mới, người dân sẽ được khuyến nghị làm việc tại nhà trong thời gian nhiều nhất có thể, trong khi các sự kiện thể thao sẽ không được đón khán giả trong những tuần tới.
Tại Áo, chính quyền thành phố Salzburg sẽ triển khai các biện pháp phòng dịch mới từ ngày 15/11 và có thể tiến hành đợt phong tỏa đầu tiên đối với những người chưa hoàn thành tiêm vaccine phòng COVID-19.
https://media.doisongphapluat.com/media/dinh-vu-linh-chi/2021/11/13/chau-au-tro-thanh-tam-dich-5.jpg
Các nhân viên chuyên trách khử trùng nhà ga ở Moscow.
Với 1,5 triệu người dân, vùng Thượng Áo - giáp với Đức và Séc - gần đây chứng kiến mức độ lây nhiễm cao nhất đất nước, trong khi lại có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất. Trước đó, Áo đã cấm những người chưa hoàn thành 2 liều vaccine đến nhà hàng, rạp chiếu phim, khu trượt tuyết và tiệm làm tóc, nhưng tình hình đang trở nên cấp bách hơn ở Thượng Áo.
Các nghị sĩ Đức cũng đang soạn thảo một dự luật với các biện pháp chống dịch mới. Tuy vậy, nước này vẫn chưa có ý định phong tỏa trở lại. Theo Viện Robert Koch (RKI), Đức ghi nhận kỷ lục hơn 50.000 trường hợp vào ngày 11/11.
Đức có tỷ lệ tiêm vaccine đầy đủ đạt 67% dân số. Tuy nhiên, nước này lại đang đối mặt làn sóng dịch bệnh thứ 4 và cũng là làn sóng tồi tệ chưa từng có. Tại một số điểm nóng, các bệnh viện bắt đầu quá tải. Chính phủ Đức phải kêu gọi tất cả những người trưởng thành tiêm mũi vaccine tăng cường nếu đã qua 6 tháng kể từ khi được tiêm mũi thứ 2.
Tại Anh, dịch bệnh lập đỉnh mới vào tháng 10 vừa qua. Bên cạnh việc khởi động tiêm mũi vaccine tăng cường cho người dân mà không cần đặt lịch hẹn trước ngay từ đầu tháng 11 này, Anh cũng yêu cầu tiêm vaccine bắt buộc đối với một số đối tượng, cùng hình phạt kèm theo dành cho những người từ chối tiêm chủng.
https://media.doisongphapluat.com/media/dinh-vu-linh-chi/2021/11/13/chau-au-tro-thanh-tam-dich-4.jpg
DNEWS.NET Một khu vực xét nghiệm COVID-19 tại Anh.
Ý là quốc gia đầu tiên ở châu Âu yêu cầu tiêm vaccine bắt buộc đối với nhân viên y tế và đang thảo luận khả năng mở rộng sang các đối tượng khác.
Trong khi đó, tại Pháp, bên cạnh việc tái áp đặt quy định đeo khẩu trang bắt buộc tại các trường học, Quốc hội Pháp cũng vừa thông qua đạo luật kéo dài thời gian hiệu lực của hệ thống hộ chiếu vaccine tới tháng 7 năm sau.
TheWorldNews
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca tử vong vì COVID-19 tăng 10% ở châu Âu trong tuần qua và một quan chức WHO tuần trước tuyên bố rằng, lục địa này đã "trở lại tâm chấn của đại dịch".
Số ca tử vong vì COVID ở Châu Âu tăng mạnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca tử vong vì COVID-19 tăng 10% ở châu Âu trong tuần qua và một quan chức WHO tuần trước tuyên bố rằng, lục địa này đã "trở lại tâm chấn của đại dịch". Làn sóng dịch bệnh mới nhất phần lớn bùng phát ở Nga và Đông Âu - nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, nhưng các nước ở phía Tây như Đức và Anh cũng ghi nhận tỷ lệ mắc COVID-19 cao nhất thế giới.
https://media.doisongphapluat.com/media/dinh-vu-linh-chi/2021/11/13/chau-au-tro-thanh-tam-dich-2.jpg
Nhiều nước Châu Âu đang ghi nhận số ca tử vong và ca mắc mới COVID-19 tăng mạnh.
Mặc dù các quốc gia ở Tây Âu đều có tỷ lệ tiêm chủng trên 60%, thậm chí một số nước như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn nhiều, nhưng vẫn còn một bộ phận đáng kể dân số chưa được vaccine bảo vệ.
Phần lớn nhờ vào việc tiêm chủng vaccine, các bệnh viện ở Tây Âu không phải chịu áp lực quá lớn như giai đoạn đầu của đại dịch, nhưng nhiều bệnh viện vẫn đang phải "căng mình" để điều trị số lượng bệnh nhân COVID-19 gia tăng, trong khi vẫn phải giải quyết các khó khăn về xét nghiệm và phẫu thuật do nhân viên y tế kiệt sức hoặc nhiễm bệnh. “Chúng ta đang trong tình huống khẩn cấp”, tiến sĩ Christian Drosten, trưởng khoa virus của Bệnh viện Charite, Berlin, nói.
Báo cáo của WHO cũng lưu ý, Châu Âu chiếm khoảng 2/3 trong số 3,1 triệu ca mới trên thế giới. Các quan chức ở những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề đang cân nhắc các biện pháp hạn chế mới trong nỗ lực kiểm soát dịch khi mùa đông đang đến gần.
Các biện pháp phòng chống dịch mới
Chính phủ Hà Lan tuyên bố áp đặt trở lại một số biện pháp phong tỏa để phòng dịch COVID-19 bắt đầu từ 13/11. Theo đó các quán rượu, nhà hàng và cửa hàng cung cấp dịch vụ, hàng hóa không thiết yếu tại Hà Lan sẽ phải đóng cửa vào lúc 19h hằng ngày.
Quy định trên sẽ có hiệu lực trong ít nhất 3 tuần. Cũng theo quy định mới, người dân sẽ được khuyến nghị làm việc tại nhà trong thời gian nhiều nhất có thể, trong khi các sự kiện thể thao sẽ không được đón khán giả trong những tuần tới.
Tại Áo, chính quyền thành phố Salzburg sẽ triển khai các biện pháp phòng dịch mới từ ngày 15/11 và có thể tiến hành đợt phong tỏa đầu tiên đối với những người chưa hoàn thành tiêm vaccine phòng COVID-19.
https://media.doisongphapluat.com/media/dinh-vu-linh-chi/2021/11/13/chau-au-tro-thanh-tam-dich-5.jpg
Các nhân viên chuyên trách khử trùng nhà ga ở Moscow.
Với 1,5 triệu người dân, vùng Thượng Áo - giáp với Đức và Séc - gần đây chứng kiến mức độ lây nhiễm cao nhất đất nước, trong khi lại có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất. Trước đó, Áo đã cấm những người chưa hoàn thành 2 liều vaccine đến nhà hàng, rạp chiếu phim, khu trượt tuyết và tiệm làm tóc, nhưng tình hình đang trở nên cấp bách hơn ở Thượng Áo.
Các nghị sĩ Đức cũng đang soạn thảo một dự luật với các biện pháp chống dịch mới. Tuy vậy, nước này vẫn chưa có ý định phong tỏa trở lại. Theo Viện Robert Koch (RKI), Đức ghi nhận kỷ lục hơn 50.000 trường hợp vào ngày 11/11.
Đức có tỷ lệ tiêm vaccine đầy đủ đạt 67% dân số. Tuy nhiên, nước này lại đang đối mặt làn sóng dịch bệnh thứ 4 và cũng là làn sóng tồi tệ chưa từng có. Tại một số điểm nóng, các bệnh viện bắt đầu quá tải. Chính phủ Đức phải kêu gọi tất cả những người trưởng thành tiêm mũi vaccine tăng cường nếu đã qua 6 tháng kể từ khi được tiêm mũi thứ 2.
Tại Anh, dịch bệnh lập đỉnh mới vào tháng 10 vừa qua. Bên cạnh việc khởi động tiêm mũi vaccine tăng cường cho người dân mà không cần đặt lịch hẹn trước ngay từ đầu tháng 11 này, Anh cũng yêu cầu tiêm vaccine bắt buộc đối với một số đối tượng, cùng hình phạt kèm theo dành cho những người từ chối tiêm chủng.
https://media.doisongphapluat.com/media/dinh-vu-linh-chi/2021/11/13/chau-au-tro-thanh-tam-dich-4.jpg
DNEWS.NET Một khu vực xét nghiệm COVID-19 tại Anh.
Ý là quốc gia đầu tiên ở châu Âu yêu cầu tiêm vaccine bắt buộc đối với nhân viên y tế và đang thảo luận khả năng mở rộng sang các đối tượng khác.
Trong khi đó, tại Pháp, bên cạnh việc tái áp đặt quy định đeo khẩu trang bắt buộc tại các trường học, Quốc hội Pháp cũng vừa thông qua đạo luật kéo dài thời gian hiệu lực của hệ thống hộ chiếu vaccine tới tháng 7 năm sau.
TheWorldNews