duyanh
11-12-2021, 02:46 PM
Hơn 162.000 ha đất bị người TQ mua: Thêm một Bộ trưởng “lùi” câu trả lời
Trước chất vấn từng được nêu ra từ vài năm trước, về việc có 162.000 ha do người Trung Quốc sở hữu trên cả nước, với hàng chục ngàn hecta đất biên giới, ven biển, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng mới đây dù thừa nhận “đây là một vấn đề rất lớn” song cho xin “lùi lại” câu trả lời.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/san-bay-nuoc-man-da-nang.jpg
Sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), từng là một căn cứ không quân quan trọng của Mỹ ở miền Trung Việt Nam, nay là khu xăng dầu cùng ứng cho các tỉnh thành miền Trung. (Ảnh: Bui Tuan Khiem/Google Maps/2018)
Tại phiên chất vấn tại Quốc hội chiều 11/11, khi Bộ trưởng Bộ KH&ĐT – ông Nguyễn Chí Dũng đang trả lời các đại biểu về những vướng mắc xung quanh câu chuyện giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng, chậm tiến độ dự án, đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim (Nam Định) đã giơ biển tranh luận về vấn đề quản lý đầu tư đối với các dự án do người Trung Quốc đầu tư núp bóng đại diện tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Ông Kim cho biết ông có nghe Bộ trưởng nói 2 lần về đất không sạch, đầu tư phát triển sẽ khó. “Tôi hiểu sẽ có đất bẩn, như Chủ tịch Quốc hội cũng vừa nhắc, thế chúng ta kiểm tra, giám sát như thế nào? Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 14, tôi có chất vấn hiện có 162.000 ha do người Trung Quốc sở hữu trên toàn cõi Việt Nam. Trong đó, có 63.000 ha là đất biên giới và ven biển, tôi có chất vấn việc này phải làm cho rõ ràng”, ông Kim nhắc lại.
Chưa hết, ông Kim cho rằng sự việc này vẫn đang tiếp diễn khi dẫn thông tin rằng “báo chí cũng như người dân, cử tri thắc mắc người Việt Nam tiếp tục núp bóng mua đất cho người nước ngoài và chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
“Các bộ ngành, nhất là Bộ KH&ĐT đang xây dựng kế hoạch sử dụng đất trong phạm vi 10 năm tới mà chúng ta đang có dự thảo ở đây, đất đó đã vi phạm Luật Đất đai, tức là không chính danh, không đúng đối tượng, vì mua giùm, mua thay. Việc này, Bộ KH&ĐT đã tiến hành vấn đề giám sát, kiểm tra thế nào?” – đại biểu Kim chất vấn.
Ngoài ra, ông Kim cũng đặt câu hỏi rằng thời gian tới Bộ KH&ĐT đề nghị Chính phủ đề xuất sửa Luật Đất đai và Luật Đầu tư thế nào để khắc phục tình trạng này, “chứ cứ như này thì làm sao đảm bảo sử dụng đất đai hiệu quả”.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói: “Đây là vấn đề rất lớn, thực sự chúng tôi chưa có điều kiện để nắm rõ một cách chính xác tình hình thực tế ở các địa phương ra sao”.
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận “đầu tư núp bóng” là vấn đề rất lớn, nhưng từ chối trả lời vì “Bộ chưa có điều kiện để nắm rõ tình hình”.
“Đầu tư núp bóng, sở hữu đất là vấn đề rất lớn và thực sự chúng tôi chưa có điều kiện để nắm rõ sát tình hình thực tế ở các địa phương này ra sao”, ông Dũng nói, khéo léo lùi thời hạn và trách nhiệm trả lời.
“Với trách nhiệm của Bộ chúng tôi sẽ nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ để có chính sách quản lý đất đai với các nhà đầu tư núp bóng danh nghĩa cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đang thâu tóm, chiếm giữ. Đặc biệt vùng ven biển, sát biên giới. Đây là vùng hết sức nhạy cảm, tôi ghi nhận ý kiến và xin phép báo cáo lại ở Quốc hội sau”.
Hơn 2 năm trước, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 14 vào tháng 6/2019, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) đã nêu chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm về hiện tượng một số người Việt Nam đứng tên mua đất cho người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc, rằng “đây là giao dịch thương mại hay là nguy cơ cho quốc gia?”.
Trước câu hỏi trên, ông Lâm cho hay việc này không “đơn thuần”, nhưng cũng từ chối công bố những đề xuất, biện pháp để quản lý vấn đề của Bộ này.
“Chúng tôi không coi đơn thuần chỉ là những vấn đề về quan hệ thương mại, ở mức độ thế nào, tập trung thế nào hoặc đối với những dự án nào, khu dân cư nào, theo phát triển, theo mật độ người nước ngoài ở mức độ như thế nào để đảm bảo được vấn đề an ninh quốc gia. Chúng tôi sẽ có tính toán, đề xuất, biện pháp để báo cáo với cơ quan chức năng phối hợp với các ngành, kể cả thương mại và xây dựng để quản lý những vấn đề này” – ông Lâm nói.
Tại báo cáo trả lời kiến nghị của cử tri được gửi tới Quốc hội vào tháng 5/2020, Bộ Quốc phòng cho biết tính đến hết tháng 11/2019, có 149 doanh nghiệp (DN) có yếu tố Trung Quốc (92 DN 100% vốn Trung Quốc, 57 DN vốn liên doanh) đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22/44 tỉnh, thành biên giới Việt Nam, trong đó, khu vực biên giới đất liền có 24 DN, khu vực biên giới biển có 125 DN.
Tổng 162.467,7 ha do các DN trên sử dụng, trong đó có 943,7 ha thuộc khu vực biên giới đất liền và 5.393,7 ha khu vực biên giới biển, kể cả mặt biển. Thời hạn thuê đất là từ 5-50 năm; lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí, may mặc, nuôi trồng thủy sản, giày da, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử…
Tổng vốn đầu tư của các DN này là 30,872 tỷ USD, trong đó khu vực biên giới đất liền 1,637 tỷ USD, khu vực biên giới biển 29,235 tỷ USD.
Riêng tại Đà Nẵng, từ năm 2011 đến 2015, có 134 lô, 1 thửa đất do cá nhân, doanh nghiệp người Trung Quốc sở hữu, “núp bóng” sở hữu và thuê của UBND TP Đà Nẵng tại các vị trí: Dọc các khu đô thị ven biển; ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn); khu đô thị các phường Phước Mỹ, Thọ Quang, quận Sơn Trà…
Nguyễn Quân
Trước chất vấn từng được nêu ra từ vài năm trước, về việc có 162.000 ha do người Trung Quốc sở hữu trên cả nước, với hàng chục ngàn hecta đất biên giới, ven biển, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng mới đây dù thừa nhận “đây là một vấn đề rất lớn” song cho xin “lùi lại” câu trả lời.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/san-bay-nuoc-man-da-nang.jpg
Sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), từng là một căn cứ không quân quan trọng của Mỹ ở miền Trung Việt Nam, nay là khu xăng dầu cùng ứng cho các tỉnh thành miền Trung. (Ảnh: Bui Tuan Khiem/Google Maps/2018)
Tại phiên chất vấn tại Quốc hội chiều 11/11, khi Bộ trưởng Bộ KH&ĐT – ông Nguyễn Chí Dũng đang trả lời các đại biểu về những vướng mắc xung quanh câu chuyện giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng, chậm tiến độ dự án, đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim (Nam Định) đã giơ biển tranh luận về vấn đề quản lý đầu tư đối với các dự án do người Trung Quốc đầu tư núp bóng đại diện tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Ông Kim cho biết ông có nghe Bộ trưởng nói 2 lần về đất không sạch, đầu tư phát triển sẽ khó. “Tôi hiểu sẽ có đất bẩn, như Chủ tịch Quốc hội cũng vừa nhắc, thế chúng ta kiểm tra, giám sát như thế nào? Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 14, tôi có chất vấn hiện có 162.000 ha do người Trung Quốc sở hữu trên toàn cõi Việt Nam. Trong đó, có 63.000 ha là đất biên giới và ven biển, tôi có chất vấn việc này phải làm cho rõ ràng”, ông Kim nhắc lại.
Chưa hết, ông Kim cho rằng sự việc này vẫn đang tiếp diễn khi dẫn thông tin rằng “báo chí cũng như người dân, cử tri thắc mắc người Việt Nam tiếp tục núp bóng mua đất cho người nước ngoài và chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
“Các bộ ngành, nhất là Bộ KH&ĐT đang xây dựng kế hoạch sử dụng đất trong phạm vi 10 năm tới mà chúng ta đang có dự thảo ở đây, đất đó đã vi phạm Luật Đất đai, tức là không chính danh, không đúng đối tượng, vì mua giùm, mua thay. Việc này, Bộ KH&ĐT đã tiến hành vấn đề giám sát, kiểm tra thế nào?” – đại biểu Kim chất vấn.
Ngoài ra, ông Kim cũng đặt câu hỏi rằng thời gian tới Bộ KH&ĐT đề nghị Chính phủ đề xuất sửa Luật Đất đai và Luật Đầu tư thế nào để khắc phục tình trạng này, “chứ cứ như này thì làm sao đảm bảo sử dụng đất đai hiệu quả”.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói: “Đây là vấn đề rất lớn, thực sự chúng tôi chưa có điều kiện để nắm rõ một cách chính xác tình hình thực tế ở các địa phương ra sao”.
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận “đầu tư núp bóng” là vấn đề rất lớn, nhưng từ chối trả lời vì “Bộ chưa có điều kiện để nắm rõ tình hình”.
“Đầu tư núp bóng, sở hữu đất là vấn đề rất lớn và thực sự chúng tôi chưa có điều kiện để nắm rõ sát tình hình thực tế ở các địa phương này ra sao”, ông Dũng nói, khéo léo lùi thời hạn và trách nhiệm trả lời.
“Với trách nhiệm của Bộ chúng tôi sẽ nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ để có chính sách quản lý đất đai với các nhà đầu tư núp bóng danh nghĩa cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đang thâu tóm, chiếm giữ. Đặc biệt vùng ven biển, sát biên giới. Đây là vùng hết sức nhạy cảm, tôi ghi nhận ý kiến và xin phép báo cáo lại ở Quốc hội sau”.
Hơn 2 năm trước, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 14 vào tháng 6/2019, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) đã nêu chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm về hiện tượng một số người Việt Nam đứng tên mua đất cho người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc, rằng “đây là giao dịch thương mại hay là nguy cơ cho quốc gia?”.
Trước câu hỏi trên, ông Lâm cho hay việc này không “đơn thuần”, nhưng cũng từ chối công bố những đề xuất, biện pháp để quản lý vấn đề của Bộ này.
“Chúng tôi không coi đơn thuần chỉ là những vấn đề về quan hệ thương mại, ở mức độ thế nào, tập trung thế nào hoặc đối với những dự án nào, khu dân cư nào, theo phát triển, theo mật độ người nước ngoài ở mức độ như thế nào để đảm bảo được vấn đề an ninh quốc gia. Chúng tôi sẽ có tính toán, đề xuất, biện pháp để báo cáo với cơ quan chức năng phối hợp với các ngành, kể cả thương mại và xây dựng để quản lý những vấn đề này” – ông Lâm nói.
Tại báo cáo trả lời kiến nghị của cử tri được gửi tới Quốc hội vào tháng 5/2020, Bộ Quốc phòng cho biết tính đến hết tháng 11/2019, có 149 doanh nghiệp (DN) có yếu tố Trung Quốc (92 DN 100% vốn Trung Quốc, 57 DN vốn liên doanh) đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22/44 tỉnh, thành biên giới Việt Nam, trong đó, khu vực biên giới đất liền có 24 DN, khu vực biên giới biển có 125 DN.
Tổng 162.467,7 ha do các DN trên sử dụng, trong đó có 943,7 ha thuộc khu vực biên giới đất liền và 5.393,7 ha khu vực biên giới biển, kể cả mặt biển. Thời hạn thuê đất là từ 5-50 năm; lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí, may mặc, nuôi trồng thủy sản, giày da, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử…
Tổng vốn đầu tư của các DN này là 30,872 tỷ USD, trong đó khu vực biên giới đất liền 1,637 tỷ USD, khu vực biên giới biển 29,235 tỷ USD.
Riêng tại Đà Nẵng, từ năm 2011 đến 2015, có 134 lô, 1 thửa đất do cá nhân, doanh nghiệp người Trung Quốc sở hữu, “núp bóng” sở hữu và thuê của UBND TP Đà Nẵng tại các vị trí: Dọc các khu đô thị ven biển; ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn); khu đô thị các phường Phước Mỹ, Thọ Quang, quận Sơn Trà…
Nguyễn Quân