giahamdzui
11-05-2021, 12:42 AM
Tình hình COVID-19: Dịch bệnh bùng phát mạnh ở châu Âu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến hết ngày 4/11, thế giới ghi nhận thêm khoảng 469.000 ca mắc COVID-19 mới và 6.600 trường hợp tử vong chỉ trong vòng 24 giờ, qua đó nâng tổng số người nhiễm bệnh từ đầu dịch lên khoảng 237.319.436 ca, trong đó có khoảng 4.748.400 người thiệt mạng.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/07/Tinh-hinh-COVID-19-het-207-Anh-tiep-tuc-ghi-nhan-nhieu-ca-mac-moi-nhat-1.jpg
(Ảnh minh họa: Par cktravels.com/Shutterstock)
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 59.000 ca), Nga (40.217 ca) và Anh (37.269 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (1.195 ca), Mỹ (851 ca) và Ukraine (699 ca).
Mỹ bắt đầu triển khai tiêm phòng cho trẻ từ 5-11 tuổi
Mỹ đã bắt đầu triển khai tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, sau khi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 2/11 khuyến nghị tiêm vắc-xin của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em nhóm tuổi trên.
Trước đó, ngày 29/10, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đã phê duyệt tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi.
Liều lượng mũi vắc-xin tiêm cho trẻ em ở nhóm tuổi này là 10 microgram, chỉ bẳng 1/3 liều lượng mũi tiêm cho nhóm tuổi vị thành niên và người trưởng thành.
Trong ngày 3/11, Mỹ chỉ triển khai tiêm một lượng nhỏ trong số 15 triệu liều vắc-xin sử dụng đợt đầu cho nhóm trẻ trên, sau đó dự kiến triển khai tiêm rộng rãi hơn tại các phòng khám và bệnh viện nhi từ tuần tới. Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định sẽ có đủ vắc-xin vào tuần tới để tiêm cho trẻ em và vắc-xin sẽ được chuyển đến sẵn sàng ở khoảng 20.000 địa điểm tiêm chủng trên cả nước.
Đến nay khoảng 58% dân số Mỹ đã tiêm đủ liều vắc-xin ngừa COVID-19, trong khi khoảng 28 triệu trẻ em dưới 12 tuổi chưa tiêm. Chính phủ Mỹ hiện đã mua 50 triệu liều vắc-xin của Pfizer cho chương trình tiêm chủng cho trẻ em.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố các quy định nghiêm ngặt nhằm thúc đẩy hàng chục triệu người lao động Mỹ tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 sẽ có hiệu lực vào ngày 4/1/2022.
Theo thông báo, các biện pháp này nhằm vào các doanh nghiệp có hơn 100 nhân viên cũng như các nhân viên y tế và các nhà thầu liên bang. Trao đổi với báo giới, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nêu rõ thời hạn duy nhất để cả 3 nhóm đối tượng trên bắt buộc tuân thủ quy định này là ngày 4/1/2022. Theo đó, mọi nhân viên hoặc phải tiêm mũi cuối cùng vắc-xin ngừa COVID-19 hoặc phải xuất trình xét nghiệm virus corona hằng tuần.
Anh phê chuẩn sử dụng thuốc viên uống điều trị COVID-19
Ngày 4/11, Cơ quan Quản lý dược phẩm Anh (MHRA) đã phê chuẩn sử dụng thuốc viên có tên Molnupiravir, do hãng dược phẩm Merck và đối tác Ridgeback Biotherapeutics của Mỹ phối hợp phát triển, để điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19. Như vậy, Anh là nước đầu tiên phê chuẩn loại thuốc mang tính bước ngoặt trong điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
MHRA khuyến cáo thuốc Molnupiravir được sử dụng ngay sau khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona và trong vòng 5 ngày sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.
Công ty dược phẩm Meck cho biết dự kiến sản xuất 10 triệu toa thuốc Molnupiravir vào cuối năm nay và ít nhất 20 triệu toa trong năm 2022.
Trong khi đó, tại Anh, trường Đại học Imperial London ngày 4/11 công bố kết quả nghiên cứu REACT-1 cho thấy số ca nhiễm tại nước này trong tháng 10 cao chưa từng thấy.
Dịch bệnh bùng phát mạnh ở châu Âu
Diễn biến dịch COVID-19 hàng ngày cho thấy số ca mắc mới COVID-19 tại châu Âu đang tăng theo chiều hướng “đặc biệt lo ngại” và khu vực này đang trở lại là tâm dịch của thế giới. Đây là cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình dịch bệnh tại châu Âu.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 4/11, Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Âu Hans Kluge bày tỏ đặc biệt lo ngại về mức độ lây truyền dịch bệnh ở 53 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu. Các ca mắc mới đang tiệm cận những mức kỷ lục từng ghi nhận trước đây, tăng đặc biệt nhanh với sự xuất hiện của biến thể Delta. Tình trạng gia tăng số ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận ở tất cả các lứa tuổi. Quan chức này cho biết thêm một mô hình dự báo đáng tin cậy chỉ ra rằng đến tháng 2/2022, châu Âu có thể ghi nhận thêm khoảng 500.000 ca tử vong vì COVID-19 nếu tình hình hiện nay tiếp diễn.
Nga ghi nhận số ca tử vong cao kỷ lục
Ngày 4/11, Nga ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao kỷ lục với 1.195 ca trong vòng 24 giờ, trong khi có 40.217 ca mắc mới. Toàn nước Nga đang thực hiện tuần lễ không làm việc nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona trong đợt bùng phát mới nhất.
Phan Anh (tổng hợp)
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến hết ngày 4/11, thế giới ghi nhận thêm khoảng 469.000 ca mắc COVID-19 mới và 6.600 trường hợp tử vong chỉ trong vòng 24 giờ, qua đó nâng tổng số người nhiễm bệnh từ đầu dịch lên khoảng 237.319.436 ca, trong đó có khoảng 4.748.400 người thiệt mạng.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/07/Tinh-hinh-COVID-19-het-207-Anh-tiep-tuc-ghi-nhan-nhieu-ca-mac-moi-nhat-1.jpg
(Ảnh minh họa: Par cktravels.com/Shutterstock)
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 59.000 ca), Nga (40.217 ca) và Anh (37.269 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (1.195 ca), Mỹ (851 ca) và Ukraine (699 ca).
Mỹ bắt đầu triển khai tiêm phòng cho trẻ từ 5-11 tuổi
Mỹ đã bắt đầu triển khai tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, sau khi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 2/11 khuyến nghị tiêm vắc-xin của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em nhóm tuổi trên.
Trước đó, ngày 29/10, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đã phê duyệt tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi.
Liều lượng mũi vắc-xin tiêm cho trẻ em ở nhóm tuổi này là 10 microgram, chỉ bẳng 1/3 liều lượng mũi tiêm cho nhóm tuổi vị thành niên và người trưởng thành.
Trong ngày 3/11, Mỹ chỉ triển khai tiêm một lượng nhỏ trong số 15 triệu liều vắc-xin sử dụng đợt đầu cho nhóm trẻ trên, sau đó dự kiến triển khai tiêm rộng rãi hơn tại các phòng khám và bệnh viện nhi từ tuần tới. Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định sẽ có đủ vắc-xin vào tuần tới để tiêm cho trẻ em và vắc-xin sẽ được chuyển đến sẵn sàng ở khoảng 20.000 địa điểm tiêm chủng trên cả nước.
Đến nay khoảng 58% dân số Mỹ đã tiêm đủ liều vắc-xin ngừa COVID-19, trong khi khoảng 28 triệu trẻ em dưới 12 tuổi chưa tiêm. Chính phủ Mỹ hiện đã mua 50 triệu liều vắc-xin của Pfizer cho chương trình tiêm chủng cho trẻ em.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố các quy định nghiêm ngặt nhằm thúc đẩy hàng chục triệu người lao động Mỹ tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 sẽ có hiệu lực vào ngày 4/1/2022.
Theo thông báo, các biện pháp này nhằm vào các doanh nghiệp có hơn 100 nhân viên cũng như các nhân viên y tế và các nhà thầu liên bang. Trao đổi với báo giới, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nêu rõ thời hạn duy nhất để cả 3 nhóm đối tượng trên bắt buộc tuân thủ quy định này là ngày 4/1/2022. Theo đó, mọi nhân viên hoặc phải tiêm mũi cuối cùng vắc-xin ngừa COVID-19 hoặc phải xuất trình xét nghiệm virus corona hằng tuần.
Anh phê chuẩn sử dụng thuốc viên uống điều trị COVID-19
Ngày 4/11, Cơ quan Quản lý dược phẩm Anh (MHRA) đã phê chuẩn sử dụng thuốc viên có tên Molnupiravir, do hãng dược phẩm Merck và đối tác Ridgeback Biotherapeutics của Mỹ phối hợp phát triển, để điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19. Như vậy, Anh là nước đầu tiên phê chuẩn loại thuốc mang tính bước ngoặt trong điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
MHRA khuyến cáo thuốc Molnupiravir được sử dụng ngay sau khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona và trong vòng 5 ngày sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.
Công ty dược phẩm Meck cho biết dự kiến sản xuất 10 triệu toa thuốc Molnupiravir vào cuối năm nay và ít nhất 20 triệu toa trong năm 2022.
Trong khi đó, tại Anh, trường Đại học Imperial London ngày 4/11 công bố kết quả nghiên cứu REACT-1 cho thấy số ca nhiễm tại nước này trong tháng 10 cao chưa từng thấy.
Dịch bệnh bùng phát mạnh ở châu Âu
Diễn biến dịch COVID-19 hàng ngày cho thấy số ca mắc mới COVID-19 tại châu Âu đang tăng theo chiều hướng “đặc biệt lo ngại” và khu vực này đang trở lại là tâm dịch của thế giới. Đây là cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình dịch bệnh tại châu Âu.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 4/11, Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Âu Hans Kluge bày tỏ đặc biệt lo ngại về mức độ lây truyền dịch bệnh ở 53 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu. Các ca mắc mới đang tiệm cận những mức kỷ lục từng ghi nhận trước đây, tăng đặc biệt nhanh với sự xuất hiện của biến thể Delta. Tình trạng gia tăng số ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận ở tất cả các lứa tuổi. Quan chức này cho biết thêm một mô hình dự báo đáng tin cậy chỉ ra rằng đến tháng 2/2022, châu Âu có thể ghi nhận thêm khoảng 500.000 ca tử vong vì COVID-19 nếu tình hình hiện nay tiếp diễn.
Nga ghi nhận số ca tử vong cao kỷ lục
Ngày 4/11, Nga ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao kỷ lục với 1.195 ca trong vòng 24 giờ, trong khi có 40.217 ca mắc mới. Toàn nước Nga đang thực hiện tuần lễ không làm việc nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona trong đợt bùng phát mới nhất.
Phan Anh (tổng hợp)