duyanh
11-04-2021, 12:46 PM
Chưa thoát khỏi cái bóng của Nga, Bắc Kinh là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất từ Moscow
https://img.ntdvn.com/2021/11/ntdvn_ntdvn-210619-c01.jpeg
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi trao tặng ông Huân chương Hữu nghị tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 8/6/2018. (Greg Baker / AFP / Getty Images)
Cơ quan xuất khẩu công nghiệp quân sự của Liên bang Nga mới đây tiết lộ doanh số bán vũ khí năm 2021. Theo đó, Trung Quốc là nhà nhập khẩu hàng đầu vũ khí của Nga trong năm 2021. Căng thẳng xung đột leo thang trên khắp toàn cầu đã giúp doanh số bán vũ khí của Nga tăng mạnh, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong 2 đến 3 năm tới.
Vào ngày 2 tháng 11, theo tin từ Cơ quan Thông tấn Vệ tinh Nga, ông Dmitri Sugaev, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga, tuyên bố rằng tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga vào năm 2021 đạt khoảng 15 tỷ USD. Cho đến nay, đơn đặt hàng mua vũ khí Nga đã vượt quá 52 tỷ USD.
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng trong vòng ba đến năm năm tới, các đơn đặt hàng quân sự của chúng tôi sẽ không giảm. Ông cũng tiết lộ rằng trong số các đơn đặt hàng trị giá hơn 52 tỷ USD, máy bay chiến đấu của Không quân nước này chiếm tới 50%".
Ông Shugayev cũng tiết lộ rằng bảng xếp hạng các khách hàng nước ngoài mua vũ khí Nga lớn nhất là: Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, Bắc Phi và Mỹ Latinh. Đây là danh sách 5 khách hàng mua các sản phẩm quốc phòng của Nga nhiều nhất.
Trong nhiều năm, các phương tiện truyền thông Nga đã liên tục chỉ trích Bắc Kinh, chế giễu và cáo buộc nước này sao chép và bắt chước các loại vũ khí của Liên Xô cũ và Nga; đó là lý do Trung Quốc luôn phải mua vũ khí và thiết bị quân sự tiên tiến của Nga.
Trung Quốc đã cố gắng chứng minh rằng họ đang phát triển công nghệ quân sự của riêng mình. Trung Quốc luôn hy vọng thoát khỏi tai tiếng này.
Tuy nhiên, bất chấp những tuyên bố từ lãnh đạo cấp cao của Bắc Kinh rằng họ liên tục có những đột phá về vũ khí và trang bị mới, họ vẫn không thể thoát khỏi “danh tiếng” sao chép công nghệ, phụ thuộc công nghệ quân sự của Nga.
Lần này, trong bảng xếp hạng các khách hàng nước ngoài mua vũ khí Nga do Nga công bố, Bắc Kinh lại một lần nữa đứng đầu danh sách. Có vẻ như tuyên bố “Bắc Kinh không thể làm được nếu không có công nghệ vũ khí của Nga” đã được khẳng định.
Mặc dù Trung Quốc chi nhiều tiền nhất cho việc mua vũ khí của Nga, nhưng Moscow vẫn luôn cẩn trọng trong mối quan hệ thương mại vũ trang với Bắc Kinh. Nga đã từ chối bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa phòng không "S-500", tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, để giữ sự chú ý của những người mua, trong đó có Trung Quốc, thỉnh thoảng Nga vẫn tung ra một số "hy vọng".
Theo báo cáo của Hãng thông tấn vệ tinh Nga ngày 2/11 vừa qua, Tổng thống Nga Putin ngày 1/11 thông báo hệ thống tên lửa phòng không S-500 sản xuất hàng loạt sẽ được triển khai rất nhanh trong quân đội. Giám đốc Shugayev ngay lập tức tuyên bố: “Sau khi cung cấp cho quân đội Nga đủ số lượng theo yêu cầu, Nga sẽ có thể cung cấp cho Trung Quốc và Ấn Độ hệ thống tên lửa phòng không mới nhất S-500 trong tương lai.”
Tuy nhiên, cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa có phản ứng cụ thể nào trước tin tốt từ Nga về khả năng có thể mua được tên lửa S-500. Moscow trước đây đã trì hoãn việc xuất khẩu hệ thống phòng không "S-400" cho Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, thông lệ này vẫn còn nguyên trong ký ức của Bắc Kinh.
Thanh Đoàn
https://img.ntdvn.com/2021/11/ntdvn_ntdvn-210619-c01.jpeg
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi trao tặng ông Huân chương Hữu nghị tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 8/6/2018. (Greg Baker / AFP / Getty Images)
Cơ quan xuất khẩu công nghiệp quân sự của Liên bang Nga mới đây tiết lộ doanh số bán vũ khí năm 2021. Theo đó, Trung Quốc là nhà nhập khẩu hàng đầu vũ khí của Nga trong năm 2021. Căng thẳng xung đột leo thang trên khắp toàn cầu đã giúp doanh số bán vũ khí của Nga tăng mạnh, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong 2 đến 3 năm tới.
Vào ngày 2 tháng 11, theo tin từ Cơ quan Thông tấn Vệ tinh Nga, ông Dmitri Sugaev, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga, tuyên bố rằng tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga vào năm 2021 đạt khoảng 15 tỷ USD. Cho đến nay, đơn đặt hàng mua vũ khí Nga đã vượt quá 52 tỷ USD.
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng trong vòng ba đến năm năm tới, các đơn đặt hàng quân sự của chúng tôi sẽ không giảm. Ông cũng tiết lộ rằng trong số các đơn đặt hàng trị giá hơn 52 tỷ USD, máy bay chiến đấu của Không quân nước này chiếm tới 50%".
Ông Shugayev cũng tiết lộ rằng bảng xếp hạng các khách hàng nước ngoài mua vũ khí Nga lớn nhất là: Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, Bắc Phi và Mỹ Latinh. Đây là danh sách 5 khách hàng mua các sản phẩm quốc phòng của Nga nhiều nhất.
Trong nhiều năm, các phương tiện truyền thông Nga đã liên tục chỉ trích Bắc Kinh, chế giễu và cáo buộc nước này sao chép và bắt chước các loại vũ khí của Liên Xô cũ và Nga; đó là lý do Trung Quốc luôn phải mua vũ khí và thiết bị quân sự tiên tiến của Nga.
Trung Quốc đã cố gắng chứng minh rằng họ đang phát triển công nghệ quân sự của riêng mình. Trung Quốc luôn hy vọng thoát khỏi tai tiếng này.
Tuy nhiên, bất chấp những tuyên bố từ lãnh đạo cấp cao của Bắc Kinh rằng họ liên tục có những đột phá về vũ khí và trang bị mới, họ vẫn không thể thoát khỏi “danh tiếng” sao chép công nghệ, phụ thuộc công nghệ quân sự của Nga.
Lần này, trong bảng xếp hạng các khách hàng nước ngoài mua vũ khí Nga do Nga công bố, Bắc Kinh lại một lần nữa đứng đầu danh sách. Có vẻ như tuyên bố “Bắc Kinh không thể làm được nếu không có công nghệ vũ khí của Nga” đã được khẳng định.
Mặc dù Trung Quốc chi nhiều tiền nhất cho việc mua vũ khí của Nga, nhưng Moscow vẫn luôn cẩn trọng trong mối quan hệ thương mại vũ trang với Bắc Kinh. Nga đã từ chối bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa phòng không "S-500", tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, để giữ sự chú ý của những người mua, trong đó có Trung Quốc, thỉnh thoảng Nga vẫn tung ra một số "hy vọng".
Theo báo cáo của Hãng thông tấn vệ tinh Nga ngày 2/11 vừa qua, Tổng thống Nga Putin ngày 1/11 thông báo hệ thống tên lửa phòng không S-500 sản xuất hàng loạt sẽ được triển khai rất nhanh trong quân đội. Giám đốc Shugayev ngay lập tức tuyên bố: “Sau khi cung cấp cho quân đội Nga đủ số lượng theo yêu cầu, Nga sẽ có thể cung cấp cho Trung Quốc và Ấn Độ hệ thống tên lửa phòng không mới nhất S-500 trong tương lai.”
Tuy nhiên, cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa có phản ứng cụ thể nào trước tin tốt từ Nga về khả năng có thể mua được tên lửa S-500. Moscow trước đây đã trì hoãn việc xuất khẩu hệ thống phòng không "S-400" cho Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, thông lệ này vẫn còn nguyên trong ký ức của Bắc Kinh.
Thanh Đoàn