duyanh
11-02-2021, 12:47 PM
Dự án Cát Linh – Hà Đông sẽ được bàn giao ngày 6/11
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ được Bộ GTVT bàn giao cho UBND TP. Hà Nội tiếp nhận vào ngày 6/11 để khai thác, vận hành thương mại, truyền thông nhà nước đưa tin hôm 2/11.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cat-linh-ha-dong.jpg
Dự án Cát Linh – Hà Đông sẽ được bàn giao ngày 6/11. (Ảnh: hanoimoi.com.vn)
Theo Sở GTVT Hà Nội, thành phố sẽ miễn phí 15 ngày đầu chạy tàu cho tất cả hành khách, trước khi khai thác thương mại.
Giá vé được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, tối đa 15.000 đồng/lượt nếu đi toàn tuyến, thấp nhất 8.000 đồng với quãng ngắn nhất.
Ngoài ra, còn có vé ngày 30.000 đồng/người (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày). Giá vé tháng có các mức 200.000 đồng/người cho hành khách phổ thông; 100.000 đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp.
Người lao động tại các văn phòng, công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể, được áp dụng mức 140.000 đồng/người/tháng. Người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo được miễn vé.
Trước đó ngày 29/10, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng tổ chức kiểm tra hiện trường, đồng thuận kết quả nghiệm thu đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông để đưa vào khai thác.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,05km đi hoàn toàn trên cao, trên tuyến có 12 nhà ga; điểm đầu và cuối tuyến ga Cát Linh (phố Cát Linh, quận Ba Đình, Hà Nội) và ga Yên Nghĩa (bến xe Yên Nghĩa, quận Hà Đông). Dự án có 13 đoàn tàu, dự kiến giai đoạn đầu sẽ khai thác 4-6 đoàn tàu, với thời gian 10-15 phút/chuyến.
Dự án Cát Linh – Hà Đông có tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỷ đồng (552,86 triệu USD), sau điều chỉnh là 18.002 tỷ đồng (868,04 triệu USD).
Dự án có vốn vay ODA của Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng (669,62 triệu USD) và vốn đối ứng 4.134 tỷ đồng (198,43 triệu USD).
Kiểm toán Nhà nước cũng đã chỉ rõ hàng loạt sai phạm tại dự án trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư…
Năm 2020, Việt Nam phải trả khoảng 152 tỷ đồng nợ gốc số tiền vay từ Trung Quốc để làm đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
ĐBQH Thuận Hữu (Hải Phòng) từng nhận định đường sắt Cát Linh – Hà Đông là “nhát dao chém vào lòng tin của người dân”.
Kim Long
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ được Bộ GTVT bàn giao cho UBND TP. Hà Nội tiếp nhận vào ngày 6/11 để khai thác, vận hành thương mại, truyền thông nhà nước đưa tin hôm 2/11.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/11/cat-linh-ha-dong.jpg
Dự án Cát Linh – Hà Đông sẽ được bàn giao ngày 6/11. (Ảnh: hanoimoi.com.vn)
Theo Sở GTVT Hà Nội, thành phố sẽ miễn phí 15 ngày đầu chạy tàu cho tất cả hành khách, trước khi khai thác thương mại.
Giá vé được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, tối đa 15.000 đồng/lượt nếu đi toàn tuyến, thấp nhất 8.000 đồng với quãng ngắn nhất.
Ngoài ra, còn có vé ngày 30.000 đồng/người (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày). Giá vé tháng có các mức 200.000 đồng/người cho hành khách phổ thông; 100.000 đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp.
Người lao động tại các văn phòng, công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể, được áp dụng mức 140.000 đồng/người/tháng. Người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo được miễn vé.
Trước đó ngày 29/10, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng tổ chức kiểm tra hiện trường, đồng thuận kết quả nghiệm thu đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông để đưa vào khai thác.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,05km đi hoàn toàn trên cao, trên tuyến có 12 nhà ga; điểm đầu và cuối tuyến ga Cát Linh (phố Cát Linh, quận Ba Đình, Hà Nội) và ga Yên Nghĩa (bến xe Yên Nghĩa, quận Hà Đông). Dự án có 13 đoàn tàu, dự kiến giai đoạn đầu sẽ khai thác 4-6 đoàn tàu, với thời gian 10-15 phút/chuyến.
Dự án Cát Linh – Hà Đông có tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỷ đồng (552,86 triệu USD), sau điều chỉnh là 18.002 tỷ đồng (868,04 triệu USD).
Dự án có vốn vay ODA của Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng (669,62 triệu USD) và vốn đối ứng 4.134 tỷ đồng (198,43 triệu USD).
Kiểm toán Nhà nước cũng đã chỉ rõ hàng loạt sai phạm tại dự án trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư…
Năm 2020, Việt Nam phải trả khoảng 152 tỷ đồng nợ gốc số tiền vay từ Trung Quốc để làm đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
ĐBQH Thuận Hữu (Hải Phòng) từng nhận định đường sắt Cát Linh – Hà Đông là “nhát dao chém vào lòng tin của người dân”.
Kim Long