duyanh
10-27-2021, 12:30 PM
Tài liệu rò rỉ của Chính phủ Anh: Hộ chiếu vắc-xin có thể gián tiếp làm lây lan COVID-19
Tài liệu bị rò rỉ của một bộ trong chính phủ Anh nhận định rằng, dựa trên nghiên cứu, hộ chiếu vắc-xin có thể phản tác dụng, gây tốn kém và thậm chí thúc đẩy sự lây lan của COVID-19.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/07/Israel-de-xuat-tai-ap-dung-chuong-trinh-The-Xanh-do-bien-the-Delta-hoanh-hanh-1.jpg
(Ảnh minh họa: Par travelwild/Shutterstock)
Hãng tin The Telegraph đã có được bản đánh giá tác động do Bộ Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao (DCMS) của Anh tổng hợp, trong đó mô tả hộ chiếu vắc-xin là “có khả năng phản tác dụng”.
Mối quan ngại chính được trích dẫn trong báo cáo này là hộ chiếu vắc-xin có thể khiến mọi người tránh các địa điểm lớn để chuyển sang những địa điểm nhỏ. Trong khi các địa điểm lớn như sân vận động có không khí thoáng hơn, thì các câu lạc bộ và quán bar nhỏ thường thông khí kém và mọi người ít cách xa nhau hơn.
Tài liệu này được đưa ra từ đầu tháng 9, cho rằng: “Có khả năng sẽ xảy ra sự dịch chuyển [của người dân] từ các địa điểm tổ chức các sự kiện trực tiếp sang các địa điểm tổ chức tiệc tùng.”
Tài liệu cho biết thêm: “Một quan ngại chính trong lĩnh vực này là chứng nhận [tiêm chủng] có thể khiến hoạt động và công việc kinh doanh rời khỏi các địa điểm âm nhạc để chuyển sang các quán rượu có giấy phép âm nhạc, v.v. điều này có khả năng phản tác dụng.”
Cuộc tranh luận chính trị hiện đang diễn ra ở Vương quốc Anh về cái được gọi là Kế hoạch B, vốn đề xuất các biện pháp chặt chẽ hơn để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Kế hoạch này có thể áp dụng một số quy định mới, chẳng hạn như đeo khẩu trang tại một số địa điểm nhất định được yêu cầu, khuyến khích mọi người làm việc tại nhà, và bắt buộc phải có hộ chiếu vắc-xin tại một số địa điểm.
Nếu chính phủ Anh áp dụng hộ chiếu vắc-xin theo Kế hoạch B, bằng chứng tiêm chủng sẽ được yêu cầu tại câu lạc bộ đêm; các địa điểm trong nhà với hơn 500 người tham dự; các địa điểm ngoài trời với hơn 4.000 người tham dự; và bất kỳ địa điểm nào khác có hơn 10.000 người.
Tài liệu của DCMS dự tính, nếu một địa điểm có sức chứa hơn 10.000 người, thì phải cần có thêm 5.700 nhân viên có mặt tại địa điểm để kiểm tra bằng chứng tiêm chủng. Tài liệu đề cập đến những lo ngại về việc các sân vận động lớn có thể phải thuê thêm một số lượng lớn nhân viên như vậy.
Bản đánh giá cũng ước tính, thiệt hại tài chính của các địa điểm bị ảnh hưởng có thể từ 345 triệu bảng Anh (476 triệu đô la) đến 2,067 tỷ bảng Anh (2,85 tỷ đô la) nếu hộ chiếu vắc-xin trở thành một yêu cầu bắt buộc.
The Telegraph trích dẫn lời một phát ngôn viên của DCMS cho rằng “không có bằng chứng nào cho thấy các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi số người tham dự ít hơn khi chứng nhận [tiêm chủng] được sử dụng, nhiều địa điểm đã sử dụng chứng nhận này để cho khách vào trong suốt cả năm.”
“Đây là một bằng chứng tốt cho thấy chứng nhận [tiêm chủng] sẽ có sự tác động có lợi đối với tỷ lệ lây nhiễm và nó cũng sẽ tránh được sự cần thiết phải giới hạn công suất hoặc đóng cửa.”
Nhiều cơ quan y tế trên khắp nước Anh đã kêu gọi chính phủ Anh kích hoạt Kế hoạch B vì lo ngại về sự lây lan của COVID-19 trong những tháng mùa đông.
Phát ngôn viên của DCMS nhấn mạnh: “Kế hoạch B được công bố trong kế hoạch thu đông và tài liệu này không đại diện cho chính sách của chính phủ. Chúng tôi nói rõ ràng rằng chúng tôi sẽ chỉ áp dụng Kế hoạch B nếu bằng chứng cho thấy NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh) sẽ chịu áp lực không thể chịu đựng được.”
Nhật Minh (Theo Newsweek)
Tài liệu bị rò rỉ của một bộ trong chính phủ Anh nhận định rằng, dựa trên nghiên cứu, hộ chiếu vắc-xin có thể phản tác dụng, gây tốn kém và thậm chí thúc đẩy sự lây lan của COVID-19.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/07/Israel-de-xuat-tai-ap-dung-chuong-trinh-The-Xanh-do-bien-the-Delta-hoanh-hanh-1.jpg
(Ảnh minh họa: Par travelwild/Shutterstock)
Hãng tin The Telegraph đã có được bản đánh giá tác động do Bộ Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao (DCMS) của Anh tổng hợp, trong đó mô tả hộ chiếu vắc-xin là “có khả năng phản tác dụng”.
Mối quan ngại chính được trích dẫn trong báo cáo này là hộ chiếu vắc-xin có thể khiến mọi người tránh các địa điểm lớn để chuyển sang những địa điểm nhỏ. Trong khi các địa điểm lớn như sân vận động có không khí thoáng hơn, thì các câu lạc bộ và quán bar nhỏ thường thông khí kém và mọi người ít cách xa nhau hơn.
Tài liệu này được đưa ra từ đầu tháng 9, cho rằng: “Có khả năng sẽ xảy ra sự dịch chuyển [của người dân] từ các địa điểm tổ chức các sự kiện trực tiếp sang các địa điểm tổ chức tiệc tùng.”
Tài liệu cho biết thêm: “Một quan ngại chính trong lĩnh vực này là chứng nhận [tiêm chủng] có thể khiến hoạt động và công việc kinh doanh rời khỏi các địa điểm âm nhạc để chuyển sang các quán rượu có giấy phép âm nhạc, v.v. điều này có khả năng phản tác dụng.”
Cuộc tranh luận chính trị hiện đang diễn ra ở Vương quốc Anh về cái được gọi là Kế hoạch B, vốn đề xuất các biện pháp chặt chẽ hơn để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Kế hoạch này có thể áp dụng một số quy định mới, chẳng hạn như đeo khẩu trang tại một số địa điểm nhất định được yêu cầu, khuyến khích mọi người làm việc tại nhà, và bắt buộc phải có hộ chiếu vắc-xin tại một số địa điểm.
Nếu chính phủ Anh áp dụng hộ chiếu vắc-xin theo Kế hoạch B, bằng chứng tiêm chủng sẽ được yêu cầu tại câu lạc bộ đêm; các địa điểm trong nhà với hơn 500 người tham dự; các địa điểm ngoài trời với hơn 4.000 người tham dự; và bất kỳ địa điểm nào khác có hơn 10.000 người.
Tài liệu của DCMS dự tính, nếu một địa điểm có sức chứa hơn 10.000 người, thì phải cần có thêm 5.700 nhân viên có mặt tại địa điểm để kiểm tra bằng chứng tiêm chủng. Tài liệu đề cập đến những lo ngại về việc các sân vận động lớn có thể phải thuê thêm một số lượng lớn nhân viên như vậy.
Bản đánh giá cũng ước tính, thiệt hại tài chính của các địa điểm bị ảnh hưởng có thể từ 345 triệu bảng Anh (476 triệu đô la) đến 2,067 tỷ bảng Anh (2,85 tỷ đô la) nếu hộ chiếu vắc-xin trở thành một yêu cầu bắt buộc.
The Telegraph trích dẫn lời một phát ngôn viên của DCMS cho rằng “không có bằng chứng nào cho thấy các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi số người tham dự ít hơn khi chứng nhận [tiêm chủng] được sử dụng, nhiều địa điểm đã sử dụng chứng nhận này để cho khách vào trong suốt cả năm.”
“Đây là một bằng chứng tốt cho thấy chứng nhận [tiêm chủng] sẽ có sự tác động có lợi đối với tỷ lệ lây nhiễm và nó cũng sẽ tránh được sự cần thiết phải giới hạn công suất hoặc đóng cửa.”
Nhiều cơ quan y tế trên khắp nước Anh đã kêu gọi chính phủ Anh kích hoạt Kế hoạch B vì lo ngại về sự lây lan của COVID-19 trong những tháng mùa đông.
Phát ngôn viên của DCMS nhấn mạnh: “Kế hoạch B được công bố trong kế hoạch thu đông và tài liệu này không đại diện cho chính sách của chính phủ. Chúng tôi nói rõ ràng rằng chúng tôi sẽ chỉ áp dụng Kế hoạch B nếu bằng chứng cho thấy NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh) sẽ chịu áp lực không thể chịu đựng được.”
Nhật Minh (Theo Newsweek)