duyanh
10-26-2021, 01:30 PM
Truyền thông Ý: Trung Quốc buộc Vatican cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan
https://img.ntdvn.com/2021/04/ntdvn_gettyimages-94996346.jpg
Hình ảnh cờ Đài Loan (trái) và cờ Trung Quốc (phải). (Nguồn ảnh: PATRICK LIN/AFP/Getty Images)
Cuối tuần trước, truyền thông Ý đưa tin rằng Trung Quốc đã buộc Vatican, một đồng minh của Đài Loan, cắt đứt quan hệ ngoại giao với quốc đảo này, và thay vào đó thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Vatican đã yêu cầu được thành lập đại sứ quán tại Bắc Kinh trước khi thảo luận. Hôm 25/10, Bộ Ngoại giao Đài Loan nhấn mạnh rằng Đài Loan và Vatican có mối quan hệ hữu hảo, các kênh liên lạc đều thông suốt.
Chính phủ Trung Quốc luôn tìm cách phá hoại mối quan hệ ngoại giao giữa Đài Loan và các quốc gia khác, thông qua những lời đe dọa hoặc mua chuộc bằng lợi ích, nhưng gần đây họ đã không được toại ý ở Tòa Thánh.
Hôm 24/10, tờ Corriere della Sera dẫn lời quan chức ngoại giao giấu tên của Vatican tiết lộ rằng, Trung Quốc yêu cầu Vatican cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để đổi lấy việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Tòa Thánh. Nhưng Vatican đã yêu cầu thành lập đại sứ quán tại Bắc Kinh trước khi thảo luận về quan hệ Vatican - Đài Loan, do phía Trung Quốc không đồng ý nên đàm phán đã rơi vào bế tắc.
Quan chức giấu tên này nói rằng, vì Tòa Thánh vẫn chưa thể cử đặc phái viên đến Trung Quốc nên chỉ có thể tiếp tục duy trì hiện trạng, hy vọng rằng tình hình sẽ không trở nên tồi tệ hơn. Theo bài báo, Vatican đã rất lo lắng về sự leo thang xung đột quân sự trên eo biển Đài Loan trong những tháng gần đây. Tòa Thánh cho rằng tình hình "rất nguy cấp", lo ngại rằng một cuộc Chiến tranh Lạnh mới sẽ xuất hiện và Đài Loan có thể mất đi vị thế tự chủ độc lập.
Hãng Thông tấn Trung ương (CNA) của Đài Loan đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan (sau đây gọi tắt là Bộ Ngoại giao), bà Âu Giang An (Joanne Ou) cho biết hôm 25/10 rằng, Bộ Ngoại giao chưa từng đưa ra bình luận cụ thể về thông tin được tiết lộ bởi các kênh truyền thông trích dẫn các nguồn ẩn danh hoặc suy đoán chủ quan bắt nguồn từ đó.
Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng Đài Loan và Vatican có mối quan hệ tốt đẹp, tất cả các kênh liên lạc đều thông suốt. Ví dụ, kể từ khi dịch bệnh lan ra toàn cầu, chính phủ, người dân và các đoàn thể Công giáo ở Đài Loan đã duy trì trợ giúp Tòa Thành và các nhóm yếu thế liên quan chống lại dịch bệnh. Qua đó thể hiện tinh thần “Đài Loan có thể giúp đỡ” (Taiwan Can Help) và nhận được nhiều phản ứng tích cực từ Vatican.
Bộ Ngoại giao cũng đề cập rằng, Tòa Thánh đã nhiều lần công khai tuyên bố rằng "Thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm Giám mục giữa Vatican và Trung Quốc" chỉ đề cập đến các vấn đề giáo vụ và không liên quan đến vấn đề chính trị. Chính phủ Đài Loan cũng đã nhiều lần tuyên bố, hy vọng rằng Thỏa thuận này và các hành động liên quan có thể giúp cải thiện vấn đề kìm hãm tự do tôn giáo ngày càng nghiệm trọng của Trung Quốc.
Nhưng đáng tiếc là những năm gần đây, các giáo hội ngầm của Trung Quốc đã phải chịu sự uy hiếp, cưỡng bức và đàn áp nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, các phương thức đàn áp của chính phủ Trung Quốc cũng ngày càng tệ hại. Cộng đồng quốc tế đã liên tục bày tỏ quan ngại và lên án tình trạng tự do tôn giáo và nhân quyền ngày một xấu đi ở Trung Quốc.
Xem thêm: Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ: Vatican có thể đã nhận một số tiền lớn từ Đảng Cộng sản Trung Quốc
Bộ Ngoại giao cho biết sẽ quan sát chặt chẽ tình hình đàn áp tự do tôn giáo ở Trung Quốc, và hy vọng rằng người dân Trung Quốc có thể thực sự được hưởng các giá trị phổ quát về tự do tôn giáo và quyền cơ bản của con người.
Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Tòa Thánh và Giáo hội Công giáo nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị lâu dài giữa Đài Loan và Vatican.
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, ông Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) đã lên máy bay đến Châu Âu vào tối ngày 24/10. Ông đang trong chuyến công du đến Slovakia và Cộng hòa Séc, và sẽ có các hoạt động công khai ở cả hai nước. Trước khi khởi hành, ông Ngô đã tweet rằng từ Cách mạng Nhung (Velvet Revolution) cho đến Phong trào Sinh viên Hoa huệ hoang dã (Wild Lily student movement), Đài Loan, Cộng hòa Séc và Slovakia có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, và đều khao khát tự do, nhân quyền và pháp quyền.
Đông Phương
Theo Vision Times
https://img.ntdvn.com/2021/04/ntdvn_gettyimages-94996346.jpg
Hình ảnh cờ Đài Loan (trái) và cờ Trung Quốc (phải). (Nguồn ảnh: PATRICK LIN/AFP/Getty Images)
Cuối tuần trước, truyền thông Ý đưa tin rằng Trung Quốc đã buộc Vatican, một đồng minh của Đài Loan, cắt đứt quan hệ ngoại giao với quốc đảo này, và thay vào đó thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Vatican đã yêu cầu được thành lập đại sứ quán tại Bắc Kinh trước khi thảo luận. Hôm 25/10, Bộ Ngoại giao Đài Loan nhấn mạnh rằng Đài Loan và Vatican có mối quan hệ hữu hảo, các kênh liên lạc đều thông suốt.
Chính phủ Trung Quốc luôn tìm cách phá hoại mối quan hệ ngoại giao giữa Đài Loan và các quốc gia khác, thông qua những lời đe dọa hoặc mua chuộc bằng lợi ích, nhưng gần đây họ đã không được toại ý ở Tòa Thánh.
Hôm 24/10, tờ Corriere della Sera dẫn lời quan chức ngoại giao giấu tên của Vatican tiết lộ rằng, Trung Quốc yêu cầu Vatican cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để đổi lấy việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Tòa Thánh. Nhưng Vatican đã yêu cầu thành lập đại sứ quán tại Bắc Kinh trước khi thảo luận về quan hệ Vatican - Đài Loan, do phía Trung Quốc không đồng ý nên đàm phán đã rơi vào bế tắc.
Quan chức giấu tên này nói rằng, vì Tòa Thánh vẫn chưa thể cử đặc phái viên đến Trung Quốc nên chỉ có thể tiếp tục duy trì hiện trạng, hy vọng rằng tình hình sẽ không trở nên tồi tệ hơn. Theo bài báo, Vatican đã rất lo lắng về sự leo thang xung đột quân sự trên eo biển Đài Loan trong những tháng gần đây. Tòa Thánh cho rằng tình hình "rất nguy cấp", lo ngại rằng một cuộc Chiến tranh Lạnh mới sẽ xuất hiện và Đài Loan có thể mất đi vị thế tự chủ độc lập.
Hãng Thông tấn Trung ương (CNA) của Đài Loan đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan (sau đây gọi tắt là Bộ Ngoại giao), bà Âu Giang An (Joanne Ou) cho biết hôm 25/10 rằng, Bộ Ngoại giao chưa từng đưa ra bình luận cụ thể về thông tin được tiết lộ bởi các kênh truyền thông trích dẫn các nguồn ẩn danh hoặc suy đoán chủ quan bắt nguồn từ đó.
Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng Đài Loan và Vatican có mối quan hệ tốt đẹp, tất cả các kênh liên lạc đều thông suốt. Ví dụ, kể từ khi dịch bệnh lan ra toàn cầu, chính phủ, người dân và các đoàn thể Công giáo ở Đài Loan đã duy trì trợ giúp Tòa Thành và các nhóm yếu thế liên quan chống lại dịch bệnh. Qua đó thể hiện tinh thần “Đài Loan có thể giúp đỡ” (Taiwan Can Help) và nhận được nhiều phản ứng tích cực từ Vatican.
Bộ Ngoại giao cũng đề cập rằng, Tòa Thánh đã nhiều lần công khai tuyên bố rằng "Thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm Giám mục giữa Vatican và Trung Quốc" chỉ đề cập đến các vấn đề giáo vụ và không liên quan đến vấn đề chính trị. Chính phủ Đài Loan cũng đã nhiều lần tuyên bố, hy vọng rằng Thỏa thuận này và các hành động liên quan có thể giúp cải thiện vấn đề kìm hãm tự do tôn giáo ngày càng nghiệm trọng của Trung Quốc.
Nhưng đáng tiếc là những năm gần đây, các giáo hội ngầm của Trung Quốc đã phải chịu sự uy hiếp, cưỡng bức và đàn áp nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, các phương thức đàn áp của chính phủ Trung Quốc cũng ngày càng tệ hại. Cộng đồng quốc tế đã liên tục bày tỏ quan ngại và lên án tình trạng tự do tôn giáo và nhân quyền ngày một xấu đi ở Trung Quốc.
Xem thêm: Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ: Vatican có thể đã nhận một số tiền lớn từ Đảng Cộng sản Trung Quốc
Bộ Ngoại giao cho biết sẽ quan sát chặt chẽ tình hình đàn áp tự do tôn giáo ở Trung Quốc, và hy vọng rằng người dân Trung Quốc có thể thực sự được hưởng các giá trị phổ quát về tự do tôn giáo và quyền cơ bản của con người.
Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Tòa Thánh và Giáo hội Công giáo nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị lâu dài giữa Đài Loan và Vatican.
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, ông Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) đã lên máy bay đến Châu Âu vào tối ngày 24/10. Ông đang trong chuyến công du đến Slovakia và Cộng hòa Séc, và sẽ có các hoạt động công khai ở cả hai nước. Trước khi khởi hành, ông Ngô đã tweet rằng từ Cách mạng Nhung (Velvet Revolution) cho đến Phong trào Sinh viên Hoa huệ hoang dã (Wild Lily student movement), Đài Loan, Cộng hòa Séc và Slovakia có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, và đều khao khát tự do, nhân quyền và pháp quyền.
Đông Phương
Theo Vision Times