sophienguyen
10-23-2021, 12:18 AM
43 nước ký tuyên bố chung, yêu cầu Trung Quốc cho phép chuyên gia nhân quyền vào Tân Cương điều tra
https://img.ntdvn.com/2021/10/ntdvn_gettyimages-951304784-600x400-1.jpg (https://img.ntdvn.com/2021/10/ntdvn_gettyimages-951304784-600x400-1.jpg)
Hình ảnh cảnh sát tuần tra trên đường phố ở Hotan, Tân Cương ngày 17/02/2018. (BEN DOOLEY/AFP/Getty Images)
Hôm thứ Năm (21/10), đại diện của Pháp tại Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đọc một tuyên bố chung của 43 quốc gia. Tuyên bố yêu cầu Bắc Kinh cho phép các chuyên gia LHQ đến Tân Cương mà không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, để điều tra về các cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp tín ngưỡng tôn giáo và các dân tộc thiểu số ở địa phương này.
Điều đáng chú ý là, số lượng các quốc gia thành viên LHQ ký vào bản tuyên bố chung hàng năm đã tiếp tục tăng trong 3 năm liên tiếp.
Trong năm 2019 và 2020, Vương quốc Anh và Đức đã công bố các tuyên bố tương tự theo cách này. Sau khi nhận được sự ủng hộ từ 23 quốc gia vào hai năm trước, tuyên bố đã có được chữ ký của 39 quốc gia vào năm ngoái.
Pháp đã đọc tuyên bố tại cuộc họp của LHQ hôm 21/10, rằng: "Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc cho phép các quan sát viên độc lập, bao gồm Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc và Văn phòng Cao ủy, cũng như người phụ trách các báo cáo đặc biệt liên quan, được vào Tân Cương ngay lập tức, đúng nghĩa và không chịu hạn chế".
"Chúng tôi đặc biệt lo ngại về tình hình ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương", tuyên bố cho biết, “dựa trên các báo cáo đáng tin cậy cho thấy, có một mạng lưới khổng lồ các trại ‘cải tạo chính trị’, và hơn một triệu người đã bị giam giữ tùy tiện".
Tuyên bố có chữ ký của Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Âu, Châu Á. Trong đó viết, ngày càng có nhiều báo cáo chỉ ra rằng các nhà chức trách Trung Quốc đã “xâm phạm nhân quyền một cách rộng rãi và có hệ thống” ở khu vực Tân Cương, bao gồm tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt vô nhân đạo và hạ nhục nhân cách, cưỡng bức triệt sản, xâm phạm tình dục, ép trẻ em rời khỏi cha mẹ, v.v. Ngoài ra còn hạn chế nghiêm trọng tự do về tín ngưỡng tôn giáo, đi lại, tổ chức đoàn thể và ngôn luận của người dân bản địa.
Tuyên bố cũng đề cập rằng, đại diện của các quốc gia đã đồng ý với những quan ngại được nêu ra trong báo cáo về Thủ tục Đặc biệt của LHQ (UN Special Procedures) ngày 29/3. Báo cáo này bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về việc giam giữ và cưỡng bức lao động đối với người dân tộc thiểu số, đồng thời kêu gọi các công ty toàn cầu xem xét chặt chẽ chuỗi cung ứng của họ.
Giám đốc phụ trách tại LHQ của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) Louis Charbonneau cho biết: “Đây là lần đầu tiên tất cả các nhóm khu vực (Regional Groups) của LHQ tham gia lời kêu gọi ngăn chặn xâm phạm quyền lợi ở Tân Cương và [kêu gọi] cho phép các nhà điều tra của LHQ được tiếp cận ngay lập tức”.
Ông nói: "Các quốc gia thành viên nên thành lập một ủy ban điều tra quốc tế để chính thức điều tra các cáo buộc về tội ác chống lại loài người ở Tân Cương, và đưa ra các khuyến nghị về các kênh truy tố những người phải chịu trách nhiệm".
43 quốc gia đã ký tuyên bố, bao gồm Albania, Úc, Áo, Bỉ, Bulgaria, Canada, Croatia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Eswatini, Phần Lan, Đức, Honduras, Iceland, Ireland, Ý, Nhật Bản, Latvia, Liberia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Quần đảo Marshall, Monaco, Montenegro, Nauru, Hà Lan, New Zealand, Bắc Macedonia, Na Uy, Palau, Ba Lan, Bồ Đào Nha, San Marino, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Pháp.
Theo AFP, năm nay tuyên bố này có thêm chữ ký của Thổ Nhĩ Kỳ, Eswatini, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, mặt khác, Haiti phải chịu áp lực từ Bắc Kinh vì có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nên đã rút khỏi tuyên bố này trong năm nay.
Một nhà ngoại giao nói với AFP rằng, Thụy Sĩ cũng đã từ bỏ việc ký tuyên bố vì gần đây nước này đã tổ chức một cuộc họp cấp cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và quyết định ưu tiên vai trò trung gian hòa giải giữa hai cường quốc này.
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
https://img.ntdvn.com/2021/10/ntdvn_gettyimages-951304784-600x400-1.jpg (https://img.ntdvn.com/2021/10/ntdvn_gettyimages-951304784-600x400-1.jpg)
Hình ảnh cảnh sát tuần tra trên đường phố ở Hotan, Tân Cương ngày 17/02/2018. (BEN DOOLEY/AFP/Getty Images)
Hôm thứ Năm (21/10), đại diện của Pháp tại Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đọc một tuyên bố chung của 43 quốc gia. Tuyên bố yêu cầu Bắc Kinh cho phép các chuyên gia LHQ đến Tân Cương mà không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, để điều tra về các cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp tín ngưỡng tôn giáo và các dân tộc thiểu số ở địa phương này.
Điều đáng chú ý là, số lượng các quốc gia thành viên LHQ ký vào bản tuyên bố chung hàng năm đã tiếp tục tăng trong 3 năm liên tiếp.
Trong năm 2019 và 2020, Vương quốc Anh và Đức đã công bố các tuyên bố tương tự theo cách này. Sau khi nhận được sự ủng hộ từ 23 quốc gia vào hai năm trước, tuyên bố đã có được chữ ký của 39 quốc gia vào năm ngoái.
Pháp đã đọc tuyên bố tại cuộc họp của LHQ hôm 21/10, rằng: "Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc cho phép các quan sát viên độc lập, bao gồm Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc và Văn phòng Cao ủy, cũng như người phụ trách các báo cáo đặc biệt liên quan, được vào Tân Cương ngay lập tức, đúng nghĩa và không chịu hạn chế".
"Chúng tôi đặc biệt lo ngại về tình hình ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương", tuyên bố cho biết, “dựa trên các báo cáo đáng tin cậy cho thấy, có một mạng lưới khổng lồ các trại ‘cải tạo chính trị’, và hơn một triệu người đã bị giam giữ tùy tiện".
Tuyên bố có chữ ký của Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Âu, Châu Á. Trong đó viết, ngày càng có nhiều báo cáo chỉ ra rằng các nhà chức trách Trung Quốc đã “xâm phạm nhân quyền một cách rộng rãi và có hệ thống” ở khu vực Tân Cương, bao gồm tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt vô nhân đạo và hạ nhục nhân cách, cưỡng bức triệt sản, xâm phạm tình dục, ép trẻ em rời khỏi cha mẹ, v.v. Ngoài ra còn hạn chế nghiêm trọng tự do về tín ngưỡng tôn giáo, đi lại, tổ chức đoàn thể và ngôn luận của người dân bản địa.
Tuyên bố cũng đề cập rằng, đại diện của các quốc gia đã đồng ý với những quan ngại được nêu ra trong báo cáo về Thủ tục Đặc biệt của LHQ (UN Special Procedures) ngày 29/3. Báo cáo này bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về việc giam giữ và cưỡng bức lao động đối với người dân tộc thiểu số, đồng thời kêu gọi các công ty toàn cầu xem xét chặt chẽ chuỗi cung ứng của họ.
Giám đốc phụ trách tại LHQ của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) Louis Charbonneau cho biết: “Đây là lần đầu tiên tất cả các nhóm khu vực (Regional Groups) của LHQ tham gia lời kêu gọi ngăn chặn xâm phạm quyền lợi ở Tân Cương và [kêu gọi] cho phép các nhà điều tra của LHQ được tiếp cận ngay lập tức”.
Ông nói: "Các quốc gia thành viên nên thành lập một ủy ban điều tra quốc tế để chính thức điều tra các cáo buộc về tội ác chống lại loài người ở Tân Cương, và đưa ra các khuyến nghị về các kênh truy tố những người phải chịu trách nhiệm".
43 quốc gia đã ký tuyên bố, bao gồm Albania, Úc, Áo, Bỉ, Bulgaria, Canada, Croatia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Eswatini, Phần Lan, Đức, Honduras, Iceland, Ireland, Ý, Nhật Bản, Latvia, Liberia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Quần đảo Marshall, Monaco, Montenegro, Nauru, Hà Lan, New Zealand, Bắc Macedonia, Na Uy, Palau, Ba Lan, Bồ Đào Nha, San Marino, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Pháp.
Theo AFP, năm nay tuyên bố này có thêm chữ ký của Thổ Nhĩ Kỳ, Eswatini, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, mặt khác, Haiti phải chịu áp lực từ Bắc Kinh vì có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nên đã rút khỏi tuyên bố này trong năm nay.
Một nhà ngoại giao nói với AFP rằng, Thụy Sĩ cũng đã từ bỏ việc ký tuyên bố vì gần đây nước này đã tổ chức một cuộc họp cấp cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và quyết định ưu tiên vai trò trung gian hòa giải giữa hai cường quốc này.
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung