duyanh
10-22-2021, 12:22 PM
Trưa 22/10: Động đất 3.7 tại Kon Tum; 2 trường tự thu tiền ‘vô tội vạ’
https://i-vnexpress.vnecdn.net/2021/05/21/186522401-787814031922301-4924-3771-3526-1621584472_m_460x0.png
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/10/trua-21-10-dong-dat-37-tai-kon-tum-2-truong-tu-thu-tien-vo-toi-va-<font size=4><span style=font-family: Times New Roman>700x366.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/10/trua-21-10-dong-dat-37-tai-kon-tum-2-truong-tu-thu-tien-vo-toi-va-<font size=4><span style=font-family: Times New Roman>700x366.jpg)
Động đất 3.7 tại Kon Tum
vtv – Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa cầu, vào hồi 20 giờ 21 phút 39 giây ngày 21/10, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, đã xảy ra một trận động đất có độ lớn 3.7 tại tọa độ 14.859 độ vĩ Bắc, 108.243 độ kinh Đông, có độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km. Trận động đất này không gây thiệt hại về người và tài sản. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đang tiếp tục theo dõi trận động đất.
Đây là trận động đất thứ 3 liên tiếp xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum từ ngày 17/10 đến nay.
Hai trường tư thu tiền ‘vô tội vạ’ khiến phụ huynh bức xúc
NLĐ – Hàng loạt phụ huynh Trường Tiểu học – THCS – THPT Trương Vĩnh Ký (quận 11, TP HCM) đã gửi đơn đến Báo Người Lao Động phản ánh về các khoản thu khiến họ bức xúc.
Trong đơn phản ánh, phụ huynh cho biết nhiều khoản thu của Trường không công khai, thiếu minh bạch. Chẳng hạn, tiền sách tiếng Anh cao hơn giá bìa, thu phí sinh hoạt học sinh (HS), tiền nước uống, thẻ đưa rước… dù HS không đến trường do đang trong thời gian học trực tuyến.
Theo phản ánh của nhiều phụ huynh khối lớp 2, ngay khi kết thúc năm học lớp 1, nhà trường đã họp phụ huynh để yêu cầu… đóng tiền cho năm lớp 2 và phải đóng trước ngày 31-5. Lý do nhà trường đưa ra là nếu đóng tiền trước thì HS mới được xếp lớp. Ngoài ra, nếu phụ huynh có nhu cầu cho con học hè, mua thêm đồng phục, ba-lô, giày… thì đăng ký để mua thêm. Theo các phụ huynh, tùy từng nhu cầu, số tiền mỗi người phải đóng là từ 7 triệu đến 10 triệu đồng.
Chị N.Đ., phụ huynh HS lớp 2A8, phản ánh trong các khoản thu, có những khoản rất bất hợp lý. Chẳng hạn, nhà trường thu phí sinh hoạt của HS là 1,1 triệu đồng, tiền nước uống 300.000 đồng, thẻ đưa rước 100.000 đồng (trong đó có 30.000 đồng tiền chụp hình) dù HS không đến trường và chỉ học trực tuyến… Ngoài ra, sách tiếng Anh nhà trường lại thu cao hơn giá bìa – 3 quyển sách của chương trình tiếng Anh nước ngoài, giá bìa là 264.000 đồng, trường thu 380.000 đồng; 2 quyển sách chương trình Việt Nam giá bìa 174.000 đồng, trường thu 200.000 đồng.
Trước đó, nhiều phụ huynh có con học ở Trường Phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) cũng bày tỏ bức xúc vì phải đóng nhiều khoản phí không hợp lý. Một người có con đang học lớp 4 cho hay danh mục các khoản thu mà trường phát cho phụ huynh có những khoản như: quản lý bán trú; học phẩm trang bị cho HS, chi phí bổ sung, sửa chữa nhạc cụ học tự chọn âm nhạc – nghệ thuật; chi phí trải nghiệm hằng tháng và tham quan dã ngoại mỗi học kỳ 1 lần; chi phí in ấn, photocopy tài liệu học tập phục vụ ôn thi, giấy thi và kiểm tra; tiền nước uống, vệ sinh, chi phí cho chương trình trải nghiệm gia đình dành cho 4 người… Học phí học online bằng 80% học phí học trực tiếp.
“Tôi thấy có nhiều khoản không hợp lý, như đồng phục bắt buộc phải mua 2 áo cộc tay, 2 chân váy, áo sơ-mi, quần dài, bộ thể dục, áo gió, áo ghi-lê phao. Tổng số tiền đồng phục là 2,5 triệu đồng/năm nhưng con tôi chỉ mặc đúng 2 cái áo cộc tay kẻ ngang từ lớp 1 tới giờ, vì cháu lớn chậm mà áo thì rộng. Những trang phục khác, năm nào tôi cũng phải gấp lại mang đi tặng. Đồng phục tại sao không cho đăng ký tự nguyện vì mỗi gia đình có nhu cầu khác nhau? Trong 9 mục thì 6 mục chúng tôi thấy còn nhiều băn khoăn” – phụ huynh này phản ánh.
Từ hôm nay 22/10, miền Trung mưa to, mưa dông, miền Bắc có nơi mưa đá
Tuoitre – Từ tối và đêm nay 22/10 đến ngày 25/10, ở khu vực từ Quảng Bình đến Bình Định xảy ra mưa to, có nơi mưa rất to.
Đêm qua và sáng sớm nay, ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to (lượng mưa tính từ 19h ngày 21/10 đến 3h ngày 22-10) như sau: Phìn Hồ (Lai Châu) 51,9mm; Mường Pồn (Điện Biên) 34,8; Phú Gia (Hà Tĩnh) 95,6mm; Hương Vĩnh (Hà Tĩnh) 75,2mm; Thanh Thủy (Nghệ An) 39,6mm; Hóa Thanh (Quảng Bình) 118,4mm; Cam Thành (Quảng Trị) 111mm…
Hiện nay, không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống phía Nam.
Dự báo: Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên trong ngày hôm nay 22-10, ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; ở khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Từ tối và đêm nay 22-10 đến ngày 25-10, ở khu vực từ Quảng Bình đến Bình Định xảy ra mưa to, có nơi mưa rất to:
– Quảng Trị đến Quảng Ngãi: 200-400mm/đợt, có nơi trên 450mm/đợt.
– Quảng Bình, Bình Định: 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Kè 26 tỷ đồng thiết kế chống bão cấp 10, nhưng chưa bão đã sập
Vietnamnet – Tuyến kè Nhật Lệ ở TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là công trình quan trọng được được xây dựng nhằm gia cố, bảo vệ tuyến đường du lịch ven biển Nhật Lệ. Công trình có chiều dài 860m, với tổng giá trị xây lắp là 26 tỷ đồng.
Chủ đầu tư và đơn vị thi công khẳng định làm đúng
Trong đợt mưa lũ vừa qua, 150m kè đã bị sóng đánh sập mặc dù công trình chưa bàn giao.
Trao đổi với báo VietNamNet, ông Nguyễn Văn Sỹ, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất TP Đồng Hới (chủ đầu tư dự án) thông tin, công trình này do Công ty Tư vấn Đầu tư xây dựng Hà Nội – Quảng Bình thiết kế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là đơn vị thẩm định, Công ty xây dựng và thương mại Hải Thành và Công ty xây dựng Tiến Thành thi công.
Ông Sỹ cho biết thêm: “Vừa rồi chúng tôi đã gọi các đơn vị liên quan đến họp và tìm cách khắc phục chứ biện pháp thi công thì đảm bảo đúng hồ sơ thiết kế. Còn việc thiết kế có vấn đề không thì phải kiểm tra lại chứ trong cuộc họp, đơn vị nào cũng bảo vệ phương án của mình.
Chúng tôi cũng đảm bảo 100% về việc sử dụng thép khi xây dựng, đồng thời đề nghị xem lại vị trí xung yếu của tuyến kè để có thiết kế khác với những đoạn còn lại. Chi phí cho việc này trước mắt nằm trong tổng kinh phí của công trình”.
Khi được hỏi về việc thiết kế kè chịu được bão cấp 9, 10 nhưng từ khi xây dựng đến nay chưa có cơn bão nào đổ bộ vào tỉnh Quảng Bình nhưng kè vẫn hư hỏng thì ông Sỹ thông tin, sẽ có đơn vị thiết kế và thẩm định trả lời, Ban chỉ làm thủ tục hồ sơ pháp lý.
Trong khi đó, ông Bùi Ngọc Đảm, Giám đốc công ty xây dựng Tiến Thành (đơn vị thi công đoạn kè bị sập) cũng khẳng định thi công hoàn toàn đúng như thiết kế.
“Việc hỏng kè là chuyện lớn, chúng tôi đã yêu cầu chủ đầu tư mời bảo hiểm và các đơn vị vào cuộc để tìm ra nguyên nhân.
Nếu họ khẳng định thiết kế đúng, chúng tôi chấp nhận bỏ tiền ra làm lại, nhưng làm lại như thế rồi cũng hỏng thôi. Còn việc nhiều chỗ không có thép thì cứ đưa bản vẽ ra đối chiếu là được. Riêng tôi khẳng định một que cũng không thiếu, mác bê tông cũng vậy”, ông Đảm nói.
Đơn vị thẩm định: Nhà thầu thi công sai thiết kế
Dù phía nhà thầu rất chắc chắn, khẳng định làm đúng nhưng đại diện Phòng quản lý xây dựng công trình, Sở NN&PTNT (đơn vị thẩm định) lại cho rằng nhà thầu làm sai thiết kế.
Vị này cho hay: “Vấn đề ở đây không phải là sắt và xi măng, đây là việc nhà thầu không xử lý nền đất cát phía dưới kè mà đã đổ bê tông lên, kè không có chân thì sập thôi.
Nhiều công trình làm cùng thời điểm, cùng thiết kế như kè Cảnh Dương giai đoạn 2, Quảng Phú, Nhân Trạch đấu vào kè cũ nhưng không bị hư hỏng. Thiết kế chịu được bão cấp 9, 10 mà cấp 7, 8 nó hỏng thì nói thiết kế, chứ đây chưa gió bão gì mà cũng hỏng thì thi công sai rồi, phải làm lại chứ khắc phục chỉ tốn chi phí”.
Khi được hỏi về việc có thiết kế lại như nhà thầu yêu cầu hay không thì ông này thông tin, phải có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng về nguyên nhân khiến kè bị sập mới tính đến các phương án.
Còn thông tin năm vào 2020 kè đã bị sập một lần là không chính xác, vì lúc đó mới chỉ làm đường công vụ và bị lún một số ống bi nên không ảnh hưởng gì.
Được biết, vì đang là mùa mưa nên chủ đầu tư và đơn vị thi công đã thống nhất dùng bao cát, rọ đá và vải địa kỹ thuật để chèn vào các điểm giáp ranh giữa đoạn lở và chưa lở, chống moi cát nhưng không ăn thua.
Hiện Công an Quảng Bình cũng đã tới kiểm tra sau khi báo chí phản ánh sự việc.
DKN
https://i-vnexpress.vnecdn.net/2021/05/21/186522401-787814031922301-4924-3771-3526-1621584472_m_460x0.png
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/10/trua-21-10-dong-dat-37-tai-kon-tum-2-truong-tu-thu-tien-vo-toi-va-<font size=4><span style=font-family: Times New Roman>700x366.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/10/trua-21-10-dong-dat-37-tai-kon-tum-2-truong-tu-thu-tien-vo-toi-va-<font size=4><span style=font-family: Times New Roman>700x366.jpg)
Động đất 3.7 tại Kon Tum
vtv – Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa cầu, vào hồi 20 giờ 21 phút 39 giây ngày 21/10, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, đã xảy ra một trận động đất có độ lớn 3.7 tại tọa độ 14.859 độ vĩ Bắc, 108.243 độ kinh Đông, có độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km. Trận động đất này không gây thiệt hại về người và tài sản. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đang tiếp tục theo dõi trận động đất.
Đây là trận động đất thứ 3 liên tiếp xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum từ ngày 17/10 đến nay.
Hai trường tư thu tiền ‘vô tội vạ’ khiến phụ huynh bức xúc
NLĐ – Hàng loạt phụ huynh Trường Tiểu học – THCS – THPT Trương Vĩnh Ký (quận 11, TP HCM) đã gửi đơn đến Báo Người Lao Động phản ánh về các khoản thu khiến họ bức xúc.
Trong đơn phản ánh, phụ huynh cho biết nhiều khoản thu của Trường không công khai, thiếu minh bạch. Chẳng hạn, tiền sách tiếng Anh cao hơn giá bìa, thu phí sinh hoạt học sinh (HS), tiền nước uống, thẻ đưa rước… dù HS không đến trường do đang trong thời gian học trực tuyến.
Theo phản ánh của nhiều phụ huynh khối lớp 2, ngay khi kết thúc năm học lớp 1, nhà trường đã họp phụ huynh để yêu cầu… đóng tiền cho năm lớp 2 và phải đóng trước ngày 31-5. Lý do nhà trường đưa ra là nếu đóng tiền trước thì HS mới được xếp lớp. Ngoài ra, nếu phụ huynh có nhu cầu cho con học hè, mua thêm đồng phục, ba-lô, giày… thì đăng ký để mua thêm. Theo các phụ huynh, tùy từng nhu cầu, số tiền mỗi người phải đóng là từ 7 triệu đến 10 triệu đồng.
Chị N.Đ., phụ huynh HS lớp 2A8, phản ánh trong các khoản thu, có những khoản rất bất hợp lý. Chẳng hạn, nhà trường thu phí sinh hoạt của HS là 1,1 triệu đồng, tiền nước uống 300.000 đồng, thẻ đưa rước 100.000 đồng (trong đó có 30.000 đồng tiền chụp hình) dù HS không đến trường và chỉ học trực tuyến… Ngoài ra, sách tiếng Anh nhà trường lại thu cao hơn giá bìa – 3 quyển sách của chương trình tiếng Anh nước ngoài, giá bìa là 264.000 đồng, trường thu 380.000 đồng; 2 quyển sách chương trình Việt Nam giá bìa 174.000 đồng, trường thu 200.000 đồng.
Trước đó, nhiều phụ huynh có con học ở Trường Phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) cũng bày tỏ bức xúc vì phải đóng nhiều khoản phí không hợp lý. Một người có con đang học lớp 4 cho hay danh mục các khoản thu mà trường phát cho phụ huynh có những khoản như: quản lý bán trú; học phẩm trang bị cho HS, chi phí bổ sung, sửa chữa nhạc cụ học tự chọn âm nhạc – nghệ thuật; chi phí trải nghiệm hằng tháng và tham quan dã ngoại mỗi học kỳ 1 lần; chi phí in ấn, photocopy tài liệu học tập phục vụ ôn thi, giấy thi và kiểm tra; tiền nước uống, vệ sinh, chi phí cho chương trình trải nghiệm gia đình dành cho 4 người… Học phí học online bằng 80% học phí học trực tiếp.
“Tôi thấy có nhiều khoản không hợp lý, như đồng phục bắt buộc phải mua 2 áo cộc tay, 2 chân váy, áo sơ-mi, quần dài, bộ thể dục, áo gió, áo ghi-lê phao. Tổng số tiền đồng phục là 2,5 triệu đồng/năm nhưng con tôi chỉ mặc đúng 2 cái áo cộc tay kẻ ngang từ lớp 1 tới giờ, vì cháu lớn chậm mà áo thì rộng. Những trang phục khác, năm nào tôi cũng phải gấp lại mang đi tặng. Đồng phục tại sao không cho đăng ký tự nguyện vì mỗi gia đình có nhu cầu khác nhau? Trong 9 mục thì 6 mục chúng tôi thấy còn nhiều băn khoăn” – phụ huynh này phản ánh.
Từ hôm nay 22/10, miền Trung mưa to, mưa dông, miền Bắc có nơi mưa đá
Tuoitre – Từ tối và đêm nay 22/10 đến ngày 25/10, ở khu vực từ Quảng Bình đến Bình Định xảy ra mưa to, có nơi mưa rất to.
Đêm qua và sáng sớm nay, ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to (lượng mưa tính từ 19h ngày 21/10 đến 3h ngày 22-10) như sau: Phìn Hồ (Lai Châu) 51,9mm; Mường Pồn (Điện Biên) 34,8; Phú Gia (Hà Tĩnh) 95,6mm; Hương Vĩnh (Hà Tĩnh) 75,2mm; Thanh Thủy (Nghệ An) 39,6mm; Hóa Thanh (Quảng Bình) 118,4mm; Cam Thành (Quảng Trị) 111mm…
Hiện nay, không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống phía Nam.
Dự báo: Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên trong ngày hôm nay 22-10, ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; ở khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Từ tối và đêm nay 22-10 đến ngày 25-10, ở khu vực từ Quảng Bình đến Bình Định xảy ra mưa to, có nơi mưa rất to:
– Quảng Trị đến Quảng Ngãi: 200-400mm/đợt, có nơi trên 450mm/đợt.
– Quảng Bình, Bình Định: 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Kè 26 tỷ đồng thiết kế chống bão cấp 10, nhưng chưa bão đã sập
Vietnamnet – Tuyến kè Nhật Lệ ở TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là công trình quan trọng được được xây dựng nhằm gia cố, bảo vệ tuyến đường du lịch ven biển Nhật Lệ. Công trình có chiều dài 860m, với tổng giá trị xây lắp là 26 tỷ đồng.
Chủ đầu tư và đơn vị thi công khẳng định làm đúng
Trong đợt mưa lũ vừa qua, 150m kè đã bị sóng đánh sập mặc dù công trình chưa bàn giao.
Trao đổi với báo VietNamNet, ông Nguyễn Văn Sỹ, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất TP Đồng Hới (chủ đầu tư dự án) thông tin, công trình này do Công ty Tư vấn Đầu tư xây dựng Hà Nội – Quảng Bình thiết kế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là đơn vị thẩm định, Công ty xây dựng và thương mại Hải Thành và Công ty xây dựng Tiến Thành thi công.
Ông Sỹ cho biết thêm: “Vừa rồi chúng tôi đã gọi các đơn vị liên quan đến họp và tìm cách khắc phục chứ biện pháp thi công thì đảm bảo đúng hồ sơ thiết kế. Còn việc thiết kế có vấn đề không thì phải kiểm tra lại chứ trong cuộc họp, đơn vị nào cũng bảo vệ phương án của mình.
Chúng tôi cũng đảm bảo 100% về việc sử dụng thép khi xây dựng, đồng thời đề nghị xem lại vị trí xung yếu của tuyến kè để có thiết kế khác với những đoạn còn lại. Chi phí cho việc này trước mắt nằm trong tổng kinh phí của công trình”.
Khi được hỏi về việc thiết kế kè chịu được bão cấp 9, 10 nhưng từ khi xây dựng đến nay chưa có cơn bão nào đổ bộ vào tỉnh Quảng Bình nhưng kè vẫn hư hỏng thì ông Sỹ thông tin, sẽ có đơn vị thiết kế và thẩm định trả lời, Ban chỉ làm thủ tục hồ sơ pháp lý.
Trong khi đó, ông Bùi Ngọc Đảm, Giám đốc công ty xây dựng Tiến Thành (đơn vị thi công đoạn kè bị sập) cũng khẳng định thi công hoàn toàn đúng như thiết kế.
“Việc hỏng kè là chuyện lớn, chúng tôi đã yêu cầu chủ đầu tư mời bảo hiểm và các đơn vị vào cuộc để tìm ra nguyên nhân.
Nếu họ khẳng định thiết kế đúng, chúng tôi chấp nhận bỏ tiền ra làm lại, nhưng làm lại như thế rồi cũng hỏng thôi. Còn việc nhiều chỗ không có thép thì cứ đưa bản vẽ ra đối chiếu là được. Riêng tôi khẳng định một que cũng không thiếu, mác bê tông cũng vậy”, ông Đảm nói.
Đơn vị thẩm định: Nhà thầu thi công sai thiết kế
Dù phía nhà thầu rất chắc chắn, khẳng định làm đúng nhưng đại diện Phòng quản lý xây dựng công trình, Sở NN&PTNT (đơn vị thẩm định) lại cho rằng nhà thầu làm sai thiết kế.
Vị này cho hay: “Vấn đề ở đây không phải là sắt và xi măng, đây là việc nhà thầu không xử lý nền đất cát phía dưới kè mà đã đổ bê tông lên, kè không có chân thì sập thôi.
Nhiều công trình làm cùng thời điểm, cùng thiết kế như kè Cảnh Dương giai đoạn 2, Quảng Phú, Nhân Trạch đấu vào kè cũ nhưng không bị hư hỏng. Thiết kế chịu được bão cấp 9, 10 mà cấp 7, 8 nó hỏng thì nói thiết kế, chứ đây chưa gió bão gì mà cũng hỏng thì thi công sai rồi, phải làm lại chứ khắc phục chỉ tốn chi phí”.
Khi được hỏi về việc có thiết kế lại như nhà thầu yêu cầu hay không thì ông này thông tin, phải có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng về nguyên nhân khiến kè bị sập mới tính đến các phương án.
Còn thông tin năm vào 2020 kè đã bị sập một lần là không chính xác, vì lúc đó mới chỉ làm đường công vụ và bị lún một số ống bi nên không ảnh hưởng gì.
Được biết, vì đang là mùa mưa nên chủ đầu tư và đơn vị thi công đã thống nhất dùng bao cát, rọ đá và vải địa kỹ thuật để chèn vào các điểm giáp ranh giữa đoạn lở và chưa lở, chống moi cát nhưng không ăn thua.
Hiện Công an Quảng Bình cũng đã tới kiểm tra sau khi báo chí phản ánh sự việc.
DKN