giahamdzui
10-14-2021, 10:13 PM
Căn cứ hải quân Ream: Mỹ tố Cam Bốt thiếu minh bạch về hoạt động của Bắc Kinh
https://s.rfi.fr/media/display/d274ef6a-1535-11ea-9f3d-005056bf7c53/w:1280/p:16x9/2019-07-26t063826z_597124212_rc16e4e63350_rtrmadp_3_china-cambodia_0.webp (https://s.rfi.fr/media/display/d274ef6a-1535-11ea-9f3d-005056bf7c53/w:1280/p:16x9/2019-07-26t063826z_597124212_rc16e4e63350_rtrmadp_3_china-cambodia_0.webp)
Ảnh minh họa : các tàu chở xăng dầu tại căn cứ hải quân Ream của Cam Bốt, gần Sihanoukville, ngày 26/07/2019. REUTERS / Samrang Pring
Hoa Kỳ hôm 13/10/2021 tố cáo Cam Bốt thiếu minh bạch về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại Ream, căn cứ hải quân lớn nhất của nước này, đồng thời thúc giục chính phủ Phnompenh thông báo cho dân chúng toàn bộ những can dự về quân sự của Bắc Kinh tại nơi đây.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) hôm qua công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy, trong tháng Tám và tháng Chín đã có ba tòa nhà mới được xây lên, và đang bắt đầu làm một con đường mới. Reuters dẫn lời phát ngôn viên đại sứ quán Hoa Kỳ Chad Roedemeier, nói rằng bất kỳ sự hiện diện quân sự nước ngoài nào tại căn cứ Ream đều vi phạm Hiến Pháp Cam Bốt, và gây phương hại cho an ninh khu vực.
Ông Roedemeier tuyên bố: « Chính quyền Cam Bốt không hoàn toàn minh bạch về ý đồ, bản chất và tầm mức của dự án này, hoặc về vai trò của quân đội Trung Quốc, gây lo ngại về mục đích sử dụng căn cứ hải quân. Người dân Cam Bốt có quyền được biết rõ hơn về dự án ở Ream, và có được tiếng nói về loại thỏa thuận quân sự can dự lâu dài vào đất nước của họ ».
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cam Bốt đã rạn nứt trong những năm gần đây, do Washington tố cáo đảng cầm quyền đàn áp đối lập, đồng thời bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Cách đây một năm, Cam Bốt thông báo san bằng một tòa nhà vốn là trung tâm chỉ huy chiến thuật hải quân do Mỹ tài trợ để mở rộng thêm, từ chối đề nghị của Mỹ nhằm tân tạo căn cứ Ream.
Cam Bốt nhiều lần bác bỏ thông tin về dự định để quân đội Trung Quốc đóng tại căn cứ này. Một quyết định như vậy sẽ rất quan trọng cho Trung Quốc, tại khu vực mà Hoa Kỳ đã duy trì sự hiện diện trong nhiều thập niên, thông qua các căn cứ quân sự hoặc tập trận chung với các nước như Philippines, Thái Lan. Phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt Phay Siphan nói rằng các công trình xây dựng của Trung Quốc tại Ream là một phần của viện trợ phát triển, và hải cảng sẽ mở rộng cho các nước một khi việc xây dựng hoàn tất.
-------------
Cam Bốt mở rộng căn cứ Ream cho Hải Quân Trung Quốc sử dụng?
https://s.rfi.fr/media/display/39c6854c-07b2-11eb-ae9c-005056bf87d6/w:1280/p:16x9/AP20280199944107.webp (https://s.rfi.fr/media/display/39c6854c-07b2-11eb-ae9c-005056bf87d6/w:1280/p:16x9/AP20280199944107.webp)
Ảnh tư liệu chụp ngày 26/07/2019: Chiến hạm Cam Bốt neo đậu tại Căn Cứ Hải Quân Ream, gần Sihanoukville, miền tây nam Cam Bốt. AP - Heng Sinith
Phải chăng nỗi lo ngại của Mỹ về khả năng Cam Bốt cho quân đội Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân Ream nhìn ra Vịnh Thái Lan đang biến thành hiện thực. Trước mắt chính quyền Phnom Penh tiếp tục phủ nhận việc sẽ cho Bắc Kinh dùng cơ sở đó, nhưng theo điều tra của tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review, thì Cam Bốt đang chuẩn bị mở rộng căn cứ Ream, đặc biệt với sự trợ lực của Trung Quốc.
Trong một bài viết ngày 03/10/2020, tạp chí Nhật Bản đã trích lời một sĩ quan hàng đầu của Hải Quân Cam Bốt hôm thứ Bảy 03/10 vừa qua xác nhận rằng chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ một dự án mở rộng cảng và phát triển một cơ sở sửa chữa tàu tại căn cứ Ream bên Vịnh Thái Lan.
Bắc Kinh sẽ xây dựng một cảng nước sâu tại căn cứ Ream
Theo phó đô đốc Vann Bunlieng, phó tư lệnh kiêm tổng tham mưu trưởng lực lượng Hải Quân Cam Bốt, trong dự án, có kế hoạch nạo vét để làm sâu thêm vùng biển xung quanh căn cứ, nơi hiện chỉ có thể tiếp nhận các loại tàu nhỏ. Bắc Kinh sẽ giúp Phnom Penh xây dựng một hải cảng và một cơ sở sửa chữa các loại tàu của Cam Bốt.
Đối với ông Bunlieng, các cơ sở mới sẽ giúp Cam Bốt tiết kiệm chi phí sửa chữa tàu nếu nước này mua được các loại tàu lớn hơn. Nhân vật này cho biết các cơ sở mới cũng có thể được sử dụng để phục vụ tàu tư nhân nhằm tạo ra doanh thu.
Tổng tham mưu trưởng Hải Quân Cam Bốt một lần nữa đã lên tiếng bác bỏ các thông tin báo chí theo đó căn cứ Hải Quân Ream sẽ được quân đội Trung Quốc sử dụng. Trước đó, cả thủ tướng Cam Bốt Hun Sen lẫn các quan chức Trung Quốc đã phủ nhận thông tin này.
Giấu đầu lòi đuôi
Theo Nikkei Asian Review, kế hoạch nâng cấp căn cứ Ream với sự giúp đỡ của Trung Quốc đã từng được Tập đoàn Luyện Kim Trung Quốc, một doanh nghiệp Nhà nước trụ sở ở Bắc Kinh, công bố trên trang web của họ.
Bản kế hoạch này sau đó đã bị gỡ xuống nhưng dựa theo phiên bản được lưu trữ trong bộ nhớ cache, tập đoàn này cho biết là vào tháng 6 năm 2016 họ đã ký một "thỏa thuận khung về hợp tác" với các cơ quan quốc phòng Cam Bốt cho một "Dự án mở rộng cảng."
Đi sâu vào chi tiết, dự án mở rộng "căn cứ quân sự hải quân" này bao gồm việc bổ sung một ụ tàu khô 5.000 tấn và đường trượt cơ khí bên hông 1.500 tấn, cùng với việc xây dựng một cầu tàu, một xưởng sửa chữa và bồi đắp thêm 7,4 ha đất.
Tình trạng hiện thời của thỏa thuận này chưa được biết, và phó đô đốc Bunlieng đã từ chối cho biết công ty nào có liên quan đến dự án mà chuyển câu hỏi lên bộ Quốc Phòng. Cả bộ trưởng Quốc Phòng Tea Banh và phát ngôn viên của bộ này trước mắt chưa thấy trả lời.
Đuổi Mỹ để đón Trung Quốc?
Tin tức về việc Trung Quốc đứng ra “giúp đỡ” Cam Bốt mở rộng căn cứ Hải Quân Ream xuất hiện đúng vào lúc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington công bố một số ảnh vệ tinh mới cho thấy một tòa nhà trong căn cứ Ream do Mỹ tài trợ để xây dựng cho Hải Quân Cam Bốt đã bị phá hủy vào tháng 9.
Trong bài phân tích kèm theo các bức ảnh công bố hôm 02/10, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc CSIS ghi nhận: “Tòa nhà là một trong số các cơ sở do Hoa Kỳ tài trợ nằm bên trong căn cứ được cho là sẽ bị dời đi nơi khác sau khi Cam Bốt ký một thỏa thuận bí mật với Bắc Kinh để cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ Ream. Việc phá hủy tòa nhà gần đây dường như xác nhận rằng các thay đổi đang được tiến hành tại căn cứ hải quân và một lần nữa làm dấy lên trở lại thông tin được đồn đại về quyền tiếp cận dành cho Trung Quốc”.
AMTI đã nhắc lại thông tin do nhật báo Mỹ The Wall Street Journal tiết lộ vào tháng 7 năm 2019 theo đó Cam Bốt đã ký với Trung Quốc một thỏa thuận bí mật cho phép Trung Quốc sử dụng Ream để đổi lại việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới tại căn cứ này. Bài báo trích dẫn các quan chức Mỹ xin giấu tên đã được đọc bản thảo đầu tiên của thỏa thuận cho phép Trung Quốc đưa quân đội, vũ khí và tàu vào căn cứ này trong vòng 30 năm, sau đó sẽ tự động triển hạn thêm, mỗi lần 10 năm.
Theo WSJ, thái độ nghi ngờ của Washington về ý đồ của Phnom Penh càng tăng cao sau khi Cam Bốt từ chối tài trợ của Hoa Kỳ để sửa chữa các cơ sở do Mỹ xây dựng tại Ream, đáp ứng yêu cầu của Cam Bốt.
Theo CSIS, tòa nhà bị phá hủy nguyên là Tổng Hành Dinh Chiến Thuật của Ủy Ban An Ninh Hàng Hải Quốc Gia Cam Bốt, vốn đã được dời hoàn toàn ra khỏi căn cứ, đến một nơi cách Ream khoảng 20km về phía bắc. Còn một cơ sở khác cũng do Mỹ tài trợ ở gần đó vẫn còn nguyên vì là nơi chứa các tàu tuần tra nhỏ mà Mỹ tặng cho Hải Quân Cam Bốt.
Tập đoàn Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt tham gia dự án Ream
Trong bài phân tích, AMTI cũng ghi nhận là nhiều khu đất rộng lớn xung quanh căn cứ đã được các công ty Trung Quốc thuê, trên danh nghĩa để làm các khu nghỉ dưỡng.
Đáng chú ý là Tập Đoàn Phát Triển khu Canopy Sands ở Vịnh Ream chỉ cách căn cứ hải quân khoảng 5 km về phía bắc. Ảnh vệ tinh cho thấy là tập đoàn đã bắt đầu công việc nạo vét và cải tạo đất trong khu vực kể từ tháng Hai vừa qua, và đến nay đã cải tạo được khoảng 100 mẫu.
Theo Nikkei Asian Review, công việc cải tạo đất của dự án tại Vịnh Ream do China Harbour, một công ty con của Tập Đoàn Xây Dựng Truyền Thông Trung Quốc CCCC, mới đây đã bị Mỹ trừng phạt vì đã tham gia việc bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Chính quyền Cam Bốt tiếp tục phủ nhận việc cho Trung Quốc sử dụng căn cứ Ream. Trả lời hãng tin Pháp AFP ngày 04/10/5020, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt Tea Banh cho rằng việc Trung Quốc tài trợ cho dự án mở rộng căn cứ hải quân của Cam Bốt không có nghĩa là Bắc Kinh có quyền tiếp cận căn cứ một cách rộng rãi hơn.
Cam Bốt tiếp tay cho Trung Quốc để bao vây Việt Nam ?
Giới phân tích vẫn hoài nghi về các lời phủ nhận này. Trong một tin nhắn Twitter ngày 04/10, chuyên gia Singapore Collin Koh cho rằng quy mô hạn chế của Hải Quân Cam Bốt hiện nay đâu có cần đến những công trình đồ sộ như ụ tàu khô 5000 tấn trong kế hoạch ban đầu vào năm 2016 ? Còn trong một bài viết ngày 05/10, báo mạng Hồng Kông Asia Times nói thẳng “Cam Bốt mở đường cho sự hiện diện của Hải Quân Trung Quốc” tại nước này.
Chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 17/09 đã nhận định : “Việc cho Trung Quốc quyền tiếp cận căn cứ trên bờ biển phía nam Cam Bốt sẽ kéo theo một thay đổi cơ bản về mặt địa chính trị”. Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc bao vây – trên bộ ở phía bắc và trên biển ở phía đông – sẽ thấy sườn phía nam của mình bị đe dọa.
Ngoài ra, căn cứ hải quân ở Cam Bốt bên bờ Vịnh Thái Lan cũng sẽ cho phép tàu Trung Quốc tiếp cận dễ dàng hơn các đảo đá đang tranh chấp với các láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/d274ef6a-1535-11ea-9f3d-005056bf7c53/w:1280/p:16x9/2019-07-26t063826z_597124212_rc16e4e63350_rtrmadp_3_china-cambodia_0.webp (https://s.rfi.fr/media/display/d274ef6a-1535-11ea-9f3d-005056bf7c53/w:1280/p:16x9/2019-07-26t063826z_597124212_rc16e4e63350_rtrmadp_3_china-cambodia_0.webp)
Ảnh minh họa : các tàu chở xăng dầu tại căn cứ hải quân Ream của Cam Bốt, gần Sihanoukville, ngày 26/07/2019. REUTERS / Samrang Pring
Hoa Kỳ hôm 13/10/2021 tố cáo Cam Bốt thiếu minh bạch về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại Ream, căn cứ hải quân lớn nhất của nước này, đồng thời thúc giục chính phủ Phnompenh thông báo cho dân chúng toàn bộ những can dự về quân sự của Bắc Kinh tại nơi đây.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) hôm qua công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy, trong tháng Tám và tháng Chín đã có ba tòa nhà mới được xây lên, và đang bắt đầu làm một con đường mới. Reuters dẫn lời phát ngôn viên đại sứ quán Hoa Kỳ Chad Roedemeier, nói rằng bất kỳ sự hiện diện quân sự nước ngoài nào tại căn cứ Ream đều vi phạm Hiến Pháp Cam Bốt, và gây phương hại cho an ninh khu vực.
Ông Roedemeier tuyên bố: « Chính quyền Cam Bốt không hoàn toàn minh bạch về ý đồ, bản chất và tầm mức của dự án này, hoặc về vai trò của quân đội Trung Quốc, gây lo ngại về mục đích sử dụng căn cứ hải quân. Người dân Cam Bốt có quyền được biết rõ hơn về dự án ở Ream, và có được tiếng nói về loại thỏa thuận quân sự can dự lâu dài vào đất nước của họ ».
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cam Bốt đã rạn nứt trong những năm gần đây, do Washington tố cáo đảng cầm quyền đàn áp đối lập, đồng thời bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Cách đây một năm, Cam Bốt thông báo san bằng một tòa nhà vốn là trung tâm chỉ huy chiến thuật hải quân do Mỹ tài trợ để mở rộng thêm, từ chối đề nghị của Mỹ nhằm tân tạo căn cứ Ream.
Cam Bốt nhiều lần bác bỏ thông tin về dự định để quân đội Trung Quốc đóng tại căn cứ này. Một quyết định như vậy sẽ rất quan trọng cho Trung Quốc, tại khu vực mà Hoa Kỳ đã duy trì sự hiện diện trong nhiều thập niên, thông qua các căn cứ quân sự hoặc tập trận chung với các nước như Philippines, Thái Lan. Phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt Phay Siphan nói rằng các công trình xây dựng của Trung Quốc tại Ream là một phần của viện trợ phát triển, và hải cảng sẽ mở rộng cho các nước một khi việc xây dựng hoàn tất.
-------------
Cam Bốt mở rộng căn cứ Ream cho Hải Quân Trung Quốc sử dụng?
https://s.rfi.fr/media/display/39c6854c-07b2-11eb-ae9c-005056bf87d6/w:1280/p:16x9/AP20280199944107.webp (https://s.rfi.fr/media/display/39c6854c-07b2-11eb-ae9c-005056bf87d6/w:1280/p:16x9/AP20280199944107.webp)
Ảnh tư liệu chụp ngày 26/07/2019: Chiến hạm Cam Bốt neo đậu tại Căn Cứ Hải Quân Ream, gần Sihanoukville, miền tây nam Cam Bốt. AP - Heng Sinith
Phải chăng nỗi lo ngại của Mỹ về khả năng Cam Bốt cho quân đội Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân Ream nhìn ra Vịnh Thái Lan đang biến thành hiện thực. Trước mắt chính quyền Phnom Penh tiếp tục phủ nhận việc sẽ cho Bắc Kinh dùng cơ sở đó, nhưng theo điều tra của tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review, thì Cam Bốt đang chuẩn bị mở rộng căn cứ Ream, đặc biệt với sự trợ lực của Trung Quốc.
Trong một bài viết ngày 03/10/2020, tạp chí Nhật Bản đã trích lời một sĩ quan hàng đầu của Hải Quân Cam Bốt hôm thứ Bảy 03/10 vừa qua xác nhận rằng chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ một dự án mở rộng cảng và phát triển một cơ sở sửa chữa tàu tại căn cứ Ream bên Vịnh Thái Lan.
Bắc Kinh sẽ xây dựng một cảng nước sâu tại căn cứ Ream
Theo phó đô đốc Vann Bunlieng, phó tư lệnh kiêm tổng tham mưu trưởng lực lượng Hải Quân Cam Bốt, trong dự án, có kế hoạch nạo vét để làm sâu thêm vùng biển xung quanh căn cứ, nơi hiện chỉ có thể tiếp nhận các loại tàu nhỏ. Bắc Kinh sẽ giúp Phnom Penh xây dựng một hải cảng và một cơ sở sửa chữa các loại tàu của Cam Bốt.
Đối với ông Bunlieng, các cơ sở mới sẽ giúp Cam Bốt tiết kiệm chi phí sửa chữa tàu nếu nước này mua được các loại tàu lớn hơn. Nhân vật này cho biết các cơ sở mới cũng có thể được sử dụng để phục vụ tàu tư nhân nhằm tạo ra doanh thu.
Tổng tham mưu trưởng Hải Quân Cam Bốt một lần nữa đã lên tiếng bác bỏ các thông tin báo chí theo đó căn cứ Hải Quân Ream sẽ được quân đội Trung Quốc sử dụng. Trước đó, cả thủ tướng Cam Bốt Hun Sen lẫn các quan chức Trung Quốc đã phủ nhận thông tin này.
Giấu đầu lòi đuôi
Theo Nikkei Asian Review, kế hoạch nâng cấp căn cứ Ream với sự giúp đỡ của Trung Quốc đã từng được Tập đoàn Luyện Kim Trung Quốc, một doanh nghiệp Nhà nước trụ sở ở Bắc Kinh, công bố trên trang web của họ.
Bản kế hoạch này sau đó đã bị gỡ xuống nhưng dựa theo phiên bản được lưu trữ trong bộ nhớ cache, tập đoàn này cho biết là vào tháng 6 năm 2016 họ đã ký một "thỏa thuận khung về hợp tác" với các cơ quan quốc phòng Cam Bốt cho một "Dự án mở rộng cảng."
Đi sâu vào chi tiết, dự án mở rộng "căn cứ quân sự hải quân" này bao gồm việc bổ sung một ụ tàu khô 5.000 tấn và đường trượt cơ khí bên hông 1.500 tấn, cùng với việc xây dựng một cầu tàu, một xưởng sửa chữa và bồi đắp thêm 7,4 ha đất.
Tình trạng hiện thời của thỏa thuận này chưa được biết, và phó đô đốc Bunlieng đã từ chối cho biết công ty nào có liên quan đến dự án mà chuyển câu hỏi lên bộ Quốc Phòng. Cả bộ trưởng Quốc Phòng Tea Banh và phát ngôn viên của bộ này trước mắt chưa thấy trả lời.
Đuổi Mỹ để đón Trung Quốc?
Tin tức về việc Trung Quốc đứng ra “giúp đỡ” Cam Bốt mở rộng căn cứ Hải Quân Ream xuất hiện đúng vào lúc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington công bố một số ảnh vệ tinh mới cho thấy một tòa nhà trong căn cứ Ream do Mỹ tài trợ để xây dựng cho Hải Quân Cam Bốt đã bị phá hủy vào tháng 9.
Trong bài phân tích kèm theo các bức ảnh công bố hôm 02/10, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc CSIS ghi nhận: “Tòa nhà là một trong số các cơ sở do Hoa Kỳ tài trợ nằm bên trong căn cứ được cho là sẽ bị dời đi nơi khác sau khi Cam Bốt ký một thỏa thuận bí mật với Bắc Kinh để cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ Ream. Việc phá hủy tòa nhà gần đây dường như xác nhận rằng các thay đổi đang được tiến hành tại căn cứ hải quân và một lần nữa làm dấy lên trở lại thông tin được đồn đại về quyền tiếp cận dành cho Trung Quốc”.
AMTI đã nhắc lại thông tin do nhật báo Mỹ The Wall Street Journal tiết lộ vào tháng 7 năm 2019 theo đó Cam Bốt đã ký với Trung Quốc một thỏa thuận bí mật cho phép Trung Quốc sử dụng Ream để đổi lại việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới tại căn cứ này. Bài báo trích dẫn các quan chức Mỹ xin giấu tên đã được đọc bản thảo đầu tiên của thỏa thuận cho phép Trung Quốc đưa quân đội, vũ khí và tàu vào căn cứ này trong vòng 30 năm, sau đó sẽ tự động triển hạn thêm, mỗi lần 10 năm.
Theo WSJ, thái độ nghi ngờ của Washington về ý đồ của Phnom Penh càng tăng cao sau khi Cam Bốt từ chối tài trợ của Hoa Kỳ để sửa chữa các cơ sở do Mỹ xây dựng tại Ream, đáp ứng yêu cầu của Cam Bốt.
Theo CSIS, tòa nhà bị phá hủy nguyên là Tổng Hành Dinh Chiến Thuật của Ủy Ban An Ninh Hàng Hải Quốc Gia Cam Bốt, vốn đã được dời hoàn toàn ra khỏi căn cứ, đến một nơi cách Ream khoảng 20km về phía bắc. Còn một cơ sở khác cũng do Mỹ tài trợ ở gần đó vẫn còn nguyên vì là nơi chứa các tàu tuần tra nhỏ mà Mỹ tặng cho Hải Quân Cam Bốt.
Tập đoàn Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt tham gia dự án Ream
Trong bài phân tích, AMTI cũng ghi nhận là nhiều khu đất rộng lớn xung quanh căn cứ đã được các công ty Trung Quốc thuê, trên danh nghĩa để làm các khu nghỉ dưỡng.
Đáng chú ý là Tập Đoàn Phát Triển khu Canopy Sands ở Vịnh Ream chỉ cách căn cứ hải quân khoảng 5 km về phía bắc. Ảnh vệ tinh cho thấy là tập đoàn đã bắt đầu công việc nạo vét và cải tạo đất trong khu vực kể từ tháng Hai vừa qua, và đến nay đã cải tạo được khoảng 100 mẫu.
Theo Nikkei Asian Review, công việc cải tạo đất của dự án tại Vịnh Ream do China Harbour, một công ty con của Tập Đoàn Xây Dựng Truyền Thông Trung Quốc CCCC, mới đây đã bị Mỹ trừng phạt vì đã tham gia việc bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Chính quyền Cam Bốt tiếp tục phủ nhận việc cho Trung Quốc sử dụng căn cứ Ream. Trả lời hãng tin Pháp AFP ngày 04/10/5020, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt Tea Banh cho rằng việc Trung Quốc tài trợ cho dự án mở rộng căn cứ hải quân của Cam Bốt không có nghĩa là Bắc Kinh có quyền tiếp cận căn cứ một cách rộng rãi hơn.
Cam Bốt tiếp tay cho Trung Quốc để bao vây Việt Nam ?
Giới phân tích vẫn hoài nghi về các lời phủ nhận này. Trong một tin nhắn Twitter ngày 04/10, chuyên gia Singapore Collin Koh cho rằng quy mô hạn chế của Hải Quân Cam Bốt hiện nay đâu có cần đến những công trình đồ sộ như ụ tàu khô 5000 tấn trong kế hoạch ban đầu vào năm 2016 ? Còn trong một bài viết ngày 05/10, báo mạng Hồng Kông Asia Times nói thẳng “Cam Bốt mở đường cho sự hiện diện của Hải Quân Trung Quốc” tại nước này.
Chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 17/09 đã nhận định : “Việc cho Trung Quốc quyền tiếp cận căn cứ trên bờ biển phía nam Cam Bốt sẽ kéo theo một thay đổi cơ bản về mặt địa chính trị”. Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc bao vây – trên bộ ở phía bắc và trên biển ở phía đông – sẽ thấy sườn phía nam của mình bị đe dọa.
Ngoài ra, căn cứ hải quân ở Cam Bốt bên bờ Vịnh Thái Lan cũng sẽ cho phép tàu Trung Quốc tiếp cận dễ dàng hơn các đảo đá đang tranh chấp với các láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông.
RFI