duyanh
10-05-2021, 11:58 AM
Sách nhiễu Đài Loan, Trung Quốc muốn đi đến chiến tranh ?
https://s.rfi.fr/media/display/40ade31e-5fd7-11eb-96f2-005056a98db9/w:1280/p:16x9/000_14S25N.webp
Ảnh minh họa : Một chiến đấu cơ F-CK-1 của Đài Loan áp sát chiến đấu cơ quân đội Trung Quốc Tu-154M. Ảnh do bộ Quốc Phòng Đài Loan cung cấp ngày 11/05/2018. AFP - HANDOUT
Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định đưa Đài Loan trở về với « đất mẹ » bằng mọi giá, kể cả bằng giải pháp quân sự. Các hoạt động quân sự của Trung Quốc càng lúc càng dồn dập tại eo biển Đài Loan khiến một số chuyên gia cho rằng « xung đột vũ trang là điều khó tránh khỏi » và « chiến tranh có thể nổ ra sớm hơn dự kiến ». Có thực là Bắc Kinh đang khơi mào chiến tranh ?
Trong cả năm 2020 chiến đấu cơ Trung Quốc thâm nhập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của Đài Loan tổng cộng 380 lần. Mới chỉ trong 9 tháng đầu năm nay, Đài Loan đã ghi nhận 500 vụ và gần 100 trong số đó được thực hiện nội trong ba ngày vừa qua, vào lúc Bắc Kinh mừng lễ Quốc Khánh và một chục ngày trước Quốc Khánh Đài Loan.
Đài Bắc mạnh mẽ tố cáo Bắc Kinh có thái độ hung hăng, hiếu chiến « đe dọa hòa bình khu vực ». Cộng đồng quốc càng lúc càng lo ngại trước những động thái với những hậu quả khó lường của Trung Quốc. Chuyên gia về Đông Bắc Á Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS của Pháp, Antoine Bondaz giải thích Trung Quốc theo đuổi nhiều mục tiêu cùng một lúc đó là « thách thức khả năng phòng thủ của Đài Loan, làm nản lòng công luận xứ này » vốn muốn độc lập với Hoa Lục, nhưng quan trọng hơn nữa là Bắc Kinh muốn « dọ xét phản ứng của cộng đồng quốc tế, tạo nên không khí bất ổn về mặt chiến lược. Điều gì sẽ xảy ra nếu như chiến đấu cơ Trung Quốc thâm nhập không phận Đài Loan ? ».
Trên mặt trận truyền thông, báo chí Bắc Kinh không ngần ngại sử dụng những từ ngữ đằng đằng sát khí, báo trước kịch bản chiếm đóng Đài Loan bằng sức mạnh quân sự. Trong một bài xã luận từ năm 2020, Global Times từng phân tích, những chiến dịch dồn dập của Không Quân Trung Quốc « không chỉ là những lời cảnh báo mà còn là một cuộc tập dợt để kiểm soát Đài Loan ». Giới quan sát cũng ghi nhận rằng, kể từ giữa thập niên 1990, tình hình tại eo biển Đài Loan chưa bao giờ căng thẳng như hiện nay.
Tháng 3/2021 đô đốc John Aquilino, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương cảnh báo kịch bản Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan « gần hơn rất nhiều » so với dự báo.
Điều tra của Học Viện Quân Sự Pháp IRSEM vừa được công bố hôm đầu tháng cũng cho rằng « nguy cơ nổ ra chiến tranh tại eo biển Đài Loan ngày càng lớn ». Việc liên tục điều chiến đấu cơ đến địa điểm được cho là « nơi nguy hiểm nhất thế giới » này cho thấy rõ ý đồ của Bắc Kinh : một là nhắc nhở công luận Đài Loan về một mối « đe dọa thường trực và thậm chí là kịch bản không thể tránh khỏi » và mục tiêu thứ nhì là nhằm « tạo những điều kiện để có thể dẫn tới một sự cố » và đấy sẽ là cái cớ để Trung Quốc thực hiện kế hoạch thôn tính Đài Loan, « mảnh ghép cuối cùng còn thiếu trong giấc mộng Trung Hoa ».
Nhà Trung Quốc học Jean- Pierre Cabestan, tác giả cuốn Trung Quốc ngày mai : chiến tranh hay hòa bình, NXB Gallimard, nhìn nhận « Những tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông, quyết tâm của ông Tập Cận Bình thống nhất Đài Loan là những thùng thuốc súng có thể nổ bất cứ khi nào (…) và càng lúc càng có nhiều tiếng nói cho rằng Trung Quốc sẽ giành lấy phần thắng trong một cuộc đối đầu quân sự tại eo biển Đài Loan ».
Câu hỏi còn lại là những đòn hù dọa và sách nhiễu chính quyền Đài Bắc của nữ tổng thống Thái Anh Văn liên tiếp trong thời gian gần đây là những dấu hiệu Bắc Kinh chuẩn bị ra tay hay chế độ Tập Cận Bình muốn thị uy với cộng đồng quốc tế ?
Chuyên gia Cabestan tin rằng, « kịch bản chiến tranh chưa thể xảy ra nay mai ». Trả lời tuần báo L’Express hôm 02/10/2021 ông giải thích : « Ít có khả năng, Trung Quốc khơi mào một cuộc chiến », bởi « một thế cân bằng về lực lượng đang được hình thành với vai trò ngày càng lớn của Nhật Bản trong khu vực » và yếu tố « hạt nhân » trong trường hợp Mỹ - Trung đọ sức về quân sự.
Một câu hỏi khác cũng có thể được nêu lên : phải chăng Trung Quốc bắt cộng đồng quốc tế và nhất là công luận trong nước tập trung vào điểm nóng là eo biển Đài Loan để quên đi hàng loạt những khó khăn nội bộ từ nguy cơ tập đoàn bất động sản lớn thứ nhì toàn quốc vỡ nợ đến những chỉ số kinh tế cho thấy tăng trưởng đang chựng lại ?
Trong mọi trường hợp, những tính toán đó cũng bao hàm một mối nguy hiểm. Cho đến nay, Đài Loan vẫn bình tĩnh phản ứng chừng mực, nhưng liệu rằng sự kiên nhẫn đó của Đài Bắc kéo dài được bao lâu ?
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/40ade31e-5fd7-11eb-96f2-005056a98db9/w:1280/p:16x9/000_14S25N.webp
Ảnh minh họa : Một chiến đấu cơ F-CK-1 của Đài Loan áp sát chiến đấu cơ quân đội Trung Quốc Tu-154M. Ảnh do bộ Quốc Phòng Đài Loan cung cấp ngày 11/05/2018. AFP - HANDOUT
Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định đưa Đài Loan trở về với « đất mẹ » bằng mọi giá, kể cả bằng giải pháp quân sự. Các hoạt động quân sự của Trung Quốc càng lúc càng dồn dập tại eo biển Đài Loan khiến một số chuyên gia cho rằng « xung đột vũ trang là điều khó tránh khỏi » và « chiến tranh có thể nổ ra sớm hơn dự kiến ». Có thực là Bắc Kinh đang khơi mào chiến tranh ?
Trong cả năm 2020 chiến đấu cơ Trung Quốc thâm nhập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của Đài Loan tổng cộng 380 lần. Mới chỉ trong 9 tháng đầu năm nay, Đài Loan đã ghi nhận 500 vụ và gần 100 trong số đó được thực hiện nội trong ba ngày vừa qua, vào lúc Bắc Kinh mừng lễ Quốc Khánh và một chục ngày trước Quốc Khánh Đài Loan.
Đài Bắc mạnh mẽ tố cáo Bắc Kinh có thái độ hung hăng, hiếu chiến « đe dọa hòa bình khu vực ». Cộng đồng quốc càng lúc càng lo ngại trước những động thái với những hậu quả khó lường của Trung Quốc. Chuyên gia về Đông Bắc Á Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS của Pháp, Antoine Bondaz giải thích Trung Quốc theo đuổi nhiều mục tiêu cùng một lúc đó là « thách thức khả năng phòng thủ của Đài Loan, làm nản lòng công luận xứ này » vốn muốn độc lập với Hoa Lục, nhưng quan trọng hơn nữa là Bắc Kinh muốn « dọ xét phản ứng của cộng đồng quốc tế, tạo nên không khí bất ổn về mặt chiến lược. Điều gì sẽ xảy ra nếu như chiến đấu cơ Trung Quốc thâm nhập không phận Đài Loan ? ».
Trên mặt trận truyền thông, báo chí Bắc Kinh không ngần ngại sử dụng những từ ngữ đằng đằng sát khí, báo trước kịch bản chiếm đóng Đài Loan bằng sức mạnh quân sự. Trong một bài xã luận từ năm 2020, Global Times từng phân tích, những chiến dịch dồn dập của Không Quân Trung Quốc « không chỉ là những lời cảnh báo mà còn là một cuộc tập dợt để kiểm soát Đài Loan ». Giới quan sát cũng ghi nhận rằng, kể từ giữa thập niên 1990, tình hình tại eo biển Đài Loan chưa bao giờ căng thẳng như hiện nay.
Tháng 3/2021 đô đốc John Aquilino, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương cảnh báo kịch bản Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan « gần hơn rất nhiều » so với dự báo.
Điều tra của Học Viện Quân Sự Pháp IRSEM vừa được công bố hôm đầu tháng cũng cho rằng « nguy cơ nổ ra chiến tranh tại eo biển Đài Loan ngày càng lớn ». Việc liên tục điều chiến đấu cơ đến địa điểm được cho là « nơi nguy hiểm nhất thế giới » này cho thấy rõ ý đồ của Bắc Kinh : một là nhắc nhở công luận Đài Loan về một mối « đe dọa thường trực và thậm chí là kịch bản không thể tránh khỏi » và mục tiêu thứ nhì là nhằm « tạo những điều kiện để có thể dẫn tới một sự cố » và đấy sẽ là cái cớ để Trung Quốc thực hiện kế hoạch thôn tính Đài Loan, « mảnh ghép cuối cùng còn thiếu trong giấc mộng Trung Hoa ».
Nhà Trung Quốc học Jean- Pierre Cabestan, tác giả cuốn Trung Quốc ngày mai : chiến tranh hay hòa bình, NXB Gallimard, nhìn nhận « Những tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông, quyết tâm của ông Tập Cận Bình thống nhất Đài Loan là những thùng thuốc súng có thể nổ bất cứ khi nào (…) và càng lúc càng có nhiều tiếng nói cho rằng Trung Quốc sẽ giành lấy phần thắng trong một cuộc đối đầu quân sự tại eo biển Đài Loan ».
Câu hỏi còn lại là những đòn hù dọa và sách nhiễu chính quyền Đài Bắc của nữ tổng thống Thái Anh Văn liên tiếp trong thời gian gần đây là những dấu hiệu Bắc Kinh chuẩn bị ra tay hay chế độ Tập Cận Bình muốn thị uy với cộng đồng quốc tế ?
Chuyên gia Cabestan tin rằng, « kịch bản chiến tranh chưa thể xảy ra nay mai ». Trả lời tuần báo L’Express hôm 02/10/2021 ông giải thích : « Ít có khả năng, Trung Quốc khơi mào một cuộc chiến », bởi « một thế cân bằng về lực lượng đang được hình thành với vai trò ngày càng lớn của Nhật Bản trong khu vực » và yếu tố « hạt nhân » trong trường hợp Mỹ - Trung đọ sức về quân sự.
Một câu hỏi khác cũng có thể được nêu lên : phải chăng Trung Quốc bắt cộng đồng quốc tế và nhất là công luận trong nước tập trung vào điểm nóng là eo biển Đài Loan để quên đi hàng loạt những khó khăn nội bộ từ nguy cơ tập đoàn bất động sản lớn thứ nhì toàn quốc vỡ nợ đến những chỉ số kinh tế cho thấy tăng trưởng đang chựng lại ?
Trong mọi trường hợp, những tính toán đó cũng bao hàm một mối nguy hiểm. Cho đến nay, Đài Loan vẫn bình tĩnh phản ứng chừng mực, nhưng liệu rằng sự kiên nhẫn đó của Đài Bắc kéo dài được bao lâu ?
RFI